Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bắt được trộm, phải xử lý thế nào để không bị... ra toà?

Thứ năm, 07:04 07/01/2016 | Pháp luật

GiadinhNet - Trung tá Đào Trung Hiếu cho rằng, mọi công dân đều có quyền bắt người phạm tội quả tang và khống chế đối tượng. Tuy nhiên, ngay sau đó phải dẫn giải đến cơ quan pháp luật chứ không được phép tự xử lý theo “luật riêng”.

Tuyên y án cải tạo không giam giữ người bắt trói kẻ trộm Tuyên y án cải tạo không giam giữ người bắt trói kẻ trộm

Bị truy tố khi bắt trói kẻ trộm đột nhập vào nhà mình, ông Nguyễn Văn Tập treo cổ chết, còn con trai ông là Nguyễn Văn Trình bị kết án 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Những ngày qua, dư luận xôn xao sau sự việc TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm vụ “lãnh án vì bắt trói kẻ đột nhập vào nhà mình”. Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 4/1, HĐXX nhận định: Dù bị cáo không thừa nhận hành vi nhưng lời khai tại cơ quan điều tra phù hợp với tình tiết vụ án. Bị cáo đã cố ý giữ bị hại để đánh trói, tra hỏi. Hành vi của bị cáo là trái quy định pháp luật.

Theo HĐXX, kháng cáo của bị cáo là không có cơ sở, cần giữ nguyên án sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Trước đó, rạng sáng 21/1/2014, anh Nguyễn Văn Trình cùng cha đẻ là ông Nguyễn Văn Tập, ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phát hiện Phạm Văn K. (SN 1999) đột nhập tiệm tạp hóa của gia đình để trộm tiền nên đã bắt, trói vào gốc cây trong vườn nhà, sau đó gọi công an đến giải quyết.

Việc bắt và trói kẻ trộm, theo cha con anh Trình, là do nhà ở vùng sông nước cách trở, công an xã, ấp không đến ngay được.


Bị cáo Nguyễn Văn Trình bị tuyên phạt 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Văn Trình bị tuyên phạt 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật.

Theo kết luận điều tra của Công an huyện Chợ Lách, sau khi cùng cha trói K. vào cây và tra hỏi nhưng K. không chịu trả lời nên Trình đã đánh K.. Đến 4h40 sáng cùng ngày, ông Lê Nguyên Luyến, trưởng ấp Phú Bình đến và đưa K. về trụ sở ấp làm việc.

Sau đó, Trình bị khởi tố (cho tại ngoại) về tội bắt, giữ người trái pháp luật. Cơ quan điều tra cũng xác định đủ cơ sở kết luận ông Tập là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trình. Sau nhiều lần bị mời làm việc, đến ngày 17/8 ông Tập treo cổ chết tại nhà riêng.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/9, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách vẫn tuyên phạt bị cáo Trình 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật nên anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.

Liên quan đến sự việc trên, nhiều người lo lắng đặt ra vấn đề: Vậy khi phát hiện đối tượng phạm tội, trộm cắp, mỗi công dân phải hành xử như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?.

Để giải đáp đến bạn đọc, PV báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với Trung tá Đào Trung Hiếu, một Cảnh sát điều tra kỳ cựu, hiện đang công tác tại Báo Công an Nhân dân.


Trung tá – Thạc sỹ Đào Trung Hiếu.

Trung tá – Thạc sỹ Đào Trung Hiếu.

Trung tá Đào Trung Hiếu chia sẻ: Rất nhiều tình huống mà trực tiếp nạn nhân tiếp xúc với đối tượng như bắt được cướp giật, trộm cắp… Vấn đề là cách xử lý tình huống sau khi bắt được đối tượng thế nào cho đúng bởi không ít trường hợp nhiều người vì thế mà vướng vào vòng lao lý.

Theo quy định của Pháp luật, mọi hành vi phạm tội quả tang thì bất cứ ai, công dân nào cũng có quyền bắt giữ, khám xét thu vũ khí, khống chế và dẫn giải đến cơ quan pháp luật gần nhất.

Thế nào là bắt quả tang ? Trung tá Đào Trung Hiếu cắt nghĩa : Đó là hành vi phạm tội đang diễn ra, vừa diễn ra và đang truy đuổi. Tức là có tính quả tang và liên tục về thời gian.

