Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào?

Thứ sáu, 15:41 08/07/2022 | Xã hội

GiadinhNet - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, việc thay đổi chức năng sông Tô Lịch theo hướng trở thành một tuyến cảnh quan trong đô thị và chức năng thoát nước thay bằng hệ thống hầm ngầm dọc sông, xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Đây là cơ sở để sông Tô Lịch tăng khả năng thoát nước lưu vực cho trận mưa lên đến 500mm.

Sau xe khách, hàng không kiến nghị tăng trần giá vé máy bay vì xăng dầuSau xe khách, hàng không kiến nghị tăng trần giá vé máy bay vì xăng dầu

GiadinhNet - Cục Hàng không Việt Nam đề xuất các giải pháp về giảm phí chuyên ngành hàng không; giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay; điều chỉnh tăng mức tối đa khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa...

Hội thảo khoa học Quốc gia về "Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (công viên Hữu nghị Việt – Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm sông Tô Lịch", vừa được tổ chức tại Hà Nội.

UBND TP Hà Nội, Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì Hội thảo. Đồng chủ trì là Công ty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn  hóa và khoa học-Công nghệ (CTCS).

Sông Tô Lịch có nguy cơ trở thành "sông chết"

Tại hội thảo, ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khẳng định, sông Tô Lịch có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn với Thủ đô. Nếu chúng ta không có quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, khoa học thì sông Tô Lịch có khả năng trở thành dòng "sông chết".

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi Hội thảo khoa học Quốc gia về đề xuất hồi sinh sông Tô Lịch.

Trước thực trạng trên, Công ty CP Tập đoàn môi trường Việt Nhật JVE và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn  hóa và khoa học - Công nghệ đã đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch và hồi sinh sông này thành công viên Lịch sử - Văn hóa – Tâm Linh.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE cho biết: "Điểm nhấn của đề xuất là xây dựng nên điểm nhấn về văn hóa và khai thác được hệ giá trị văn hóa 1.000 năm Thăng Long ngay dọc sông Tô Lịch. Ngoài ra, nếu dòng sông ngầm có hệ thống ngầm chống ngập, kết hợp cao tốc thì bao nhiêu nước sẽ chảy xuống hạ lưu, mà không ùn ứ ở các hố ga, ùn ứ cục bộ ở các khu dân cư".

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 3.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE, khi đã hồi sinh, sông Tô Lịch không chỉ đơn thuần là một dòng sông chứa đầy nước xanh biếc, trong veo như ngày xưa, mà còn được nâng tầm trở thành 1 dòng sông di sản.

"Khi có hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc, mưa lớn nước sẽ chảy vào hệ thống này và thoát nhanh xuống, không liên quan đến mực nước của dòng sông. Hệ thống hầm ngầm này giống như dòng sông ngầm ở dưới sông Tô Lịch có tác dụng tích trữ nước, khi mưa bão đi qua mới bơm nước ra ngoài. Từ đó sẽ khắc phục được tình trạng mưa ngập như hiện nay ở Hà Nội. Giải pháp chống ngập này đã được xây dựng ở Nhật Bản và đem lại hiệu quả rất cao", ông Tuấn Anh giải thích.

Theo ông Tuấn Anh: "Khi đã hồi sinh, sông Tô Lịch không chỉ đơn thuần là một dòng sông chứa đầy nước xanh biếc, trong veo như ngày xưa, mà còn được nâng tầm trở thành 1 dòng sông di sản. Bởi di sản không tồn tại trên những trang sách, trang báo, mà di sản là điểm đến văn hóa cho Thủ đô Hà Nội".

Làm sao để "nâng tầm" sông Tô Lịch?

Tại Hội thảo, ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sông Tô Lịch có 3 nguồn bổ cập nước chính là nước Hồ Tây qua đập điều tiết; sông Lừ và nguồn nước mưa; nước thải từ 24 cửa xả thải lớn dọc 2 bên bờ sông. Trong hệ thống thoát nước của Hà Nội, sông Tô Lịch và lưu vực sông có mật độ dân cư rất cao, tốc độ phát triển đô thị hóa rất mạnh. Do đó, nước thải sinh hoạt đều đổ vào hệ thống thoát nước chung như cống, kênh mương,… rồi đổ ra sông Tô Lịch và các sông: Kim Ngưu, Lừ, Sét. Hiện sông Tô Lịch giống như kênh thoát nước thải của thành phố và được coi là dòng sông chết.

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 4.

Theo ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, dự án kết hợp 3 mục tiêu như đề xuất là công trình rất lớn, có ý nghĩa đặt biệt với Thủ đô.

Theo ông Tuấn, suốt quá trình phát triển, sông Tô Lịch là một dòng sông Lịch Sử, hàm chứa những giá trị văn  hóa, nguồn gốc và giá trị cảnh quan.

Gần đây, Bộ Chính trị đã ban  hành Nghị quyết số 15 (ngày 5/5/2022) về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định nhiệm vụ  cụ thể về xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sông Tô Lịch.

