Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạt dẻ - vua của loài quả khô phòng nhiều bệnh

Chủ nhật, 15:39 11/08/2019 | Sống khỏe

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.

Có nhiều cách dùng để hạt dẻ cho ta những món ăn bổ dưỡng, nhất là với đối tượng già yếu, suy nhược, lưng đau, gối mỏi, sẽ được trường thọ.

Hạt dẻ - vua của loài quả khô phòng nhiều bệnh - Ảnh 1.

Hạt dẻ tươi sống ăn ngon nhưng dễ đầy hơi.

Hạt dẻ phơi khô (không phơi nắng) để hạt dẻ vào túi vải thừa hoặc làn tre thông gió. Hương vị cũng rất ngon. Đã có kinh nghiệm dùng hạt dẻ phơi gió chữa nổi hạch limpho khối u vùng cổ với vai trò tăng sức đề kháng.

Hạt dẻ rang là kiểu ăn dân dã trong tập quán ăn quà của người dân vào buổi tối những ngày giá rét bồi dưỡng loại đường tinh bột hấp thu chậm rất có lợi cho bữa ăn phụ trong ngày.

Hạt dẻ nghiền bột để nấu cháo, chè, bánh ga tô.

Hạt dẻ ninh trong các món ăn với các loại thức ăn động vật (như hạt sen, hạt điều, hạt hạnh đào...) hầm với bầu dục để bổ thận, hầm với phổi bổ phế...

Hạt dẻ kho thịt bò ngọt bùi giảm béo.

Hạt dẻ xào với tề thái là món ăn quen miệng của người dân Tô Châu (Trung Quốc).

Hạt dẻ xào đường là món ưa thích của Từ Hy Thái Hậu.

Ăn hạt  dẻ nóng sẽ mềm, ngọt, thơm hơn nhưng không ngọt mát như khi ăn nguội.

Một số món ăn phòng chữa bệnh bằng hạt dẻ:

Nhuận táo, tan đờm, điều hóa chức năng  dạ dày: Hạt dẻ 250g, thịt lợn nạc 500g, gia vị vừa đủ. Ninh nhừ. Ăn với cơm. Dùng tốt cho trường hợp viêm phế quản mãn tính, ít đờm.

Bổ thận khí, âm trung tiện, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt. Dùng cho người tỳ vị yếu, phù nề, phụ nữ sau sinh: Hạt dẻ 150g, gà trống choai chỉ lấy phần thân (bỏ đầu, cổ, chân), trứng gà 1 quả, bột nước 30g, nước thịt luộc 0,75 lít. Gia vị: xì dầu, hành gừng.

Bổ thận, khí huyết, tỳ vị: Dùng cho người thận hư suy nhược, mất ngủ hay quên: Hạt dẻ 200g, nấm hương 5 cái, chim bồ câu non 1 con. Gia vị nước luộc thịt 2 bát con, rượu 1 thìa con, nước gừng 1 thìa con, hạt tiêu một ít, dầu vừng, xì dầu. Ướp thịt chim vào gia vị. Rán qua rồi cho tất cả vào ninh chín.

Bổ âm nhuận táo, bổ thận khỏe cơ. Dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi: Hạt dẻ 150g, bách hợp 20g, khiếm thực 15g, thịt nạc 100g, cá tươi 1 con 250g. Cá rán hơi vàng rồi cho các thứ còn lại ninh trong 2 giờ, nêm gia vị.

Bổ tỳ thận chữa tiêu hoá kém lưng đau, gối mỏi, phòng chống ung bướu. Hạt dẻ 100g, nấm đầu khỉ (hầu thủ) 200g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, đường 15g, xì  dầu 10g, dầu thực vật 35g. Phi thơm hành gừng cho rượu, xì dầu đảo đều rồi cho hạt dẻ và nấm, ít nước. Đun sôi rồi nhỏ lửa sao nhừ, nêm gia vị. Ăn với cơm.

