Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàn Quốc "chịu chi" để khuyến sinh

Thứ bảy, 13:37 26/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mức sinh của Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 1,0 và có xu hướng giảm tiếp. Chính phủ nước này đã tung ra nhiều gói "kích cầu" sinh cho người dân.

Năm 2017, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc là 1,05 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chỉ bằng một nửa so với mức sinh thay thế. Giới chức nước này gọi đây là mức thấp kỷ lục. Nhưng tới năm 2018, con số này còn hạ xuống thêm, thậm chí còn trở thành quốc gia đầu tiên có mức TFR thấp hơn 1,0 (chỉ 0,98 con/phụ nữ). Thủ đô Seoul cũng chính là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất ở Hàn Quốc.

Trang https://kosis.kr/ của Dịch vụ thông tin thống kê Hàn Quốc mới đây đưa tin TFR của Hàn Quốc năm 2019 chưa đến 0,92, thấp hơn cả năm 2018. Năm 2020, dự kiến con số này ​​sẽ thấp khoảng 0,8, theo tờ Korea Times.

Trong một cuộc làm việc với Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) về hợp tác quốc tế Việt Nam - Hàn Quốc trong dân số và phát triển cách đây không lâu, TS Ko Woo Rim (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc), cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến mức sinh thấp ở Hàn Quốc, trong đó, áp lực dân số từ thế hệ đi trước trong việc sinh ít con cùng với tình trạng giới trẻ Hàn Quốc hiện tại có xu hướng kết hôn muộn để tập trung phát triển, xây dựng sự nghiệp tại các thành phố, đô thị lớn cũng khiến họ sinh ít hoặc trì hoãn việc sinh con. Một nguyên nhân khác đến từ tác động của chính sách can thiệp tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hàn Quốc vào những năm 1990 của thế kỷ trước cũng khiến mức sinh bị giảm xuống.

Học phí trẻ em cao và giá nhà tăng vọt, cũng như những khó khăn mà phụ nữ đối mặt khi tìm việc sau khi dành nhiều năm nghỉ làm để nuôi dạy con, cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân vì sao phụ nữ xứ Kim Chi sinh ít con.

Cũng theo vị chuyên gia này, trong tương lai, nếu Hàn Quốc không có các biện pháp can thiệp kịp thời và quyết liệt hơn nữa, đất nước Hàn Quốc có thể bị "xóa sổ" trên bản đồ thế giới hay nói cách khác, người dân nước này sẽ bị "tuyệt chủng" vào khoảng những năm 2750 do mức sinh quá thấp.

Hàn Quốc chịu chi để khuyến sinh - Ảnh 1.

Nhiều phụ nữ Hàn Quốc muốn bảo đảm thu nhập trước khi lập gia đình. Ảnh: NEWS


Trong thời gian qua, Chính phủ Hàn Quốc đã chi một nguồn ngân sách không hề nhỏ cho việc cải thiện tỷ lệ sinh, khuyến khích mô hình các gia đình đông con. Kể từ năm 2006, chính phủ nước này đã có tới 4 lần tung ra các gói "kích cầu" sinh đẻ, chi hơn 100 tỉ USD để khuyến khích tăng sinh con nhằm ngăn chặn khủng hoảng nghiêm trọng về nhân khẩu.

Năm 2016, chính phủ đã cố gắng nâng cao tỷ lệ sinh đẻ bằng cách công bố một "bản đồ sinh đẻ" làm nổi bật những khu vực có tỷ lệ sinh đẻ cao nhất của Hàn Quốc bằng mầu hồng tươi, nhằm khuyến khích phụ nữ các khu vực khác noi theo. Các chính sách khuyến khích sinh đẻ mới tiếp tục được ban hành. Chính phủ đã thông báo những biện pháp cải thiện việc chăm sóc trẻ em và tăng cường hỗ trợ những gia đình chỉ có bố hoặc mẹ. Tổng thống Hàn Quốc còn cam kết giải quyết tình trạng bất bình đẳng về giới tính trong trả lương và đối xử với phụ nữ ở nơi làm việc. Điều này khuyến khích mọi người tự do lựa chọn sống như thế nào hơn là khuyến khích sinh đẻ.

Nhưng mọi nỗ lực của Hàn Quốc có vẻ không thể đảo ngược xu hướng, không thể đưa TFR năm 2020 theo mục tiêu đạt 1,5 con (mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020), ngược lại, số con trung bình của mỗi phụ nữ ở đây chỉ già nửa so với mục tiêu.

Mức sinh ngày càng ghi những kỷ lục thấp mới khiến nước này đối diện nguy cơ bất ổn về dân số trong tương lai. Đó là mối lo ngại về thiếu hụt nguồn nhân lực, làm tăng chi phí trợ cấp xã hội, đồng thời giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á. Trong 6 năm tới, Hàn Quốc được dự đoán trở thành "xã hội siêu già". Đây được coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới.

Ngày 15/12, Chính phủ Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp báo công bố hàng loạt biện pháp tài trợ nhằm thúc đẩy tỉ lệ sinh con tại xứ sở này. Trong đó, từ năm 2022, trẻ dưới 12 tháng sẽ được cấp 300.000 won (274 USD tương đương khoảng hơn 6 triệu đồng) mỗi tháng. Mức trợ cấp này sẽ tăng dần đến mức 500.000 won (457 USD - 10,5 triệu đồng) vào năm 2025. Khoản trợ cấp sẽ tách biệt với khoản trợ cấp hàng tháng 100.000 won (2 triệu đồng) cho mỗi trẻ em dưới bảy tuổi.

Hàn Quốc chịu chi để khuyến sinh - Ảnh 2.

Bài học về mức sinh của Hàn Quốc là lời cảnh tỉnh cho nhiều quốc gia nếu không can thiệp sớm, điều chỉnh mức sinh hợp lý vì tương lai bền vững. Ảnh: CNN


Các cặp vợ chồng mong có con sẽ nhận được khoản tiền thưởng 2 triệu won (khoảng 40 triệu đồng) bắt đầu từ năm 2022 và mức hỗ trợ chi phí y tế hiện tại là 600.000 won (12 triệu đồng) cho mỗi thai phụ sẽ tăng lên 1 triệu won (20 triệu đồng). Các biện pháp khác bao gồm khuyến khích tiền mặt cho những người sắp nghỉ phép và nhiều quyền lợi hơn cho các gia đình có nhiều con.

"Các biện pháp này phù hợp với một kế hoạch rộng lớn hơn là chi 196 nghìn tỷ won vào năm 2025 để chống lại tỷ lệ sinh thấp" - tờ Korea Times viết.

Q.An (t/h)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top