Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn sau Tết

Thứ tư, 14:49 17/02/2016 | Sống khỏe

Con của em 3 tuổi, từ nhỏ tới giờ phải ép mới ăn đủ số lượng thực phẩm theo nhu cầu lứa tuổi, hiện tại chỉ nặng 12 kg, cao 94 cm.

Tết xong cháu càng biếng ăn hơn, toàn ngậm không chịu ăn, thậm chí không thích uống sữa. Cháu ngày càng gầy. Xin bác sĩ tư vấn nên làm sao? (Phương).


Ảnh minh họa: News.

Ảnh minh họa: News.

Trả lời:

Chào bạn,

Biếng ăn hay gặp ở trẻ em, nhất là những cháu từ một tuổi đến hai tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, đặc biệt sau dịp lễ Tết, những đứa trẻ như thế càng trở nên biếng ăn hơn vì:

- Ngày Tết thời gian biểu có nhiều thay đổi, thực đơn của trẻ cũng khác, bé thức khuya, dậy sớm, lại hay ăn vặt với nhiều bánh kẹo, nước ngọt làm cho bụng luôn no ngang, không muốn ăn, dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn thật sự sau Tết. Bên cạnh đó trẻ được ăn nhiều loại thực phẩm lặp lại trong những ngày Tết dễ làm các em ngán ngẩm không thể ăn tiếp, cứ đưa thức ăn đến là bé lắc đầu né tránh.

- Bệnh lý: Mùa đông xuân khí hậu ẩm thấp các bệnh hô hấp dễ bùng phát. Thức ăn ngày Tết nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, nôn ói... Nhất là đối các bé sau một tuổi sức đề kháng từ sữa mẹ giảm, hệ miễn dịch trẻ đang phát triển làm bé dễ bị bệnh, biếng ăn, biếng chơi.

- Với những bé còn bú mẹ, thời điểm này mẹ nghỉ ở nhà nhưng bận rộn việc mua sắm, dọn dẹp, thăm viếng nên có thể cho bé bú theo thói quen, không theo giờ giấc, bú ngay trước bữa ăn. Đặc biệt sau khi trẻ được một tuổi, sữa mẹ thường ít vừa không cung cấp đủ năng lượng vừa làm trẻ chỉ no hơi, đến bữa ăn chính không muốn ăn, dần dần các em dễ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng.

- Một số gia đình đi chơi nhiều, đi xa, sinh hoạt bị đảo lộn, làm trẻ mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

Hiểu được một số nguyên nhân trên, cha mẹ sẽ biết cách khắc phục tình trạng biếng ăn, giúp trẻ khỏe mạnh ăn uống ngon miệng, mau lớn và thông minh hơn.

Trở lại trường hợp bé nhà mình cân nặng và chiều cao thấp hơn nhiều so với chuẩn bình thường theo lứa tuổi, có nguy cơ suy dinh dưỡng. Với tình trạng ăn uống như hiện tại, lo lắng của bạn là có cơ sở. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên cho cháu đi khám dinh dưỡng sớm để kiểm tra sức khỏe. Nếu cần bác sĩ sẽ cho cháu bổ sung một số thuốc cần thiết để hổ trợ hệ tiêu hóa giúp bé ngon miệng, dù là thuốc bổ hay men tiêu hóa nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Về chế độ ăn uống cơ bản cần chú ý cho cháu ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi, đa dạng thực phẩm, ngày 3 bữa chính đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, 3 bữa phụ ăn thêm sữa, sữa chua, trái cây, bánh flan, đậu hũ. Cụ thể, bé nhà mình cần thực phẩm nhóm bột đường khoảng 3 chén cơm mỗi ngày (một chén khoảng 55- 60 g gạo). Nhóm đạm khoảng 120 g thịt nạc hoặc 140-160 g thủy hải sản như cá, tôm, cua, lươn, ếch, hàu, đậu nành, trứng.

Mẹ nên linh hoạt thay đổi khẩu vị hàng ngày. 40 ml nhóm chất béo như dầu ăn hoặc mỡ. Chú ý cho bé ăn đủ rau, trái cây tươi khoảng 200 g mỗi ngày và uống ít nhất 500 ml sữa. Nên chọn sữa đặc trị dành cho trẻ biếng ăn, sữa giàu năng lượng để bổ sung đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý số lượng thức ăn không quan trọng bằng cách cho ăn, thay vì ép, dọa bé ăn, nên để cháu thoải mái ăn theo nhu cầu, đừng kéo dài bữa ăn quá 30 phút. Nếu bé ăn một lần không được nhiều thì chia khẩu phần ra nhiều bữa nhỏ. Cách 2 giờ trước bữa ăn chính không cho trẻ ăn uống đồ vặt để cháu có cảm giác đói sẽ ăn ngon miệng hơn, khi đó dù ăn ít cháu vẫn hấp thu tốt hơn là bị ép ăn. Nếu bữa ăn chính cháu dùng không hết khẩu phần, có thể tăng số lượng sữa trong ngày.

Chế biến thực phẩm nên cắt nhỏ, nấu mềm, tạo nhiều sắc màu tự nhiên, hình thù ngộ nghĩnh hấp dẫn. Cho cháu ăn cùng gia đình, cùng với trẻ khác để tạo cảm giác thích thú với bữa ăn là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó cần cho cháu vận động phù hợp lứa tuổi, tắm nắng vào buổi sáng sớm để cung cấp đủ canxi và vitamin D giúp ăn ngon miệng hơn. Hãy tập cho cháu thói quen ngủ sớm, đủ giấc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 22h... để giúp bé cao lớn hơn.

 Thân ái.

Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 20 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top