Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe

Thứ hai, 15:00 25/03/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Đại học KHTN) cho biết, các hóa chất có trong đũa mà cư dân Trung Quốc đang xôn xao lo ngại như: Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite không đáng lo ngại. Đây là các chất khí bay ngay khi xông và nếu còn lưu lại như sodium sulfite thì sau một thời gian ngắn cũng sẽ bay hết.

Hóa chất được phát hiện ở đũa dùng một lần: Ít ảnh hưởng sức khỏe 1

Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.Ảnh: P.T

 
Chất độc hại lưu lại cực nhỏ
“Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng”.
 
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Theo khảo sát của PV trên nhiều tuyến phố, chợ ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Thành Công, Nghĩa Tân, Hà Đông, các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ, đũa dùng một lần không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan.

Tại các chợ lẻ, các cửa hàng, hoạt động mua bán đũa dùng một lần diễn ra vẫn bình thường. Mọi người dễ dàng mua đũa dùng một lần với giá rất rẻ, từ 12.000-15.000 đồng/bó 50 đôi.

Nhân viên một cửa hàng kinh doanh tạp hóa tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi cũng đọc được thông tin đũa dùng một lần từ Trung Quốc có chứa hóa chất. Nhưng lượng khách mua vẫn nhiều, mỗi ngày cửa hàng bán được khoảng vài trăm tới hàng nghìn đôi, chủ yếu là các quán ăn và đám cưới dùng…”.

Theo PGS Trần Hồng Côn, đũa dùng một lần được làm bằng tre non ngấm nước tốt nên rất dễ bị nấm mốc. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, người sản xuất thường sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hóa chất. Phương pháp sấy khô ít được sử dụng hơn vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hóa chất được sử dụng phổ biến hơn. Lưu huỳnh là chất có thể được sử dụng bởi giá thành rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản...

Đũa dùng một lần được khử bằng lưu huỳnh (khi đốt giải phóng SO2 – dioxit lưu huỳnh). Khí SO2 có thể lưu lại trên bề mặt đũa, người sản xuất thường đem phơi để bay mùi. Nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít, khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), trước đây đã từng có xét nghiệm cho thấy trong đũa dùng một lần có hàm lượng SO2. Các loại đũa, tăm tre hay các sản phẩm được sản xuất từ tre, gỗ, nứa thường được xông SO2 để diệt mốc. Đây là chất khử rất mạnh, diệt nấm mốc rất tốt.

Sau khi xông, khí SO2 tồn dư trên đũa dưới dạng hòa tan sẽ dễ dàng bị phân hủy ở ngay điều kiện bình thường nên ít có hại cho người dùng. Lưu huỳnh tồn dư trong những sản phẩm đũa, tăm tre cực kỳ nhỏ. Sử dụng để gắp thức ăn sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng với những người sản xuất ngửi trực tiếp nhiều khí này sẽ bị ảnh hưởng.

Sử dụng đũa nấm mốc còn độc hại hơn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm: Việc sử dụng tăm đũa mốc hay thuốc mốc còn độc hại hơn nhiều so với độc tố của SO2. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn. Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Còn việc ngâm đũa ra nước màu vàng nếu không có mùi hắc thì không phải là SO2. Thường trong tre non có nhiều chất hòa tan, sau một thời gian dễ bị phân hủy tạo ra màu vàng khi ngâm vào nước.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nhận diện đũa dùng một lần sấy nhiều lưu huỳnh rất dễ bởi mùi của khí rất đặc trưng. Khi bóc lớp nilon đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần loại bỏ những đồ ăn hay vật dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nếu sử dụng đũa dùng một lần, mọi người nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng và nên mua đũa một tuần trước khi ăn. Khi bóc lớp nilong bao gói đũa ra, nếu thấy mùi hăng hắc khó chịu thì nên bỏ không dùng.

Hà My

thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 4 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 22 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 23 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 1 ngày trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Top