Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không còn sợ “con ma rừng” nữa

Thứ tư, 12:16 28/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Gần bốn mươi năm trôi qua, giờ mỗi khi kể về cuộc chạy trốn “con ma rừng” của người Giẻ Triêng từ đỉnh Ping Ôi sang đỉnh Đắk Xuyên, Trưởng thôn A Phương bảo rằng, đó là những kỉ niệm buồn...

 

“Con ma rừng” không còn là nỗi ám ảnh của người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên nữa. Ảnh: P.B
“Con ma rừng” không còn là nỗi ám ảnh của người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên nữa. Ảnh: P.B

 

Ốm đau là đổ lỗi cho…“ma rừng”

Tuy người Giẻ Triêng ở xã Đắk Môn hiện nay vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, nhưng hủ tục khiến họ sợ nhất là “con ma rừng” thì bây giờ không còn nữa. Bà Y Zét, ở thôn Măng Lon (xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) - một trong những nạn nhân của “con ma rừng” tâm sự rằng, khi mới đến tuổi trưởng thành, bà đã được bố mẹ căn dặn không được “mang cái bầu” khi chưa cưới. “Mà nếu có cưới về thì cũng không được sinh con trước một mùa trăng tròn. Nếu chưa đủ một năm mà sinh con thì đó là con của “ma rừng”, phải mang vào cúng cho “ma rừng” để dân làng được bình yên”, bà Y Zét kể lại.

Ngồi cạnh bà Y Zét là người con trai A Hưng. A Hưng năm nay đã 33 tuổi và là một trong những thanh niên “tiến bộ” của làng Măng Lon khi đã tốt nghiệp đại học. Hưng nói: “Câu chuyện “con ma rừng” của ông bà, tổ tiên mình, mình đều được nghe kể lại. Những điều đó cũng do lòng tin vào thần thánh và nỗi lo sợ của dân làng, được truyền từ người này, sang người khác. Nói về “con ma rừng”, mình được biết, ngày xưa, ông bà mình khi bị ốm yếu, bệnh tật đều thuê thầy cúng về đuổi “con ma rừng” ra khỏi nhà. Bất kể chuyện gì trong nhà, từ người đến động vật, khi bị ốm, chết đều đổ lỗi cho “ma rừng” cả. Cũng may đến thế hệ mình, được học hành nên cũng hiểu biết rõ hơn, khi bị ốm đau thì đến bệnh viện chứ không có chuyện “con ma rừng” hay “ma” gì cả”.

Theo những già làng ở làng Măng Lon, ngày xưa ở bên đỉnh Ping Ôi, người Giẻ Triêng còn có những hủ tục rất kinh hoàng như: Chôn con theo mẹ, nếu khi sinh người mẹ bị chết hoặc là nếu sinh đôi thì phải giết đi một đứa.

Người Giẻ Triêng xưa quan niệm, nếu mới sinh ra, người mẹ chết mà không cho đứa bé “đi theo”, hồn người mẹ sẽ không siêu thoát. Hồn ma ấy đeo bám đứa bé và trước sau cũng bắt nó đi theo. Thậm chí, nếu ai nuôi đứa bé này thì sẽ bị hồn ma của người mẹ về quậy phá, bắt tội.

Khi kể về hủ tục “sinh đôi giết một”, ông A Phương bảo, chỉ nghe kể lại chứ ông cũng không được chứng kiến. “Từ thời bên Ping Ôi, bây giờ sang ở Măng Lon này thì tôi chưa thấy trường hợp nào như vậy cả. Nhưng tổ tiên chúng tôi ngày xưa có tục, nếu người mẹ mà sinh đôi thì buộc phải giết bỏ một trong hai đứa trẻ vừa chào đời. Họ cho rằng, một trong hai đứa trẻ là con của “ma rừng” nên phải giết một để cho “ma rừng” không đến quấy phá gia đình, anh em và dân làng”.

Theo bà Y Zét, vì người Giẻ Triêng sống ở núi rừng nên mọi sự từ ốm đau, bệnh tật hay gà lợn bị chết đều do “con ma rừng” nó hãm hại. Ngày xưa không hiểu biết, khi bị mắc bệnh thì gia đình tổ chức giết trâu bò, gà vịt để cúng bái xin thần linh và “con ma rừng” tha tội. Bây giờ có bệnh viện, có thuốc rồi. Khi bị bệnh thì đi khám ở trạm xá hoặc lấy thuốc uống, bệnh nặng thì lên thành phố chứ chúng tôi không tin là có “con ma rừng” nữa.

