Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học là phù hợp?

Thứ ba, 07:30 22/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ việc học tập còn gây nhiều băn khoăn, lo lắng. Song cũng nhiều phụ huynh, chuyên gia giáo dục đồng tình bởi sự cần thiết linh hoạt trong việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học.

Học sinh được dùng điện thoại trong giờ học

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2020 và thay thế cho Thông tư số 12/2011 ngày 28/3 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đáng chú ý, Thông tư cũng quy định những điều mà học sinh không được làm. Cụ thể, không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh. Cấm mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây nổ.

Thông tư cũng quy định rõ: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu không phục vụ cho việc học và được không giáo viên cho phép". Như vậy, khác với trước đây là học sinh không được sử dụng điện thoại thì bây giờ quy định mới của Bộ GD&ĐT có phần "mở" và linh hoạt hơn, đó là cho phép sử dụng thiết bị, điện thoại trong lớp miễn là phục vụ học tập và được giáo viên cho phép. Giải thích về quy định mới này, Bộ GD&ĐT cho rằng, xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong giờ học.

Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học là phù hợp? - Ảnh 1.

Học sinh trung học được sử dụng điện thoại trong giờ học là quy định mới của Bộ GD&ĐT. Ảnh: TL

Tuy nhiên, sau khi ban hành Thông tư 32, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp, nhiều phụ huynh đồng tình song cũng không ít người băn khoăn, lo lắng. Có con học lớp 10, chị Thu Hoài (ở Kim Giang, Hà Nội) cho biết: "Tôi thấy hầu như các con đều có điện thoại di động thông minh, máy tính bảng để phục vụ học tập, liên lạc nên vấn đề các con được sử dụng thiết bị hiện đại vào mục đích học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên là hoàn toàn phù hợp. Tôi hoàn toàn ủng hộ bởi các con ở độ tuổi trung học đã lớn, tiếp cận khoa học tiến bộ nên cần được ứng dụng vào việc học và được chỉ dẫn dùng hiệu quả, đúng cách".

"Bộ GD&ĐT cần quy định cụ thể hơn về việc học sinh được sử dụng thiết bị, điện thoại trong giờ học sẽ bao gồm những thiết bị gì và những môn, giờ học nào có thể sử dụng. Nếu không có quy định cụ thể sẽ dẫn đến nơi thực hiện, nơi không, một số trường sẽ "sáng kiến" ra các giờ học ứng dụng công nghệ để ép phụ huynh mua sắm hoặc nếu không quản lý nghiêm các học sinh sẽ chơi game, nhắn tin, truy cập không đúng mục đích học tập trên lớp", phụ huynh Trần Minh Quang có con học THCS tại Hà Nội, cho hay.

Dùng thiết bị điện tử trên lớp đã không còn xa lạ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có các thiết bị điện tử như máy chiếu, bảng tương tác, máy tính và cả điện thoại thông minh tại nhiều trường học ở các thành phố lớn không còn xa lạ, đặc biệt là các trường quốc tế, trường ngoài công lập có cơ sở vật chất hiện đại… Trên thực tế, thời gian qua tại TP.HCM cũng đã áp dụng thí điểm mô hình trường học thông minh theo đề án của UBND TP.HCM tại 5 trường THPT: Chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du. Các trường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử.

Quy mô đầu tư hệ thống trường học thông minh gồm: Hệ thống công nghệ thông tin; phòng học tiên tiến, thông minh; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm; thiết bị thực hành thí nghiệm; đào tạo trực tuyến… Đáng chú ý là học sinh làm bài kiểm tra trên máy tính, điện thoại thông minh. Theo ghi nhận, việc học sinh ứng dụng các thiết bị hiện đại góp phần làm quen, ứng dụng vào học tập, cuộc sống và biết sử dụng đúng cách nên không có gì trở ngại mà còn tạo hứng thú thêm cho học sinh.

Trên thực tế, thời gian qua khi tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nhiều địa phương cho học sinh tạm nghỉ học và chuyển sang hình thức học tập trực tuyến, trong đó có sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh… có kết nối internet để học, làm bài tập. Việc học sinh sử dụng các thiết bị ban đầu cũng tạo ra nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng kết quả năm học 2019 - 2020 vẫn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều quốc gia giáo dục tiên tiến cũng cho phép học sinh phổ thông dùng điện thoại trong giờ học trong trường hợp giáo viên cho phép, hướng dẫn học.

Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, quy định mới của Bộ GD&ĐT là rất cởi mở phù hợp với thực tiễn tình hình giáo dục hiện nay. Điện thoại thông minh có kết nối Internet bổ trợ cho giáo viên, học sinh thông qua kết nối, sử dụng các phần mềm bổ trợ cho học tập. Học sinh tăng cường kết nối với bạn bè trong và ngoài nước trao đổi học tập, nâng cao khả năng ngoại ngữ... "Tuy nhiên, cần cụ thể hơn về quy định này, học sinh chỉ được phép sử dụng điện thoại trong giờ học nếu được giáo viên cho phép, đặc biệt phải dùng điện thoại vào mục đích học tập. Nếu làm việc khác, không được giáo viên cho phép là vi phạm nội quy nhà trường", TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

"Những điều học sinh THCS, THPT không được làm: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây nổ. Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu không phục vụ cho việc học và được không giáo viên cho phép".

(Trích Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT)

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Thời sự - 2 giờ trước

Thấy người mẹ nghèo ngồi khóc thút thít, hành động bất ngờ sau đó của một phụ nữ trên xe khách gây xúc động.

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 giờ trước

GĐXH - Đó là khẳng định của đại diện các đơn vị, doanh nghiệp dược lọt vào danh sách được công nhận doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2, tại Hà Nội.

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Thời sự - 5 giờ trước

2 tài xế bị mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ sau khi hai chiếc xe tải tông nhau trực diện.

Chân dung Quân Idol, kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển ma tuý số lượng lớn

Chân dung Quân Idol, kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển ma tuý số lượng lớn

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Quốc Quân (SN 1991, trú tại Khe Sanh, Quảng Trị) nổi lên như một dân chơi thứ thiệt với tiền bạc rủng rỉnh, xe hạng sang và cả những câu nói thể hiện thái độ ngông cuồng.

Bà ngoại bị khởi tố vì giao phương tiện cho cháu vị thành niên gây tai nạn giao thông

Bà ngoại bị khởi tố vì giao phương tiện cho cháu vị thành niên gây tai nạn giao thông

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi được bà ngoại cho tiền mua xe gắn máy làm phương tiện đi lại, cháu N. gây ra vụ tai nạn giao thông. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra sự việc, cháu N. không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Công an huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) vừa tiến hành xác minh, điều tra làm rõ và triệu tập 2 nam thanh niên có hành vi bốc đầu xe máy trên QL18A. Hành vi này không chỉ vi phạm giao thông, nguy hiểm trên đường mà còn gây lên dư luận xấu.

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trước sự thúc giục trả tiền, Thịnh đưa ra các lý do như đơn hàng bị lỗi hay bản thân sử dụng ma túy bị công an bắt để trốn nợ.

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Giáo dục - 8 giờ trước

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa mới, thực hiện từ ngày 1/7 tới.

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Trước dịp nghỉ hè, các đối tượng lừa đảo lập các fanpage giả mạo để lôi kéo nhiều phụ huynh đăng ký cho con rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Top