Tuy nhiên rất nhiều người dân không hiểu chế định của pháp luật dẫn đến từ nạn nhân trở thành tội phạm. Phải hiểu rõ là đối tượng sai với pháp luật chứ không sai với cá nhân người nào đó. Do đó việc sử dụng vũ lực đánh đối tượng cho bỏ tức, giam giữ đối tượng để tự xử là hành vi phạm tội và sẽ bị xử lý. Quan điểm theo lệ làng khi gặp kẻ trộm cướp là mình có quyền xử là sai”, Cựu cảnh sát điều tra nhấn mạnh.

Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng nêu rõ, kể cả gặp người phạm tội nhưng mình quá khích đánh người ta đến chết sẽ phạm tội “giết người”, gây thương tích trên 11% thì phạm tội “cố ý gây thương tích” hoặc giam trói thì phạm tội “bắt giữ người trái pháp luật”. Không có điều khoản, Luật nào quy định người dân được phép tự tra khảo, xử lý đối tượng trộm cắp.

 

Trói trộm, cướp mũ, làm vỡ chum Trói trộm, cướp mũ, làm vỡ chum

GiadinhNet - Một bản án vừa tuyên ở Bến Tre khiến nhiều người tưởng chuyện chỉ có trong phim ảnh, sách vở: 6 tháng cải tạo không giam giữ vì bắt trói kẻ trộm.

 

Chia sẻ về kỹ năng xử lý tình huống khi bắt giữ được đối tượng trộm cắp, Trung tá Đào Trung Hiếu cho biết: “Trên thực tế xảy ra nhiều tình huống khác nhau, không có đại lượng chung nào cho công thức ứng xử. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu chỉ có tòa án mới có quyền phán quyết một người phạm tội, do vậy anh không thể đại diện công lý, thực thi công lý được.

Khi anh không có quyền ấy mà thực hiện quyền ấy là sai. Pháp luật cho phép anh được phép bắt giữ đối tượng, tước vũ khí nhưng sau đó phải dẫn giải đối tượng đến cơ quan pháp luật gần nhất để cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý”.

“Tôi vẫn suy nghĩ nhiều về vụ việc ở Bến Tre vì người bắt được tội phạm trở thành bị án do giam giữ người này mấy tiếng. Đáng nói là trong khi người ta đã gọi điện cho công an xã nhưng không nhận được phản hồi thì buộc phải giam giữ. Và trong trường hợp đó người ta phải vô hiệu hóa sự kháng cự của đối tượng bằng cách trói. Tất nhiên còn nhiều chi tiết trong hồ sơ mà mình chưa nắm được, tuy nhiên việc bố con ông Trình đánh đập, tra khảo đối tượng trộm cắp là sai”, Trung tá Hiếu bày tỏ.

Trung tá Đào Trung Hiếu cũng chia sẻ, trong thời gian công tác ở Phòng Cảnh sát Hình sự (PC 45 – Công an TP. Hà Nội), anh từng điều tra nhiều vụ việc mà nạn nhân trở thành thủ phạm như đánh chết người trộm chó, trộm gà…

“Tuy nhiên, qua tiếp xúc bị can và phân tích các quy định của pháp luật thì người ta cũng nhận thức được việc đánh chết một con người là sai, là hành vi phạm tội mặc dù người đó là kẻ trộm cắp. Pháp luật đã quy định rất rõ ràng và mọi người đều phải tuân theo”, Trung tá Hiếu nói.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Cao Tuân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Pháp luật - 36 phút trước

GĐXH - Cụ bà 75 tuổi ở nhà một mình thì bị Bảo giở trò đồi bại. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 10 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Năm người bị lừa bán ra nước ngoài vì chiêu 'việc nhẹ, lương cao'

Pháp luật - 16 giờ trước

Sau khi bị lừa bán ra nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực tế là lập các tài khoản ảo lừa đảo qua mạng, 5 người vừa được lực lượng chức năng giải cứu.

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Truy tố người đàn ông hành hạ cụ già 86 tuổi

Pháp luật - 20 giờ trước

Theo cáo buộc của VKS, Huỳnh Văn Giỏi nhiều lần quát tháo, chửi bới và dùng tay kéo lê, dùng chân đá vào người cụ T.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật - 20 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Cô gái 'ngáo đá' cầm dao xông vào trụ sở công an, tấn công 2 người

Pháp luật - 21 giờ trước

Sau khi sử dụng ma túy, Bích có biểu hiện "ngáo đá" và cầm dao xông vào trụ sở công an phường ở TPHCM, tấn công 2 người.

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

'Tú bà' 25 tuổi chuyên môi giới mại dâm tại phố núi

Pháp luật - 22 giờ trước

Khi khách có nhu cầu mua dâm, Thùy sẽ liên hệ với gái bán dâm đến để thỏa thuận. Sau đó, "tú bà" này sẽ được chia hoa hồng.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Top