Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóc dị vật đường thở lại tưởng bị hen suyễn

Thứ tư, 10:00 14/06/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trẻ bị hóc bất cứ dị vật nào cũng nguy hiểm bởi dị vật chắn vào đường thở khiến bé nhanh chóng khó thở, suy hô hấp. Điều đáng nói, không ít trường hợp bị nhầm lẫn triệu chứng ho với hen suyễn, viêm phổi khiến tình trạng nặng hơn.


Các bước để sơ cứu khi trẻ bị hóc vị vật đường thở. Ảnh: T.L

Các bước để sơ cứu khi trẻ bị hóc vị vật đường thở. Ảnh: T.L

Bệnh trở nặng hơn vì nhầm hen suyễn

Cách đây một tuần, bé Suti nhà chị Trần Thị Hương (ở Hưng Yên) không may hóc hạt đậu phộng. Ban đầu thấy con ho sặc sụa rồi bình thường, gia đình chủ quan nghĩ không sao. Gần đây trời nắng nóng, bé có biểu hiện sốt, ho thành cơn, khò khè, khản tiếng, gia đình lại tưởng con bị hen suyễn. Dù mua thuốc cho bé uống mà không đỡ, cháu lại kêu tức ngực nên gia đình đã cho cháu đi bệnh viện. Qua thăm khám bác sĩ phát hiện cháu bị dị vật đường thở.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ vào hè số ca hóc dị vật thường nhiều hơn. Một phần do trẻ được nghỉ học ở nhà trong khi cha mẹ vẫn bận rộn với công việc không có thời gian để mắt đến trẻ khi bé nghịch ngợm, tò mò, khám phá nên dễ tiếp xúc với những dị vật gây hóc, nghẹn.

Không chỉ có dị vật là hạt trái cây mà trẻ còn dễ bị hóc các dị vật khác như các loại thạch, các vật trang trí, trang sức nhỏ… Khi hóc dị vật rất nguy hiểm bởi dị vật chắn vào đường thở khiến nạn nhân nhanh chóng khó thở, suy hô hấp.

Điều đáng buồn là nhiều cha mẹ chủ quan bỏ qua những triệu chứng ban đầu ở trẻ. Khi vừa hóc dị vật, trẻ thường khó thở, tím tái, khóc thét nhưng sau đó dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì các dấu hiệu này giảm hoặc hết triệu chứng nên nhiều người nhầm tưởng dị vật đã trôi xuống. Song thực tế có những trường hợp bị khó thở, ho dai dẳng sau đó do dị vật vẫn nằm trong thực quản, đường thở ép vào thanh quản, khí quản. Dị vật gây phản ứng tại chỗ làm bị viêm nhiễm, tiết dịch hoặc có thể gây áp-xe tại chỗ, khiến bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp.

Đã có nhiều trường hợp nhầm tưởng rằng con bị viêm phổi, hen suyễn. Nhiều trẻ được cho dùng kháng sinh kéo dài dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn như xẹp phổi, làm mủ trong phổi, hoại tử, áp xe phổi, tràn khí màng phổi...Thậm chí còn để lại những di chứng não nặng nề cho trẻ. Bởi vậy, sau cơn ho sặc sụa của trẻ, dù trẻ đỡ triệu chứng và trở lại bình thường thì cha mẹ cũng cần quan sát, theo dõi. Nếu thấy trẻ húng hắng ho, khò khè cần đưa trẻ tới viện.

Cách sơ cứu nguy hiểm

Tai nạn hóc dị vật rất bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để phòng tránh những nguy hiểm do hóc dị vật, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng người lớn cần phải luôn để ý đến trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi các đồ chơi có thể nhét vừa vào miệng, nhất là với trẻ còn quá nhỏ. Khi cho trẻ ăn uống, cần bỏ hạt và nên tách nhỏ trước khi cho trẻ ăn với những loại trái cây trơn,tròn như vải, nhãn…

Ngoài ra, trẻ nhỏ khi ăn thường có thói quen vừa ăn vừa chạy nhảy nên rất dễ bị sặc, hóc. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ biếng ăn, khi ăn người lớn thường hay pha trò nên trẻ rất dễ bị sặc. Vì thế, hãy tập cho trẻ thói quen khi ăn không cười đùa, chạy nhảy.

Cách sơ cứu khi hóc dị vật nguy hiểm nhiều người vẫn áp dụng là chữa mẹo hay cố gắng làm trẻ nôn ói ra. Điều này không có lợi mà dễ gây biến chứng và làm chậm trễ thời gian đến bệnh viện. Tuyệt đối, không được đặt trẻ nằm ngửa, vuốt ngực xuôi xuôi khiến dị vật rơi vào sâu hơn, thậm chí vào phổi.

Theo BS Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai), thông thường khi thấy con hóc, việc người lớn hay làm đầu tiên là đưa tay vào cổ họng trẻ để móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Việc làm này vô hình chung đã kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng (nhất là hóc thạch, miếng thạch hình trụ, trơn, rất dễ bít kín đường thở của trẻ).

Như trường hợp mới đây tại Cần Thơ, một bé trai 8 tháng tuổi bị con bọ cánh cam bay vào miệng. Thấy con ho sặc sụa, người mẹ cuống cuồng dùng tay mình móc miệng bé để lấy ra. Tuy nhiên, hành động này chỉ lấy ra được 1 phần, xác con bọ sau đó vô tình bị đẩy sâu vào khí quản khiến bé trai bị ho, thở rít, tím tái, có dấu hiệu suy hô hấp.

Bệnh viện cũng từng cấp cứu một bệnh nhi suýt chết vì chữa hóc bằng mẹo ở Bắc Ninh. Cháu bé không may hóc xương cá rô phi, mẹ cháu bèn cho nuốt cơm cháy để đẩy xương cá xuống dạ dày. Tuy nhiên, nuốt cơm xong, cháu càng đau và sưng vùng cổ nhiều hơn, sốt cao, nhiễm trùng.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi nuốt nhầm dị vật nếu không nhớ rõ, cần khai với bác sĩ rõ các triệu chứng bắt đầu và diễn tiến thật chi tiết. Nếu biết rõ nên nhanh chóng đến bệnh viện có đủ điều kiện để được nội soi gắp dị tật ra càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nặng nề. Nội soi tiêu hóa qua đường miệng là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và xử lý dị vật.

Điều cần làm khi trẻ bị hóc dị vật

Với trẻ dưới 2 tuổi, phát hiện trẻ hóc dị vật cần lập tức cho trẻ nằm sấp dọc trên 1 tay của người lớn (nếu trẻ nặng đặt lên chân), giữ cổ thẳng, để đầu chúc xuống, vỗ giữa lưng trẻ nhiều (chỗ giữa hai xương bả vai), khoảng 5 cái để kích thích ho, dị vật bắn ra theo đường ho.

Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa dọc cánh tay, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức. Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). - Trường hợp còn tỉnh: Để cho trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa ho dị vật ra có thể lặp lại.

- Nếu hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa, người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được, trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được cần kết hợp hà hơi thổi ngạt và dùng tay ấn cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân thấy đỡ, tỉnh táo hơn trong khi chờ đợi xe cấp cứu tới.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 17 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 21 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top