Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai ngộ nhận thái quá về sữa mẹ và da kề da cho trẻ

Thứ bảy, 21:05 17/03/2018 | Sống khỏe

Da kề da sau khi sinh có nhiều lợi ích, nhưng dùng biện pháp này để chữa bệnh cho trẻ có thực sự hiệu quả?

Trào lưu sinh con thuận tự nhiên mới đây trong một bộ phận thai phụ được xem là phi khoa học, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Dù thông tin một trường hợp tử vong cả mẹ lẫn con do tự sinh tại nhà theo trào lưu này là thất thiệt nhưng đây cũng là cảnh báo một thực tế có nhiều mẹ đang tin và có xu hướng thực hiện. Bên cạnh đó, có những hiểu nhầm trong quá trình chăm sóc con mà người mẹ cần nắm rõ.

Da kề da để chữa bệnh

Cũng xuất phát từ tâm lý chăm con một cách "thuận tự nhiên" nhất, nhiều chị em đã chia sẻ cho nhau cách trị bệnh bằng da kề da.

Theo đó, khi bé bị sốt, họ cương quyết không cho con dùng thuốc hoặc các biện pháp khác, chỉ dùng cách da kề da để hạ sốt cho bé.

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết da kề da sau sinh là một biện pháp rất khoa học và được nhiều bệnh viện trên thế giới áp dụng. Theo đó, ngay sau khi sinh, em bé sẽ được đặt ngay trên bụng, trong lòng người mẹ, da - tiếp - da với mẹ. Biện pháp này được đánh giá là tốt cho cả mẹ và bé.

Thứ nhất, da kề da giúp ủ ấp cho trẻ, chống lạnh ngay sau khi trẻ rời bụng mẹ. Khi trẻ không bị lạnh sẽ tăng sức đề kháng. Việc này còn có ý nghĩa tăng tình mẫu tử. Người mẹ khi được ôm con trong khoảnh khắc sau 9 tháng 10 ngày sẽ rất sung sướng, hạnh phúc. Nhờ năng lượng tích cực đó, dạ con của mẹ sẽ co tốt hơn, nhanh hồi phục.

“Đặc biệt, việc da kề da với mẹ còn cho em bé có cơ hội tiếp cận ngay làn da người mẹ với một số vi khuẩn thông thường, điều này giống như việc em bé được tiêm chủng sớm, từ đó tăng khả năng miễn dịch. Đây là một phát hiện mới về tác dụng của da kề da ngay sau sinh”, PGS Ánh nói.

Theo chuyên gia này, phương pháp da kề da có ý nghĩa nhất ngay sau khi trẻ chào đời. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sau này, các tác dụng trên không còn đầy đủ.

Riêng việc dùng da kề da để hạ sốt hoặc chữa các bệnh cho trẻ, PGS Ánh khẳng định mỗi phương pháp chỉ có một giá trị điều trị nhất định, không thể thay thế cho phương pháp khác.

“Mặc dù da kề da giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhưng không phải vì thế mà đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, chẳng hạn trong trường hợp bé bị sốt do nhiễm trùng hoặc rối loạn điện giải do ra nhiều mồ hôi. Mỗi trường hợp sốt hoặc bệnh có nguyên nhân khác nhau, tùy theo đó sẽ có cách điều trị khác nhau”, PGS Ánh phân tích.

Sữa mẹ là thần dược?

Về việc một số bà mẹ có quan điểm cho con bú càng lâu càng tốt, có những người khi con 6 tuổi vẫn không cai sữa mẹ, chuyên gia này phân tích: “Sữa mẹ rất cần trong giai đoạn đầu khi đứa trẻ chưa thể ăn được. Tuy nhiên khi trẻ có thể tự ăn được và lớn lên thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên nhiều. Con lớn thì sữa mẹ loãng hơn, mẹ không thể chuyên tâm bồi bổ để cho sữa thì lúc này sữa không còn nhiều chất và không đáng bao nhiêu so với nhu cầu của một đứa trẻ, không cung cấp đầy đủ hệ miễn dịch cho bé nữa”.

Do đó, PGS Ánh lưu ý dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ đồng thời giúp sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé tốt hơn nhờ kháng thể trong sữa. Tuy nhiên không thể coi sữa mẹ có thể thay thế tất cả, sữa mẹ không thể chữa tất cả các bệnh cho bé.

Theo Hà Quyên

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 21 phút trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 5 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Top