Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học theo tín chỉ: Học sinh không bị “cào bằng”

Thứ bảy, 12:00 13/01/2018 | Xã hội

GiadinhNet - TP.HCM vừa có đề xuất học sinh học trung học trên địa bàn sẽ học theo tín chỉ thay vì học đủ 9 tháng/năm. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đề xuất học sinh học theo tín chỉ thay vì học đủ 9 tháng/năm của ngành Giáo dục TPHCM đang là xu hướng tất yếu của giáo dục mở, học sinh được quyền chủ động hơn trong học tập, rút ngắn thời gian học tập.


Nhiều ý kiến cho rằng hình thức tín chỉ có thể áp dụng với học sinh trung học hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh

Nhiều ý kiến cho rằng hình thức tín chỉ có thể áp dụng với học sinh trung học hiện nay. Ảnh minh họa: Q.Anh

Học tín chỉ từ cấp phổ thông

Mới đây, nhằm góp ý cho Luật Giáo dục bổ sung, sửa đổi, UBND TPHCM đã có những đề xuất mang tính đột phá của giáo dục thành phố. Trong đó, thành phố đề xuất đào tạo theo hình thức tín chỉ để rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc học phổ thông. Cụ thể, thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9 tháng, tùy từng điều kiện cụ thể. Ví như, học sinh có thể nghỉ hè suốt 3 tháng hoặc chỉ nghỉ 1 - 2 tháng hè. Học sinh có thể đăng ký học trong hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn.

Ngoài ra, TPHCM cũng đề xuất học sinh có thể lựa chọn học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học. Thành phố cũng đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh; rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình học phổ thông theo năng lực học sinh. Đáng chú ý, việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông lên bậc đại học, sau đại học sẽ giúp học sinh làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian cho những em có sức học và có điều kiện học nhanh, học giỏi và đáp ứng được yêu cầu kiến thức.

Việc rút ngắn thời gian, áp dụng linh hoạt về phương thức học chắc hẳn với nhiều người đều không lạ, vì đã có nhiều nơi, ngay cả Bộ GD&ĐT cũng đã cho phép học sinh có thể học “nhảy cóc” ở cấp học phổ thông khi học sinh có đủ năng lực đáp ứng việc học nhanh. Tuy nhiên, hình thức học tín chỉ ở bậc phổ thông có lẽ là một đề xuất rất mới, tạo nhiều tranh luận trái chiều trong xã hội. Bởi đây là mô hình mới, chỉ đang áp dụng phổ biến ở bậc đại học, đối với bậc phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đưa ra phương án học sinh cũng chỉ được tự chọn môn học, chứ không chọn học theo hình thức tín chỉ để rút ngắn thời gian học.

Theo kế hoạch, khoảng quý II/2018, TPHCM sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy để quyết chủ trương, đồng thời báo cáo Bộ GD&ĐT để trình Chính phủ xem xét quyết định. Nếu được Chính phủ thông qua sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020, thí điểm ở một số trường THCS và THPT có điều kiện, đồng thời theo nguyên tắc học sinh và phụ huynh tự nguyện đăng ký.

Sẽ xóa bỏ tình trạng “cào bằng”

Từng học chương trình tự chọn ở cấp trung học, Lưu Thu Phương hiện đang là sinh viên tại Anh (cựu học sinh Trường John Leggott, vùng Lincolnshire, Anh) cho biết: “Em thấy nên giảm bớt môn học, học sinh được lựa chọn môn học hoặc theo hình thức tín chỉ ở một số trường học sinh có học lực phù hợp. So với Việt Nam thì giáo dục ở Anh có nhiều lựa chọn hơn. Ngay từ cấp 2, học sinh đã được học thêm những môn như kinh doanh, kinh tế, chính trị, tâm lý học… để sau này học tiếp tại ĐH, CĐ. Trong khi ở cấp THPT ở Việt Nam phải học tổng hơn mười môn học còn bên Anh chỉ phải học 4 môn cho năm đầu và 3 môn cho năm cuối, các môn đều do học sinh tự chọn”.

Đề xuất học sinh học theo tín chỉ thay vì học đủ 9 tháng/năm của ngành Giáo dục TPHCM đang thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà giáo, chuyên gia giáo dục. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, đây là xu hướng tất yếu của giáo dục mở, khai phá tối đa tiềm lực của học trò. Với cách học theo tín chỉ, học sinh có thể chủ động lựa chọn những môn học phù hợp với sở trường của mình. Thậm chí, đây sẽ là điều kiện tốt để học sinh làm quen với cách học tín chỉ của chương trình đại học. Đặc biệt, hạn chế được tình trạng dạy và học kiểu “cào bằng” như hiện nay khi trình độ học sinh giỏi hay kém đều giống nhau.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), đề xuất học tín chỉ từ THCS là có khả thi, tuy nhiên không nên rút ngắn thời gian năm học. “TPHCM rất năng động, có nhiều điều kiện để thực hiện được hệ thống đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, cần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện. Ngay cả bậc đại học, dù đã áp dụng hình thức tín chỉ nhiều năm nay nhưng một số trường vẫn còn đào tạo theo hình thức học trình như cũ. Đây là hình thức đào tạo đáng lưu tâm, có thể áp dụng cho các nước đang phát triển, nhưng với nước ta chưa nên vội vã áp dụng đại trà”, TS Lê Viết Khuyến nhận định.

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD&ĐT đã thông qua, ở cấp THCS, THPT đều có các môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn. Sẽ có các chuyên đề học tập theo định hướng nghề nghiệp. Giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết. Tuy nhiên, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chưa đề cập đến hình thức dạy theo tín chỉ ở cấp trung học.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 40 phút trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 51 phút trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực…

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

Thời sự - 2 giờ trước

Do gặp dông lốc bất ngờ trên biển, 4 tàu cá của Quảng Bình bị chìm. Nhiều ngư dân được cứu sống nhưng vẫn còn 11 người mất tích.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD&ĐT quy định, các trường đại học không yêu cầu, thoả thuận với thí sinh cam kết hoặc xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào.

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

TP HCM: Bắt chủ nhà hàng và nhiều nhân viên lột đồ của khách giữa quận 1

Pháp luật - 4 giờ trước

Do khách không đồng ý trả tiền, nhân viên nhà hàng Nari Bar đã khống chế, cởi quần áo khách rồi quay video.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top