Trong quá trình kiểm soát, cải thiện ô nhiễm môi trường sông Tô Lịch, TP Hà Nội đã triển khai các dự  án đầu tư. Trong đó có dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sử dụng vốn ODA. Bao gồm cải tạo hạ tầng thoát nước khu vực nội thành Hà Nội, cải tạo kè và công trình hạ tầng kỹ thuật dọc sông Tô Lịch gồm cụm công trình đầu mối trạm bơm Yên Sở với 90m3/s, lắp đặt 1 trạm quan trắc tự động nước mặt trên sông Tô Lịch, xé dải phân cách mở  rộng đường Láng kết hợp trồng cây xanh tuyến đường  đi bộ dài gần 4km từ cầu Yên Hòa đến cầu Mọc, tạo cảnh quan ven sông Tô Lịch…

Hiện, TP Hà Nội đang triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Trong đó xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày; xây dựng hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối trên sông Tô Lịch và sông Lừ, với tổng chiều dài cống các loại hơn 52km, đường kính cống từ 400mm - 2.400mm. Dự kiến đến năm 2024 sẽ hoàn thành dự án này.

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 6.

Quang cảnh dòng sông Tô Lịch hiện tại đang bị ô nhiễm bởi 24 cửa xả nước thải của cư dân thành phố.

Ông Tuấn cho biết, dự án này sẽ triệt tiêu nguồn xả thải bẩn vào trong sông Tô Lịch.

Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đang triển khai một dự án phục vụ chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ từ tháng 12/2021và có giao cho Sở TN&MT thực  hiện.

Với việc triển khai Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, TP Hà Nội đã họp và giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch. TP Hà Nội cũng nghiên cứu đề xuất của Công ty JVE gồm giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý môi trường nước, chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm.

Đề xuất này hướng tới 3 mục tiêu: Khôi phục, phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan, môi trường sông Tô Lịch; Kết hợp với giải pháp thoát nước công nghệ trong lưu vực sông cũng như giải quyết vấn đề ngập úng và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt hơn; tổ chức triển khai tuyến giao thông ngầm dọc sông Tô Lịch.

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 7.

Một góc phối ảnh tái hiện các triều đại bên bờ sông Tô Lịch.

Ông Tuấn cho rằng, dự án kết hợp 3 mục tiêu là công trình rất lớn, có ý nghĩa đặt biệt với Thủ đô.

Đóng góp ý kiến cho việc hồi sinh này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, theo định hướng quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt; Quy hoạch thoát nước sông Tô Lịch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 725 ngày 10/5/2013, xác định, sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là thoát nước cho Thủ đô Hà Nội, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực sông Tô Lịch để tự chảy xuống sông Nhuệ, khi nước sông Nhuệ <= 3,5m và được bơm cưỡng bức ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở, với công suất 90m3/s khi mực nước sông Nhuệ dâng cao.

Hệ thống hầm ngầm sông Tô Lịch sẽ 'giải quyết' tình trạng ngập trên toàn thành phố Hà Nội như thế nào? - Ảnh 8.

Một góc phối cảnh Đề án "Xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" đoạt giải "Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội".

Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử, là ý tưởng độc đáo có tính ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, triển khai, lập hệ thống thiết kế đô thị dọc 2 tuyến đường trên địa bàn.

"Đồng thời, xây dựng hệ thống hầm ngầm kết hợp giao thông để tăng khả năng thoát nước cho lưu vực cho trận mưa 500mm là có cơ sở trong bối cảnh thực trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay", ông Tuấn cho hay.

Việc này đồng nghĩa thay đổi chức năng của dòng sông Tô Lịch theo hướng trở thành 1 tuyến cảnh quan trong đô thị, chức năng thoát nước của sông Tô Lịch  được thay thế bằng hệ thống hầm ngầm dọc sông, xác định trong quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.

"Với các nội dung của đề xuất, các Sở, Ngành, thành phố sau khi nghiên cứu thấy rằng, đề xuất tiếp cận có định hướng tốt, có ý kiến của các nhà khoa học, chắc chắn đề xuất này cần được nghiên cứu điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội tới đây" ông Tuấn nhấn mạnh.

Nói về hợp tác giữa Nhật Bản và TP Hà Nội trong lĩnh vực cải thiện môi trường, ông Toriyama Jin - Bí thứ thứ hai, Ban kinh tế - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - cho biết, Nhật Bản đã hợp tác với Thủ đô Hà Nội trong nhiều năm nay về vấn đề cải thiện môi trường nước. Dự án cải thiện môi trường nước với TP Hà Nội đầu tiên được ký kết thỏa thuận quốc tế vào năm 1994. Dự án này khởi đầu cho nỗ lực xử lý nước thải của Hà Nội.

Năm 2013, dự án bảo trì hệ thống thoát nước Yên Xá đã được bắt đầu, đối với dự án này, Nhật Bản đã cung cấp khoản vay ODA khoảng 110 tỷ Yên (tương đương 1 tỷ USD). Với những nỗ lực hợp tác của 2 nước cho đến nay, môi trường nước của Hà Nội đã được cải thiện một phần.

"Gần đây ở Hà Nội đang đối mặt với thực trạng mưa to là ngập úng. Ở Nhật Bản có nhiều giải pháp để khắc phục vấn đề này, trong đó có hệ thống đường hầm thoát nước như nội dung đề xuất dự án mà chủ đề hội thảo đưa ra", ông Toriyama Jin nói.

Chỉ còn vài ngày nữa, giá xăng dầu sẽ giảm mạnhChỉ còn vài ngày nữa, giá xăng dầu sẽ giảm mạnh

GiadinhNet - Nếu Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực trước ngày 01/8/2022, dự kiến, trong kỳ điều hành tới đây (11/7), giá xăng sẽ giảm 1.000 đồng/lít.

B.Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 6 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 7 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 8 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 11 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 11 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top