Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi đi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần làm gì để hoàn thành thủ tục sớm, được tiêm nhanh?

GiadinhNet - Phải có tâm lý thoải mái trước khi tiêm là điều được bác sĩ Thái nhấn mạnh trong số các điều cần làm khi chuẩn bị đi tiêm vaccine COVID-19. Tâm lý thoải mái được nghỉ, được ngủ đầy đủ sẽ giúp sinh miễn dịch tốt và giảm đi các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng giảm đi...

Khi đi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần làm gì để hoàn thành thủ tục sớm, được tiêm nhanh? - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết để đăng ký tiêm chủng vaccine COVID-19, người dân có thể đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khoẻ điện tử".

Hai là đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tiemchungcovid19.gov.vn) hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.

Hiện có thể đăng ký online theo hình thức cá nhân hoặc đăng ký cho người thân. Hiện nay Việt Nam chưa áp dụng tiêm vaccine COVID-19 theo hình thức dịch vụ, trước mắt vaccine được tiêm hoàn toàn miễn phí.

Khi đi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần làm gì để hoàn thành thủ tục sớm, được tiêm nhanh? - Ảnh 3.

Giới thiệu về loại vaccine COVID-19 cho người dân trước khi tiến hành tiêm. Ảnh: Cương Quyết

Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tiêm chủng, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký đó để sàng lọc cụ thể từng đối tượng, xem ai tiêm ở đâu. Khi căn cứ vào phiếu đăng ký, tình hình sức khoẻ của từng người, lực lượng chức năng sẽ phân loại, có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường, có người phải tiêm ở bệnh viện nơi có sẵn các hệ thống cấp cứu.

BS Phạm Quang Thái cho biết các vaccine COVID-19 về Việt Nam đều có hiệu quả bảo vệ cao, người dân không nên vì vaccine này hay vaccine kia mà lựa chọn mà dẫn tới khó khăn cho phân bổ vaccine.

BS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, khi đăng ký tiêm (bằng giấy hoặc online), người dân cần điền tất cả thông tin mà hệ thống yêu cầu.

Nếu đến điểm tiêm theo danh sách đăng ký mà chưa điền vào phiếu sàng lọc thì người đăng ký cần điền đầy đủ.

Nhân viên y tế sẽ hỏi thêm một số vấn đề về sức khoẻ của người đăng ký tiêm, đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim, khám sàng lọc tình trạng sức khỏe, đặc biệt là trường hợp trên 65 tuổi, mắc một số bệnh lý nền. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định có đủ điều kiện để tiêm hay không.

"Cách làm tốt nhất là chuẩn bị mọi thứ trước khi đến điểm tiêm. Khi đi vào tiêm cần đảm bảo khoảng cách, đảm bảo không ai nói chuyện với ai. Đây là cách để không xảy ra dồn ứ, không tụ tập đông người" - BS Thái khuyến cáo.

Phải có tâm lý thoải mái trước khi tiêm là điều được bác sĩ Thái nhấn mạnh với người chuẩn bị đi tiêm vaccine COVID-19. Tâm lý thoải mái được nghỉ, được ngủ đầy đủ sẽ giúp sinh miễn dịch tốt và giảm đi các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng giảm đi.

Thực tế, ở đợt tiêm đầu tiên cho thấy có nhiều người phản ứng sau tiêm, trong khi vẫn vaccine đó, ở đợt sau giảm hẳn. Nguyên nhân một phần do yếu tố tâm lý. Vì vậy việc chuẩn lý tâm lý trước khi đi tiêm rất quan trọng, có thể đợi đến khi bớt lo thì đi tiêm.

Chuẩn bị đủ giấy tờ để khai báo nhanh chóng, khai báo đầy đủ thông tin để được tư vấn kỹ lưỡng, tránh giấu thông tin để lại nguy cơ về sau. Mọi người sẽ được phát tờ hướng dẫn theo dõi sau tiêm, có thể về nhà sau ít nhất 30 phút, tiếp tục theo dõi trong vòng từ 7-30 ngày, đặc biệt theo dõi sát trong vòng 3 ngày đầu.

Mọi người cần tự theo dõi kỹ, thông báo cho y tế để được giúp đỡ, ghi nhận và đánh giá trường hợp của mình. "Nhớ rằng không tự điều trị, cần thông báo cho y tế" - BS Thái nói.

Khi bạn cảm thấy lo lắng, bất thường sau tiêm mà không giải thích được thì cần đến ngay viện. Đây là điều đầu tiên nghĩ đến trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Cụ thể hơn là trường hợp phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí.

Ngoài ra, nếu sốt cao nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy giảm hoặc một thời gian ngắn lại sốt cao cũng là trường hợp nguy hiểm cần theo dõi.

"Chúng tôi có phát tờ theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có biểu hiện như trong khuyến cáo thì gọi ngay cơ sở y tế để hỗ trợ" - BS Thái nói.

Vận động nhẹ nhàng, không đi đá bóng ngay sau tiêm. Hạn chế vận động mạnh kể cả người khỏe mạnh, tự tin vào sức khỏe. 

Lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, không nằm suốt ngày, ăn uống đầy đủ. Không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. Nên ăn hoa quả, bổ sung vitamin.

Dù có tiêm vaccine, vẫn phải đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 10 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 11 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 13 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 15 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 19 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 20 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 22 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top