Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi trạm y tế lưu động có thêm tình nguyện viên tư vấn tâm lý

GiadinhNet - Cùng với các nhân viên y tế, bác sĩ quân y, trạm y tế lưu động có thêm tình nguyện viên là chuyên gia tâm lý sẽ giúp các F0 cởi bỏ được các nút thắt âu lo, khơi dậy trong họ nghị lực và tinh thần chiến thắng dịch bệnh.

Khơi dậy sức mạnh tinh thần

Học tập và theo đuổi chuyên ngành tâm lý học, nhất là tâm lý người bệnh, nên khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP HCM, chàng thanh niên Nguyễn Hoàng Hiệp đã xung phong vào điểm nóng.

Hiệp chia sẻ: "Hơn lúc nào hết, cuộc chiến chống dịch bệnh rất cần những tri thức trẻ, các sinh viên sắp ra trường. Quê tôi ở tận Gia Lai, xuống học tâm lý học ở Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐH Quốc gia TP HCM, đang thực tập chuẩn bị ra trường".

Từ kiến thức thu nhận được, Hiệp nhận thức sâu sắc nhận về tầm quan trọng việc cởi bỏ tâm lý nặng nề, tiếp sức mạnh tinh thần cho người nhiễm COVID-19. Ban đầu Nguyễn Hoàng Hiệp làm tình nguyện viên trong các khu thu dung, điều trị ở Bình Dương. Khi mô hình trạm y tế lưu động được triển khai anh đã về Trạm Y tế lưu động phường Thuận Giao (Thuận An, Bình Dương).

Khi trạm y tế lưu động có thêm tình nguyện viên tư vấn tâm lý - Ảnh 1.

Nguyễn Hoàng Hiệp luôn tư vấn, giải tỏa tâm lý cho F0. Ảnh: Văn Đạo

"Các nguyên tắc cụ thể, nguyên tắc cơ bản để tư vấn tâm lý cho F0 tôi đều nắm chắc. Khi cùng các nhân viên, bác sĩ trong trạm vượt nắng, mưa, đêm tối đến thăm khám, phát túi thuốc cho F0 thì mình sâu sát tư vấn luôn. Khi mới biết bị bệnh, hầu hết F0 đều sợ chuyển nặng, lo đời sống không biết sẽ ra sao. Đặc biệt có người thiếu thông tin, thu nhận thông tin sai lệch hoặc tự ti. Vậy nên cùng với điều trị bằng thuốc, giải tỏa khủng hoảng tâm lý cho người bệnh lẫn người thân của họ là cần thiết, giúp họ nâng cao, giữ vững cảm giác an toàn"- Nguyễn Hoàng Hiệp bộc bạch.

Ông H, một F0 từng nằm li bì, không thiết tha điều trị ở Thuận An giãy bầy: "Tôi không còn trẻ nên khi nhiễm rất sợ. Cứ lo bệnh chuyển nặng nhanh không biết phải xoay sở thế nào. Lại còn người thân, con cái xung quanh nữa. Tuy nhiên khi được tư vấn kỹ về dịch bệnh cũng như lợi ích điều trị theo phác đồ của ngành y tế thì rất tự tin, không lo lắng nữa. Từ mất ngủ, mệt mỏi, hoảng sự đã bình thường trở lại".

Những liều "vaccine tinh thần…"

Theo Nguyễn Hoàng Hiệp, cùng với điều trị, thì tư vấn tâm lý, sẻ chia, khơi dậy tinh thần lạc quan của người bệnh chính là những liều "vaccine tinh thần". "Vaccine tinh thần" còn rất hữu ích với cả những người sinh sống ở các vùng dịch, đang có số ca nhiễm COVID-19 cao.

Ở TP HCM đang có chương trình "vaccine tinh thần". Việc giải tỏa tâm lý cho người dân trước đại dịch hoặc tư vấn cho F0 có nhiều cách, nhiều bước. Có thể thông qua các ứng dụng trực tuyến, gọi điện… Sau đó còn tư vấn trực tiếp, đối diện đối tượng được tư vấn với người tư vấn.

Những ngày lăn lộn đưa "vaccine tinh thần" đến F0 ở Thuận An luôn thôi thúc Hiệp làm việc với công suất cao hơn nữa. Anh bảo: Có trường hợp rơi vào khủng hoảng rất nhanh. Có người tâm lý hay xáo trộn, ngay khi biết mình thành F0 là suốt ngày lơ mơ, sợ sệt, cứ cảm giác như COVID-19 là cái gì kinh khủng lắm. Ăn uống không đầy đủ, rối loạn lo âu, sức khỏe giảm sút mạnh nên việc đáp ứng điều trị cũng bị ảnh hưởng.

Một trong những ca F0 đáng nhớ mà Hiệp đã xóa bỏ tâm lý chán chường đó là hai người trong một gia đình cùng vào khu thu dung, nhưng sau đó một người vĩnh viễn ra đi. Người còn lại trở về không giữ được vững vàng tâm lý, nguy cơ rơi vào trầm cảm hoặc các rối loạn khác.

"Trường hợp đó tôi đã tiếp cận, khơi gợi tất cả tâm tư, ý nghĩ sâu kín nhất trong lòng họ. Từ đó hóa giải dần bằng các phương pháp khoa học tâm lý của mình. Còn với nỗi đau chìm khuất trong lòng họ, mình cũng đi sâu vào tìm hiểu, đồng cảm và giúp họ vơi dần đi, không quá áp lực và nặng nề nữa" - Hiệp chia sẻ.

Trong nhiều ngày qua, cùng với cởi bỏ các gánh nặng tâm lý lo âu thì Trạm Y tế lưu động Thuận Giao luôn cấp phát đầy đủ các túi thuốc cho F0 tại nhà. Đồng thời ngày 2-3 lần điện thoại nắm bắt tình hình, oxy và các thiết bị cần thiết cho cấp cứu luôn sẵn sàng.

V.Đạo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 14 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 20 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top