Sẽ không còn ám ảnh

 

Trưởng làng Măng Lon: “Con ma rừng là do thiếu hiểu biết”. Ảnh: P.B
Trưởng làng Măng Lon: “Con ma rừng là do thiếu hiểu biết”. Ảnh: P.B

 

Những ngày tháng công tác ở vùng đất Tây Nguyên, điều mà chúng tôi dễ nhận thấy là nơi đây vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, kỳ lạ. Đó là một vùng đất với rất nhiều dân tộc thiểu số, từng tồn tại và đang tồn tại những hủ tục kinh hoàng, mê tín và lạc hậu.

Nói về “con ma rừng”, ông A Phương, Trưởng thôn Măng Lon bảo rằng, nếu như không có cuộc chạy trốn ngày ấy, có thể còn nhiều đứa trẻ nữa bị chết bởi hủ tục khủng khiếp của dân tộc mình. “Chắc chắn bây giờ người Giẻ Triêng trên đỉnh Đắk Xuyên sẽ không còn cặp vợ chồng trẻ nào bị xua đuổi, phải ra sống ở rừng nữa. Cũng chắc rằng, chẳng có đứa trẻ nào bị mang ra cúng cho “con ma rừng”, ông A Phương khẳng định.

Là nhân chứng lịch sử, chứng kiến ngôi làng Măng Lon từ ngày còn rải rác đôi ba người đến ở, ông A Phương bảo, điều khiến ông vui nhất là giờ đây cuộc sống của người dân đã hoàn toàn đổi khác. “Trên đỉnh Đắk Xuyên này, chúng tôi không còn phải lo cái đói, cái khổ như ngày xưa. Những đứa trẻ mới lớn lên đã được đi học, được tiếp cận những phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại nhất. Điều đó, đồng nghĩa rằng, cái hủ tục “con ma rừng” chỉ là do mình mê tín, thiếu hiểu biết thôi”, ông A Phương nói.

Trò chuyện với ông A Phương về “con ma rừng”, lại nhớ đến câu chuyện mới xảy ra cách đây hơn một năm ở làng Nước La, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Vùng đất cách làng Măng Lon đúng 150km. Cũng vì niềm tin mù quáng vào ma quỷ, thần thánh mà cháu Y Nôn, 11 tuổi suýt bị giết chết.

Y Nôn là một cậu bé người Mơ Nâm, con gái của ông bà A Hành - Y Đương. Trước đó, vào giữa tháng 12/2013, Y Nôn bỗng dưng phát bệnh, toàn thân bị mọng nước, bong ra lở loét, hôi hám nên phải nghỉ học. Mặc dù đã được Trung tâm Y tế huyện Kon Plông chẩn đoán và điều trị viêm da nhiễm trùng toàn thân, nhưng gia đình đưa Y Nôn trốn viện. Do tin lời thầy bói nói rằng, Y Nôn bị “ma rừng” bắt tội, ăn hết phủ tạng, nên gia đình đưa Y Nôn ra khỏi làng, bỏ cháu trong một căn chòi dựng tạm.

Điều may mắn là sự việc đã được chính quyền địa phương can thiệp, sau đó kịp thời đưa nạn nhân đến Trung tâm Bệnh xã hội của tỉnh Kon Tum. Khi mới phát hiện, Y Nôn đang trong tình trạng nguy kịch về sức khỏe, toàn thân lở loét bong vảy, viêm giác mạc, loét bộ phận sinh dục và khó có cơ hội sống.

Vì căn bệnh và thể trạng của Y Nôn đã ở giai đoạn có thể nguy hiểm đến tính mạng nên được khẩn cấp chuyển đến Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định). Sau ba tháng được các y, bác sĩ điều trị, cháu Y Nôn xuất viện và thoát khỏi cái chết của “con ma rừng”.

Nói về hủ tục của người Giẻ Triêng ở xã Đắk Môn, chị Y Viên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, luật tục nặng nề xưa như bây giờ đã hết, chuyện chôn con theo mẹ đã không còn. Tuy nhiên, việc tuyên truyền cho người dân hiểu biết, loại bỏ hủ tục vẫn là điều cực kỳ quan trọng ở vùng đất biên giới này.

C.Tuân - P.Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 5 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 6 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 7 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 8 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top