Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến

Thứ tư, 15:35 15/04/2020 | Xã hội

Lớp học của Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập.

Chỗ học là mỏm đá, đỉnh đồi...

Từ Tết đến nay, để phòng chống dịch Covid-19, học sinh Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương không thể đến học nội trú tại trường.

Từ Bản Háng Á - Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, cứ đều đặn 7h30 và 13h30 mỗi ngày, Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) lại mở điện thoại vào phần mềm học trực tuyến với thầy cô Trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lớp học của em ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập. Cứ nơi nào "bắt" được mạng internet, sóng 3G, 4G, chỗ đó đều thành lớp học của cậu. Có hôm, Thỷ phải đi bộ hơn 3km đường rừng để "hứng" mạng từ bản bên kia sườn núi.

Ở một bản khác thuộc huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) - bản Bản Nát - Quài Cang, nữ sinh Lường Thị Thắm (dân tộc Thái) hằng ngày vừa chăn bò, cắt cỏ, vừa tranh thủ học tập.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 1.
Nữ sinh Lường Thị Thắm leo đồi cao để bắt sóng 3G học bài

Sau khi chủ động học offline để nghiên cứu, tự học tài liệu được thầy cô gửi đến, những tiết học tương tác giáo viên bổ trợ kiến thức, Thắm cố ý đuổi bò lên núi xa hoặc leo đồi vài km đến mỏm đá cao để bắt sóng 3G cho ổn định.

Có hôm vừa cắt cỏ cho bò, vừa nghe thầy cô giảng, Thắm bị lưỡi liềm cứa nhẹ vào tay. "Đau mà vẫn vui vì em vẫn được học với thầy cô, để thực hiện tiếp ước mơ vào đại học", nữ sinh nói.

Thắm cho biết, với những học sinh vùng núi như em, điều kiện tiếp cận với con chữ thường ngày vốn đã gian nan, khi phải nghỉ đến trường vì dịch Covid-19, mọi việc còn vất vả hơn nhiều phần. Học sinh phải tham giúp việc cho gia đình, có bạn nghỉ học nhiều, bố mẹ bắt tảo hôn.

Với mong muốn được bước tiếp vào giảng đường đại học, ngoài đi theo chính sách dành cho học sinh dự bị đại học, nữ sinh dân tộc Thái còn thi THPT quốc gia để xét tuyển vào khối trường quân đội. Do đó, khi phải nghỉ đến trường, Thắm rất lo bị thiếu hụt kiến thức. Lúc nhà trường thông báo sẽ tổ chức dạy học từ xa, học tập tương tác trực tuyến với giáo viên, cô mừng rỡ nhưng cũng lo lắng.

"Học sinh miền núi chúng em ít bạn có laptop, điện thoại di động cấu hình thấp, đường truyền internet, wifi lại càng không có do hạ tầng kết nối không đảm bảo. Ở nhà em, sóng điện thoại khá yếu, nhiều lúc không có vạch sóng nào, việc học online vì thế gặp nhiều khó khăn. Nhưng em và các bạn trong lớp đã tìm kiếm khắp nơi có sóng 3G tốt, tranh thủ vừa làm việc phụ giúp gia đình vừa học", Thắm nói.

Trước khi học trực tuyến, Thắm được nhà trường hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Office 365 Education, Shub Classroom, Quizizz và các biện pháp tương tác, kết nối khác với giáo viên.

Do nghỉ học bất ngờ, học sinh không mang giáo trình ở trường nội trú về, nên để hỗ trợ các em học tập, nhà trường đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn tự học với nội dung tinh giản từ chương trình gốc, để gửi học sinh tự học tập. Một ngày các thầy cô bố trí mỗi lớp thành 2 nhóm, tổ chức 2 ca sáng - chiều để dạy trực tuyến cho học sinh.

"Em học nhóm 2, ca 2 nên trong lúc chờ học có thể làm xong việc nhà. Nhiều khi đi làm về muộn phải vội vàng ăn cơm để kịp giờ lên lớp buổi chiều", Thắm nói và bày tỏ mong muốn sớm được trở lại trường để học trực tiếp với thầy cô, bè bạn.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 2.
Học sinh Hoàng Minh Đức, lớp C4 K45 Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, vừa chăn trâu vừa học trực tuyến

Không có mạng internet, không điện thoại thông minh, thậm chí ở bản Huổi Moi, Nà Hỳ huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nơi học sinh Sùng Seo Hòa (dân tộc H’Mông) đang sinh sống, điện lưới quốc gia còn không có. Đang mùa khô, suối nước cạn, việc nạp điện thoại và đèn pin cũng trở thành điều khó khăn.

Để hỗ trợ học trò, các giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương gửi tài liệu hướng dẫn tự học qua qua bưu điện cho Seo Hoà rồi gọi điện thoại giảng bài trực tiếp. Cũng theo cách đó, khi làm bài tập, bài kiểm tra xong Hoà gửi bưu điện xuống cho cô thầy.

"Có lúc vì công việc và hoàn cảnh gia đình, em muốn nghỉ học. Những lúc ấy, thầy cô giáo lại gọi điện động viên, hướng dẫn giảng giải cụ thể, truyền cho em thêm nghị lực, quyết tâm. Em mong dịch bệnh qua mau để được xuống trường đi học. Em rất nhớ thầy cô và các bạn", Hòa nói.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 3.
Nơi Giàng A Anh (dân tộc Mông) ở do không có điện lưới nên buổi tối phải dùng đèn dầu học bài. Khoảng 30% học sinh của trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương sinh sống ở địa bàn thuận lợi trong tiếp cận sóng 3G, intenet; 70% các em ở vùng bắt được sóng 3G nhưng chỉ vào được Gmail, Zalo, Facebook nhưng không thể tiếp cận ứng dụng học trực tuyến có tương tác. 

Bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, nơi Giàng A Anh (dân tộc Mông) ở do không có điện lưới nên buổi tối phải dùng đèn dầu học bài. Sóng điện thoại kém nên cô trò phải hẹn nhau đúng 8h sáng sau khi Anh đến được chỗ có sóng liên lạc, để gọi điện trao đổi bài với nhau.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 4.
Có 2-3% học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương không có điện thoại thông minh, ở vùng không có internet và điện lưới quốc gia. Vì vậy mà hàng ngày, đúng 8h sáng, sau khi Anh đến được chỗ có sóng liên lạc sẽ gọi điện cho thầy cô để trao đổi bài.

Không để lại phía sau bất cứ học sinh nào

Hiệu phó Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương - TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nhà trường hiện có gần 900 học sinh đến từ 18 tỉnh miền núi phía Bắc theo học. 100% các em là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Từ tháng 2/2020, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về thực hiện các biện pháp an toàn ứng phó với dịch Covid-19, ngoài phun khử khuẩn, vệ sinh trường lớp, nhà trường đã xây dựng các phương án dạy học từ xa, đảm bảo chất lượng và phù hợp với đặc thù học sinh và điều kiện học tập ở nơi các em sinh sống. Theo đó, nhà trường đã xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn học sinh tự học theo các modul và video hỗ trợ.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 5.
Nơi Lùng Thị Loan, lớp C2 K45 ngồi học là một chiếc chòi nhỏ đủ để che mưa nắng

Hệ thống tài liệu tự học được đăng tải trên không gian học tập trực tuyến chung của nhà trường, gửi email tới từng học sinh. Với những em ở vùng không có điện lưới, internet, tài liệu được gửi đến bằng đường gửi bưu điện.

Những học sinh không thể tham gia học tương tác hoặc do đường truyền không đảm bảo nên không tham gia được đầy đủ, sau buổi học sẽ được giáo viên chủ động liên lạc để hỗ trợ thêm.

"Cứ 2 ngày một lần, nhà trường sẽ xét công nhận kết quả học tập cho học sinh theo từng modul, để nắm bắt khó khăn của các em, nếu thấy cần thiết sẽ chuyển hình thức hỗ trợ hoặc kết hợp nhiều hình thức hỗ trợ, để đảm bảo học sinh được học tập tốt nhất trong điều kiện không thể đến trường. Chúng tôi quyết tâm không để lại phía sau bất cứ học sinh nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu", TS Nguyễn Tuấn Anh nói.

Học sinh leo đồi, thầy cô gọi điện thoại dạy học trực tuyến - Ảnh 6.
Hiện tại, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương thực hiện chính sách hỗ trợ 300.000 đồng cho mỗi học sinh có hoàn cảnh khó khăn để nạp thẻ điện thoại kết nối mạng 3G, 4G.  Những em không có điện thoại kết nối mạng được hỗ trợ điện thoại để có thiết bị học tập từ xa.

Trước đó, từ tháng 2 và tháng 3, toàn bộ giáo viên nhà trường đã được tập huấn về phương pháp, kỹ thuật dạy học từ xa, hướng dẫn về công nghệ thông tin ứng dụng phù hợp với đối tượng học sinh miền núi. Các học sinh cũng có 1 tuần được thầy cô hướng dẫn sử dụng các ứng dụng học tập tương tác trực tuyến trên không gian mạng và phương pháp học từ xa khác.

Qua 2 tuần triển khai dạy học từ xa, giáo viên, học sinh nhà trường đã tổ chức thành công 594 tiết dạy, 297 video hỗ trợ học sinh học được ghi lại, 100% học sinh trả bài đầy đủ và được công nhận kết quả học tập.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt'thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt'thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự - 43 phút trước

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Tượng đài chiến thắng xuất hiện trên bầu trời Điện Biên Phủ

Tượng đài chiến thắng xuất hiện trên bầu trời Điện Biên Phủ

Đời sống - 1 giờ trước

Tạo hình tượng đài chiến thắng được thể hiện sinh động trên bầu trời Điện Biên Phủ với màn trình diễn ánh sáng của hơn 700 thiết bị bay không người lái.

Thủ khoa lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ bí quyết ôn thi giai đoạn 'nước rút'

Thủ khoa lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ bí quyết ôn thi giai đoạn 'nước rút'

Giáo dục - 1 giờ trước

Trần Minh An (từng là thủ khoa lớp 10 chuyên Văn của 3 trường THPT chuyên ở Hà Nội) đã chia sẻ bí quyết để có thể giữ bình tĩnh trong phòng thi và cách ôn thi hiệu quả.

Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Đời sống - 1 giờ trước

Người dân cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức xã và lực lượng công an, quân đội tổ chức tìm kiếm cháu bé bị mất tích đã 3 ngày qua.

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 11 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình phá bỏ công trình để lấy sắt vụn, ông T. bất ngờ bị phần mái công trình đổ sập khiến nạn nhân mắc kẹt. May mắn sau đó, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu ra ngoài và chuyển đến bệnh viện.

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 12 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 13 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 14 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top