Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kéo nam nông dân vào cuộc

GiadinhNet - Thực hiện KHHGĐ; nâng cao chất lượng dân số; phòng, chống lựa chọn giới tính khi sinh; giảm tử vong mẹ và sơ sinh; nuôi con bằng sữa mẹ góp phần phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình... là những nội dung quan trọng đã được các cấp Hội Nông dân trong cả nước quan tâm thực hiện.

Phát huy hiệu quả các mô hình

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Ban Dân số - Gia đình- Trẻ em (TW Hội Nông dân Việt Nam), cho hay: Ngay từ đầu năm, hầu hết các Tỉnh hội đã có công văn chỉ đạo các cấp hội tăng cường tuyên truyền công tác Dân số - KHHGĐ; tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương để đẩy mạnh công tác truyền thông lồng ghép dân số gắn với các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương.
 
Năm 2010, trong khuôn khổ hợp tác Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), TW Hội đã triển khai đồng bộ mô hình "Dân số và phát triển bền vững" ở 10 tỉnh, thành phố (mở rộng thêm 3 tỉnh so với năm 2009), đó là Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang, Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Kon Tum.
 
Theo báo cáo của 12 cấp Hội Nông dân huyện, thị, thành phố- tỉnh Hải Dương: Ngay từ đầu năm đã có 165.032 cặp vợ chồng, 1.540 chi hội và 2.812 tổ đăng ký không có người sinh con thứ 3. Đến nay, có 302 CLB nông dân gắn với công tác DS-KHHGĐ, 142 câu lạc bộ DS-KHHGĐ không có người sinh con thứ 3.
 
Tại Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tiếp tục triển khai 2 mô hình CLB Gia đình nông dân không để trẻ em lang thang; Gia đình nam nông dân tham gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Thạch Đỉnh - huyện Thạch Hà và 5 CLB Dân số ở huyện Cẩm Xuyên.
 
Từ năm 2009, TW Hội đã mở rộng thêm mô hình Nhóm lồng ghép truyền thông SKSS/KHHGĐ/Bình đẳng giới với hoạt động tín dụng, tiết kiệm khuyến nông.
 
Mô hình ngày càng phát huy hiệu quả bởi tính thiết thực, gắn bó mật thiết với quyền lợi bà con. Một nội dung quan trọng khác, đó là công tác phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ).
 
Năm 2010, Hội Nông dân 2 tỉnh Phú Thọ và Bến Tre đã triển khai, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước mở rộng mô hình điểm về phòng chống BLGĐ: "Nhóm liên gia PCBLGĐ" ở Bến Tre và "CLB Gia đình nông dân hạnh phúc" ở Phú Thọ.
 

Các tình nguyện viên đang phát bao cao su miễn phí cho nam nông dân ngay trên đồng lúa. Ảnh: TL

Mất cân bằng giới tính khi sinh - Nam nông dân vào cuộc

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Hồng Sơn cho hay: Tháng 6 vừa qua, TW Hội đã phối hợp với Tỉnh hội 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang triển khai khảo sát, đánh giá về tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh tại 4 xã.

"Sở dĩ chúng tôi lựa chọn 2 địa phương này bởi thực tế, đây là 2 trong số 11 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước (Hải Dương: 129 trẻ trai/100 trẻ gái; Bắc Giang: 112trẻ trai/100 trẻ gái). Sau khảo sát, chúng tôi đã phối hợp với 2 tỉnh trên xây dựng 10 mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, trên cơ sở 10 CLB nông dân với công tác DS-KHHGĐ, mỗi tháng sinh hoạt một lần, với sự tham gia của khoảng 500 hội viên nông dân" - ông Sơn cho biết.

Theo ông Sơn, nguyên nhân chính cho tình trạng báo động này là do một bộ phận cán bộ, hội viên nông dân còn mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ", phải có con trai để nối dõi tông đường, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đạo, vùng dân tộc thiểu số.
 
 "Bên cạnh đó, áp lực từ chính bậc phụ huynh, nhiều chị em khi mang thai đến tháng thứ 4, thứ 5, nếu kết quả siêu âm là con gái, họ sẵn sàng phá bỏ để... đợi lần sau. Cũng có nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn không có khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm, nên vô tư sinh tiếp con thứ 4, thứ 5 cho đến khi có con trai mới chịu dừng... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3, mà còn để lại nhiều hệ lụy cho thế hệ sau này" - ông Sơn chia sẻ.

Nhận thức được điều đó, các cấp hội Nông dân, đặc biệt là tại các địa phương triển khai thí điểm mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, đã có sự đổi mới phương thức hoạt động, bằng cách lồng ghép các nội dung trên đây, cùng với việc tổ chức các hội thảo về chuyên đề mất cân bằng giới tính khi sinh trong sinh hoạt các CLB nông dân như CLB Dân số - KHHGĐ, CLB gia đình nông dân phát triển bền vững, CLB nông dân với pháp luật, CLB chăn nuôi thủy sản...

Đối tượng trực tiếp và chủ yếu của các hoạt động trên là nam nông dân, bởi trên thực tế ở nhiều vùng quê, nhiều gia đình, nam giới là người quyết định mọi việc.
 
 "Theo tôi, chỉ có thay đổi nhận thức thì bà con mới thay đổi hành vi, truyền thông đòi hỏi sự kiên nhẫn, lâu dài để người dân hiểu được. Đồng thời, phải "biến" việc này theo phương thức xã hội hóa. Nếu chỉ ngành Dân số hay các cấp hội nông dân thực hiện thôi thì công tác DS-KHHGĐ nói chung, công tác can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng, sẽ không thể thành công" - ông Sơn bày tỏ.
 
Thu Nguyên
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top