Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng vạn bệnh nhân HIV/AIDS: Lo lắng trước thông tin quốc tế sẽ cắt giảm thuốc điều trị

Thứ tư, 08:49 20/04/2016 | Y tế

GiadinhNet - Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết nguồn viện trợ thuốc ARV kháng virus HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017. Điều này khiến nhiều bệnh nhân mắc “căn bệnh thế kỷ” đang rất hoang mang, lo lắng.

Bệnh nhân đến đăng ký lấy thuốc ARV. (Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
Bệnh nhân đến đăng ký lấy thuốc ARV. (Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS)

Người bệnh khắp nơi lo lắng

Chị L. ở phố Thái Thịnh, quận Đống Đa (Hà Nội) vốn là một bệnh nhân HIV điều trị bằng thuốc ARV từ nhiều năm nay cho biết, chị vẫn lấy thuốc từ khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai. “Tới đây, viện trợ từ quốc tế cắt, người bệnh như chúng tôi chưa biết phải làm thế nào. Có thuốc để mua không? Hết ưu đãi rồi thì có đắt không?”, nhiều câu hỏi chị L. đặt ra với tâm trạng lo lắng.

Mở lòng với chúng tôi, chị L. cho hay mình bị lây nhiễm HIV từ chồng. Là con út trong gia đình làm nghề giáo ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, hơn 10 năm trước, khi phát hiện ra mình bị “căn bệnh thế kỷ” từ người yêu, cũng là bạn học hồi cấp III của mình, chị L. đã có lúc định tìm đếm cái chết. Rồi cú sốc cũng nguôi ngoai, chị tìm đến các hoạt động liên quan đến HIV; Hội Chữ thập Đỏ quận Đống Đa, các lớp tập huấn của dự án HIV.

Bấy lâu nay, nhờ có thuốc ARV chị vẫn sống khỏe mạnh và đã sinh một bé gái. Con gái của chị hiện đang học cấp 1. Tuy nhiên, cũng như nhiều người đồng cảnh ngộ khác, chị L. trĩu nặng ưu tư: “Ai cũng lo lắng trước thông tin tới đây ngừng cấp thuốc miễn phí. Không chỉ các bệnh nhân ở Hà Nội sinh hoạt cùng tôi trong các câu lạc bộ mà những người tỉnh thành khác mà chúng tôi được gặp trong các chuyến đi, tuyên truyền phòng chống HIV cũng chung lo lắng đó. Khắp các tỉnh Bắc, Trung, Nam tôi đặt chân tới, ai cũng quan tâm đến vấn đề thuốc chữa bệnh cho tương lai lâu dài”.

Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu có dự án của các chương trình quốc tế tài trợ thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân từ Mỹ. Bác sỹ Đỗ Duy Cường, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai là một trong những người tiên phong triển khai các phòng khám HIV ở tuyến huyện ở nhiều tỉnh trong cả nước. Trước viễn cảnh thiếu thuốc điều trị, trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Cường không khỏi băn khoăn: “Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ thuốc ARV hết năm 2018. Về lâu dài, chúng tôi chưa có phương án cụ thể nào về việc này. Việc quốc tế sẽ ngừng viện trợ thuốc, khiến cho hơn 1.500 bệnh nhân ở khoa Truyền nhiễm rất lo lắng”.

Cần 420 tỷ đồng mỗi năm

Trong bối cảnh các nguồn viện trợ cho phòng, chống HIV/AIDS đang bị cắt giảm và có thể dừng lại sau năm 2017, Bộ Y tế xác định nguồn tài chính từ Quỹ BHYT là giải pháp. Để có thể sử dụng nguồn quỹ này, Bộ Y tế có chỉ đạo quyết liệt nhằm kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo hướng thực hiện khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS chi trả qua BHYT. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là Quỹ BHYT chỉ có thể chi trả cho các dịch vụ y tế thuộc phạm vi thanh toán của BHYT và cho các cơ sở y tế có chức năng khám chữa bệnh. Trong khi đó, phần lớn các cơ sở điều trị HIV/AIDS hiện nay lại không chính thức thuộc hệ điều trị. Vì vậy, theo quy định hiện hành, các cơ sở này không được BHYT thanh toán và cần đưa vào hệ thống.

Được biết, toàn quốc có 316 cơ sở điều trị HIV/AIDS, trong đó có 208 phòng khám thuộc bệnh viện và trung tâm y tế có chức năng khám chữa bệnh (chiếm 64%) và 108 phòng khám tại các trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (chiếm 36%). Các phòng khám này không có chức năng khám chữa bệnh do đó không đủ điều kiện để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh do BHYT chi trả.

Người nhiễm HIV/AIDS nếu không có thuốc ARV để uống sẽ tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và sẽ dẫn tới tử vong; nếu không được uống thường xuyên và liên tục sẽ gây nguy cơ HIV kháng thuốc dẫn đến chi phí điều trị tăng gấp 7-8 lần. Việc gia tăng số người nhiễm HIV và nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ làm tăng chi phí y tế, chi phí an sinh xã hội mà người nhiễm HIV hoặc Chính phủ phải chi trả. Vì vậy, việc duy trì điều trị HIV bằng thuốc ARV luôn cần phải được đảm bảo.

Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thì chỉ có 30% số người nhiễm HIV điều trị ARV là có bảo hiểm. Giải pháp của Cục Phòng chống HIV/AIDS là phấn đấu đến 2020 khoảng 70-80% số người nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế để có nguồn tài chính chi trả.

Một giải pháp khác cũng được đưa ra, đó là khuyến khích các công ty cung ứng thuốc ARV tập trung sản xuất các mặt hàng thuốc chủ yếu cho người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam tuy có khả năng sản xuất thuốc ARV trong nước, nhưng mới chỉ sản xuất được thuốc phác đồ điều trị bậc 1 trong khi đó, số bệnh nhân cần thuốc phác đồ điều trị bậc 2 lại đang gia tăng.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, chi phí thuốc ARV điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay là khoảng 10.000 đồng/ngày/bệnh nhân. Nếu nguồn viện trợ bị cắt giảm hoàn toàn, sẽ phải cần đến khoảng 420 tỷ đồng mỗi năm cho kinh phí mua thuốc ARV. Việc bệnh nhân HIV tự chi trả cho thuốc là khó khả thi vì hầu hết người nhiễm HIV là những người không có khả năng tự chi trả cho việc điều trị liên tục và suốt đời. Vì vậy khó khăn lớn nhất là làm thế nào có đủ nguồn tài chính mua thuốc ARV để tiếp tục cung cấp cho khoảng gần 100.000 người đang được điều trị và mở rộng cho 90% người nhiễm HIV được phát hiện, tức là khoảng 200.000 người được điều trị vào năm 2020.

Thuốc kháng virus HIV (ARV) được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2004 đã giúp hàng trăm nghìn bệnh nhân chiến đấu với căn bệnh này. Từ 400 người, đến nay sau hơn 10 năm đã có khoảng hơn 100.000 người nhiễm HIV ở Việt Nam được điều trị bằng ARV, 95% kinh phí cho nguồn thuốc này nhờ vào viện trợ của các tổ chức quốc tế.

Hà Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top