Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóc thạch rau câu nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng; lời cảnh báo từ vụ trẻ 22 tháng tuổi suýt mất mạng vì thói quen vừa ăn vừa làm những việc này

Thứ hai, 17:17 10/10/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, hóc thạch rau câu thậm chí còn nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng. Bởi miếng thạch hình trụ, trơn rất dễ bít kín đường thở gây ngưng tim, ngưng thở, đe dọa tính mạng của trẻ.

Người đàn ông hoang mang khi chỉ số acid uric tăng đột biến mà chưa có triệu chứng goutNgười đàn ông hoang mang khi chỉ số acid uric tăng đột biến mà chưa có triệu chứng gout

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, những người có acid uric máu cao, dù chưa bị bệnh gout nhưng cũng không được chủ quan mà cần theo dõi chặt chẽ chỉ số acid uric của mình và chủ động tầm soát những bệnh lý chuyển hóa khác có liên quan.

Mới đây, theo thông tin từ BS Trần Văn Phúc, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa kịp thời cứu sống một bé trai ngưng thở, ngưng tim do hóc dị vật là thạch rau câu.

Theo đó, ngày 9/10, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân L.H.D (22 tháng tuổi, ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở. Lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi và lấy thành công ra 3 dị vật là thạch rau câu.

Được biết trước đó, bé D. ăn liền 3 cục thạch rau câu tại siêu thị. Vì cục rau câu lớn, nên vô tình rơi vào thực quản đã bịt đường thở khiến bé trai bị sặc và tím tái toàn thân.

Từ vụ trẻ 22 tháng nguy kịch vì ăn thạch rau câu, cảnh báo những thói quen ăn thạch dễ khiến trẻ gặp họa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo BS Phúc, vì thạch rau câu bịt đường thở khiến oxy không thông lên được não, cháu bé rơi vào tình trạng ngưng tim, ngưng thở khi đưa đến bệnh viện. Rất may, bệnh nhi được cấp cứu kịp thời. Sau khi dị vật được lấy ra ngoài, sức khỏe của bé hiện cơ bản đã ổn định.

Điều đáng nói, dù đã được cảnh báo về những mối nguy cơ trẻ bị hóc thạch rau câu, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tai nạn vẫn xảy ra. Thậm chí, đã có trường hợp trẻ tử vong vì hóc thạch.

Cụ thể, cách đây không lâu, một bé trai 5 tuổi (ngụ quận 10, TP.HCM) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng cơ thể đã tím tái, ngưng tim ngưng thở, thiếu oxy lên não.

Theo lời người nhà, trước đó, bé đang ăn thạch rau câu nhưng có lẽ do bé mút mạnh nên nguyên miếng thạch rau câu chạy tọt sâu trong cổ họng, khiến mắc nghẹn, gây nghẹt thở. Người nhà đã cố gắng vỗ lưng, ấn ngực để đẩy miếng thạch ra ngoài nhưng không được. Khi đưa đến bệnh viện, bé đã ngưng tim, ngưng thở, tím tái. 

Theo các bác sĩ, trong đường thở của bé còn miếng thạch rau câu bị chắn ngang. Mặc dù, đã được cấp cứu tích cực nhưng không cứu được cháu bé. 

Những thói quen ăn thạch rau câu dễ khiến trẻ gặp họa

Theo các bác sĩ, thạch rau câu là món ăn vặt quen thuộc, khoái khẩu của nhiều trẻ em. Nhiều người lớn vẫn chủ quan, cho rằng thạch mềm, dễ ăn nên không nghĩ đến khả năng trẻ có thể bị hóc với thực phẩm này nên để trẻ vô tư ăn một mình mà không quan sát trẻ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, hóc thạch rau câu thậm chí còn nguy hiểm hơn hóc dị vật cứng. Bởi miếng thạch hình trụ, trơn rất dễ bít kín đường thở của trẻ.

Đặc biệt, một số thói quen khi ăn thạch rau câu dễ khiến trẻ gặp họa như:

Mút quá mạnh cả cục thạch to

Khi ăn các loại thạch rau câu hay uống trà sữa trân châu, trẻ phải hút/mút mạnh để lấy thực phẩm vào miệng. Khi hút mạnh, nắp thanh môn (trong cổ họng) mở to, cùng với độ trơn của miếng thạch, chúng dễ dàng chạy tọt vào trong cổ, lọt vào đường thở, chắn ngang gây ngạt thở cho trẻ. 

Do đó, khi trẻ ăn thạch nên có người lớn giám sát, lấy thìa xúc miếng nhỏ và không để trẻ tự ăn thạch, mút miếng thạch vì theo quán tính miếng thạch trơn dễ hóc.

Vừa ăn thạch vừa nô đùa

Miếng thạch rau câu vốn trơn, dễ chui vào miệng. Do đó, nếu vừa ăn vừa nô đùa, nguy cơ bị hóc là rất cao. Nếu trẻ cố cho tay móc miếng thạch ra có thể càng khiến miếng thạch chui xuống dưới gây tắc đường thở và khiến trẻ ngừng thở ngay lập tức.

Không nhai đã vội nuốt thạch

Ngoài thói quen mút quá mạnh, việc không nhai thạch hoặc cắn miếng thạch quá to nhưng nhai vội, nuốt vội cũng dễ gây nghẹn thạch ở cổ họng trẻ. Nhiều trường hợp trẻ bị nghẹn thạch ở cổ họng nhưng không được lấy ra kịp thời khiến trẻ khó thở, tím tái, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi trẻ bị hóc thạch, khả năng cứu sống là rất khó vì miếng thạch vào khí quản sẽ bị bít đường thở và rất khó để chọc hút dị vật. Trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc. Qua thời gian này, trẻ dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Do đó, vị chuyên gia này khuyến cáo, khi thấy con bị hóc dị vật cần đảm bảo sơ cứu đúng cách, kịp thời bằng thủ thuật Heimlich. Cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang người bé sao cho lưng bé áp sát vào bụng mình, để tay dưới xương ức trẻ, dùng sức mạnh xốc bé lên 5 cái. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé vào viện ngay.

Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 18 phút trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 49 phút trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 58 phút trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 10 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 19 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Top