Bổ thận khí, chắc răng: Hạt dẻ 100g, gạo 100g, đường phèn 100g, nước 1 lít. Hạt dẻ rang thơm nghiền nhỏ, cho đường phèn vào. Gạo nguyên hạt hoặc tán bột nấu cháo cho bột dẻ rang vào cháo ăn.

Chứng huyết ứ trệ, kinh lạc không thông làm cho tinh không xuất được gây đau tức bẹn âm ỉ: Hạt dẻ 100g, cải bắp 200g. Nước luộc gà, rượu, đường, gia vị. Hấp hạt dẻ với nước luộc gà, xì dầu cho nhừ. Xào cải bắp vàng thì vớt ra nhúng nước sôi hết dầu. Cho tất cả nấu thành canh. Muốn sánh thì cho bột. Cách ngày ăn một lần.

Chữa ho gà (ho từng cơn): Hạt dẻ 30g, thịt bí đao 30g, râu bắp 6g, đường phèn 30g. Nước 500ml nấu lấy 250ml nước pha đường phèn để uống, ngày 1 lần liền 10 - 15 ngày.

Tư bổ ngũ tạng, khí khuyết, cường gân kiện cốt: Dùng cho người già yếu, thiếu máu. Hạt dẻ 100g, trứng gà 100g, ninh hạt dẻ nhừ rồi đập trứng vào, nêm gia vị vừa ăn.

Nhuận da, dưỡng nhan sắc chữa mỡ máu cao, vàng da, ho, phù: Hạt dẻ 300g, táo đỏ (táo tầu) 100g, cẳng chân trước lợn 300g (chặt nhỏ), ít rượu, xì dầu, gia vị gừng hành... Tất cả cho với nước vừa đủ hầm chín, nêm gia vị nấu cho nhừ. Có thể vớt bỏ váng bọt mỡ cho đỡ béo ngậy rồ ăn.

Cách bóc vỏ hạt dẻ lấy nhân làm thức ăn, thuốc: Nếu rang hạt dẻ thì trước đó dùng  dao rạch 1 đường trên hạt dẻ thì khi rang nóng vỏ rẽ nứt ra, dễ bóc.

Nếu luộc thì trước đó cho ít dầu rán vào nước luộc thì vỏ hạt dẻ sẽ mềm hơn nên dễ bóc.

Hạt dẻ tính ôn, vị ngọt, rất bổ (bổ khí, tỳ phế, thận) nên người xưa còn nói dẻ có công dụng giống đảng sâm, hoàng kỳ. Do đó hạt dẻ được ưa dùng cho bệnh nhân mạn tính và thời kỳ hồi phục. Nhưng không nên lạm dụng vì sẽ bị nê trệ, gây khó tiêu đầy hơi. Một số tài liệu khuyên người bị tiểu đường không nên ăn các món có hạt dẻ (?)

Ngày nay hạt dẻ được dùng trong làm thức ăn dinh dưỡng phòng chữa mỡ máu cao, xơ vữa mạch, tăng huyết áp, bệnh tim. Có hiệu quả trị liệu đối với viêm loét xoang miệng, lưỡi, môi (do thiếu vitamin nhóm B nhất là B2), hạt dẻ phòng chữa loãng xương tráng dương và ung thư...

Hạt dẻ và các loại hạt nói chung nhất là hạt vỏ cứng hạt hồ đào, điều, hướng dương, bí đỏ... có chung một số thành phần hoá học và tính năng công dụng gần giống nhau. Theo kinh nghiệm dân gian một số nước ngoài hạt làm thức ăn, hoa làm hương vị cho thuốc lá, lá làm thuốc chữa các bệnh đường hô hấp mạn tính, ho gà, đau nhức khớp, đau lưng, giãn cơ khớp, cầm máu.

Theo BS. Phó Thuần Hương/Sức khỏe & Đời sống 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 9 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 9 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 12 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top