Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi ăn món chay, thận trọng với những độc tố nguy hiểm chẳng kém Botulinum

Thứ tư, 16:44 02/09/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Để bảo quản đồ chay được lâu, có mùi vị như "đồ mặn", các nhà sản xuất chế biến thường phải cho thêm phụ gia, chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm...

Thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều trường hợp gặp nguy kịch sau khi ăn một loại thực phẩm pate chay đóng hộp. Các bệnh nhân vào viện đều có dấu hiệu mệt mỏi, sụp mi, liệt cơ hô hấp, suy hô hấp… do ngộ độc Clostridium Botulinum type B trong sản phẩm.

Các bác sĩ cho biết, vi khuẩn Botulinum có tính độc rất mạnh. Độc tố này tấn công vào thần kinh, làm các cơ bị liệt, liệt cơ cân xứng và lan xuống. Người bệnh có triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, đau cơ, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân. Nặng hơn, bệnh nhân khó thở do liệt các cơ hô hấp, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tùy vào liều lượng Botulinum ăn phải mà các triệu chứng này xuất hiện chậm hay nhanh.

Ăn chay hiện nay đã trở thành một xu hướng không chỉ trong tôn giáo mà cho cả người giảm béo, chữa bệnh… Đáp ứng theo nhu cầu đó, thị trường thực phẩm đồ chay cũng đa dạng với đủ các món chay được làm sẵn đóng gói. 

Về việc sử dụng đồ chay, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), không chỉ độc tố  Botulinum được sinh ra trong quá trình chế biến, bảo quản không tốt mà nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm chay không đảm bảo chất lượng cũng luôn tiềm ẩn.

Thông thường, thực phẩm chay được làm từ đậu nành, rau, củ, quả… Nhưng để bảo quản được lâu, có mùi vị như "đồ mặn", các nhà sản xuất chế biến thường phải cho thêm phụ gia, chất chống ẩm mốc vào các thành phẩm. Khi phụ gia thực phẩm dùng không đúng liều lượng, không phải loại cho phép trong thực phẩm rất nguy hại. Điều này có thể dẫn tới ngộ độc mạn tính dù dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục.

Ngoài ra, độc tố nấm mốc trong quá trình bảo quản cũng nguy hiểm không kém. Độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus, Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong thực phẩm ẩm mốc ngoài gây độc cấp tính còn tích lũy dần trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Khi ăn món chay, thận trọng với những độc tố nguy hiểm chẳng kém Botulinum - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trên thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm chay xảy ra. Như sự việc xảy ra ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng đã khiến 230 người nhập viện với các triệu chứng sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy… sau khi ăn thực phẩm chay. Cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân do ăn phải các món ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt mức cho phép gây ngộ độc là Escherichia coli, Bacilluscereus, Staphylococus aureus. Thực phẩm có chứa chất acid oxalic sử dụng thời gian dài có thể sẽ làm cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết, gây sỏi thận, các bệnh xương khớp, thần kinh.

Trước sự lo lắng của nhiều người ăn đồ chay thế nào cho an toàn, BS Đỗ Duy Cường, BV Bạch Mai cho biết tại buổi tư vấn trực tuyến về phát hiện và dự phòng bệnh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium Botulinum cho rằng, độc tố Bolutinun chỉ với liều nhỏ cũng có thể gây chết người. Độc tố theo đường tiêu hóa vào cơ thể không bị phân hủy do nhiệt độ cơ thể không đủ mà sẽ vào máu gây ngộ độc. Tuy nhiên, độc tố này bị tiêu diệt ở 100 độ C trong hơn 5h, 120 độC trong 5 phút. Độc tố bị bất hoạt ở 80 độc C, phân hủy 100 độ C trong 15 phút. Do đó mọi người chú ý đun sôi thức ăn với nhiệt độ này, ăn đồ tươi nấu chín cơ bản yên tâm.

Việc ăn chay hiện nay của nhiều người không như các nhà sư ngày xưa là ăn thực phẩm rau, dưa, đậu phụ, lạc rang… mà hiện giờ thường ăn đồ hộp chay sẵn. Vi khuẩn này hay gặp ở đồ hộp. Để đảm bảo an toàn, mọi người cần xử lý đồ hộp trước khi ăn. Nếu thấy đồ hộp bị phồng là chứng tỏ đã bị hỏng, không nên ăn. Ngâm thực phẩm nghi ngờ trong nước máy khoảng 10 phút trước khi dùng để cho nha bào trong thực thẩm bị bất hoạt.

Các chuyên gia khuyến cáo, thời tiết nắng nóng hiện nay, các thực phẩm như đậu phụ, nem chay, mì căn,... rất dễ bị hư hỏng. Để đảm bảo khi dùng đồ chay, mọi người nên quan sát các thực phẩm kỹ để xem thực phẩm có còn giữ được độ tươi, ngon. Các thực phẩm đã có mùi tuyệt đối không nên mua hay sử dụng.

Trong mùa Vu Lan, nếu muốn ăn chay mọi người dùng đồ chay nên tự chế biến món ăn chay từ rau củ tươi, các loại đậu, đỗ… Trong quy trình chế biến, tránh để lẫn đồ sống và đồ chín, dụng cụ đảm bảo hợp vệ sinh…

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 23 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top