Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Trẻ dưới 5 tuổi mắc tay chân miệng gia tăng

Thứ hai, 09:12 21/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Tại khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm của các bệnh viện lớn ở Hà Nội, số trẻ mắc tay chân miệng đang gia tăng mạnh, đặc biệt là những bệnh nhi dưới 5 tuổi. Trong số này đã chắc chắn có 2 ca dương tính với virus EV71. Bệnh này có khả năng gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

BS Nguyễn Văn Thường, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: V.Thu
BS Nguyễn Văn Thường, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: V.Thu

Dễ nhầm bệnh với chứng nhiệt miệng

Chị Thùy Anh (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con trai 3 tuổi của chị bị bệnh tay chân miệng. Năm ngày trước, thấy con trai đi học về bị mệt, ăn ít hẳn, kêu đau miệng, chảy nước bọt liên tục, chị kiểm tra miệng của con thì phát hiện có nốt tròn như bị phỏng nước. Nghĩ con bị nhiệt miệng do nóng trong người, chị tích cực cho uống vitamin C, đun chè đỗ đen lấy nước cho con uống nhưng không đỡ.

Hai ngày sau, thấy tình hình không khả quan hơn, thậm chí bé khó ngủ, thỉnh thoảng giật mình bất thường, sốt liên tục không hạ, chị tức tốc đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khám thì “té ngửa” khi bác sĩ thông báo, con trai chị bị tay chân miệng. “3 ngày điều trị cháu có đỡ nhưng con vẫn quấy khóc, cứ ăn vào là nôn trớ hết ra. Ngủ thì cứ 15 - 20 phút lại giật mình khóc. Bố mẹ vì thế cũng thức suốt theo con”, chị Thùy Anh nói.

BS Nguyễn Văn Thường - Trưởng khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), người trực tiếp điều trị cho con trai chị Thùy Anh chia sẻ, thời điểm này, bệnh nhi nhập viện vì tay chân miệng tăng mạnh nhất so với số bệnh nhân mắc bệnh lý khác. So với cùng kỳ mọi năm, bệnh nhân tay chân miệng năm nay cũng có xu hướng tăng mạnh hơn hẳn. Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 3-5 ca mắc tay chân miệng. Số ca điều trị nội trú tại khoa khoảng hơn 10 cháu. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay là trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm trẻ em 3 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non.

BS Thường cho biết, mùa dịch của bệnh tay chân miệng rơi vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, nghĩa là thời điểm này mới ở giai đoạn đầu của mùa dịch song lượng bệnh nhi phải nhập viện đã tăng rất mạnh. BS Thường cũng cho biết, qua thăm khám, theo dõi, đa số bệnh nhi nhập viện do tay chân miệng khi bệnh diễn tiến ở giai đoạn độ 2A với các triệu chứng điển hình như: Sốt cao trên 39oC, sốt kéo dài trên 2 ngày, đã có loét miệng, xuất hiện nốt phồng ở tay, chân.

“Qua xét nghiệm, chẩn đoán ban đầu có khá nhiều ca dương tính với virus Enterovirus 71 (EV71) – chủng virus tay chân miệng gây biến chứng nặng. Rất may là đến thời điểm này tại bệnh viện chưa ghi nhận ca mắc tay chân miệng nào biến chứng nặng. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị kịp thời”, BS Thường thông tin.

Tiêu hóa là đường lây truyền chính

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, ThS Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, thời điểm này bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca bệnh nhập viện do tay chân miệng, hầu hết là bệnh nhi. Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), 3 tháng qua đã điều trị cho 24 trường hợp mắc tay chân miệng.

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 176 ca mắc bệnh này rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã. Tháng 1 có 52 ca, tháng 2 ghi nhận 47 ca, song số bệnh nhân trong tháng 3 tăng cao với 73 ca. Nhiều ca bệnh đi kèm với các chứng viêm phổi, tiêu chảy do virus Rota… khiến trẻ mệt mỏi kéo dài. Dù chưa có trường hợp tử vong nào nhưng đáng lưu ý là đã có 2 ca cho kết quả dương tính với virus EV71, có khả năng gây các hội chứng thần kinh não, màng não, hô hấp, tim mạch dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao và rất nhanh.

BS Nguyễn Văn Thường cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ thường bị mắc tay chân miệng do cầm, ngậm đồ chơi, vật dụng. Bệnh nhân mắc bệnh này thường diễn biến khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Với những bệnh nhân nhẹ có thể theo dõi điều trị tại nhà. Việc điều trị chủ yếu là giảm đau, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, hạn chế vận động, vệ sinh răng miệng.

Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể diễn tiến rất nhanh, người bệnh có thể gặp phải 3 biến chứng nguy hiểm là viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do vậy, quan trọng nhất là phải theo dõi chặt diễn tiến bệnh để có thể đưa bệnh nhân đi viện điều trị kịp thời nếu phát hiện triệu chứng của biến chứng. Nếu thấy bé giật mình chới với, sốt cao liên tục, đi đứng lảo đảo, ngồi không vững, run tay khi cầm vật dụng, yếu tay chân nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả là vệ sinh cá nhân và vệ sinh – khử khuẩn môi trường (sàn nhà, đồ đạc, vật dụng thường có tiếp xúc với bàn tay…). Trẻ bị bệnh phải được cách ly, cho nghỉ học để không lây nhiễm bệnh sang các bạn khác.

Cũng theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng khi mới khởi bệnh rất dễ nhầm với triệu chứng của một số bệnh khác như: Viêm da, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm đường tiêu hóa, sốt virus, viêm màng não… do đó không được phép chủ quan. Có thể phân biệt tay chân miệng với một số bệnh khác thông qua các biểu hiện, triệu chứng sau: Với bệnh tay chân miệng, các bóng nước (nốt ban) xuất hiện nhanh trên niêm mạc miệng và vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt, bóng nước cũng xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Với bệnh viêm da mủ, các ban gây đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng. Với bệnh thủy đậu, các ban nổi rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào…

Các bác sĩ truyền nhiễm cảnh báo, khi thấy trẻ sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục lúc mới thiu thiu ngủ, run chân tay, chới với giơ tay lên, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay. Một khi để trẻ tới mức tay chân lạnh, da nổi hoa thì tình hình đã rất nghiêm trọng. Khi vào bệnh viện, bé sẽ được các bác sĩ chỉ định tiến hành làm các xét nghiệm như: Công thức máu, đường máu, khí máu, X-quang phổi…

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 9 phút trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 3 giờ trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 5 giờ trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Cứu sống cụ ông 75 tuổi hóc dị vật xương gà nguy kịch

Y tế - 18 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi thành công lấy dị vật xương gà nhiều ngạnh phức tạp cắm vào thực quản, cứu sống cụ ông 75 tuổi.

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Người đàn ông 46 tuổi ở Bình Phước bị heo cắn nát bộ phận sinh dục

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rách một phần vùng da bìu và dương vật, vỡ bao trắng thể hang, mất nhiều máu.

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Giải pháp thúc đẩy ngành dược Việt Nam phát triển ngang tầm các nước tiên tiến

Y tế - 1 ngày trước

Công nghiệp dược phẩm ở nước ta những năm gần đây có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngành dược Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... để phát triển ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 2 ngày trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 2 ngày trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Top