Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội sẽ làm gì với những ngôi nhà rộng vài m2?

Thứ ba, 08:43 16/01/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Sau nhiều năm, ban ngành chức năng TP Hà Nội vẫn chưa thể xử lý dứt điểm các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo xuất hiện tràn lan trên các tuyến phố. Mới đây, Sở Xây dựng tiếp tục ra các phương án mạnh tay để thu hồi, dỡ bỏ các công trình vi phạm này ngay trong quý I/2018.


Hai công trình siêu mỏng nằm trên đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ - Hà Nội).     Ảnh: Nhật Tân

Hai công trình siêu mỏng nằm trên đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ - Hà Nội). Ảnh: Nhật Tân

Những ngôi nhà rộng vài m2 giữa lòng Thủ đô

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 302 nhà “siêu mỏng, siêu méo” được xây dựng từ năm 2002, 2003. Tính đến nay, lực lượng chức năng mới xử lý được 170 công trình, còn tồn đọng 132 trường hợp. Điều đáng nói, tại những ngôi nhà có diện tích nhỏ này, các hộ dân đang sinh sống ổn định nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Nổi bật nhất của tình trạng này chính là các con phố lớn như Kim Liên-Xã Đàn, Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu, Thanh Nhàn… Tại đây có những ngôi nhà có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại từ 3-5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường dày 12cm nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề.

Trong lúc công trình cũ chưa được xử lý, hàng chục nhà “siêu mỏng, siêu méo” lại tiếp tục xuất hiện trên địa bàn quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ khi dự án đường Vành đai II (đoạn đường Nhật Tân-Xuân La-Bưởi); Trần Phú-Kim Mã, đường Thanh Nhàn vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chỉ tính riêng phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy và Xuân La của quận Tây Hồ đã có hơn 10 nhà “siêu mỏng, siêu méo”.

Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại con phố Trần Khát Chân mới được hoàn thành giữa năm 2017, thì hai bên đường cũng xuất hiện nhiều ngôi nhà “siêu mỏng, siêu méo”, hình thù kỳ dị. Có ngôi nhà chỉ khoảng 5 - 7m2 được chồng 3 tầng, tầng 1 nhanh chóng được sử dụng để kinh doanh. Bên cạnh đó, có nhiều ngôi nhà xây nhà cấp bốn với diện tích mặt tiền rộng 1,5 – 2m2 cũng được tận dụng để buôn bán.

Bác Lan, một hộ dân sinh sống cạnh con phố này cho biết: “Đường Trần Khát Chân mới xong đầu năm nay, các nhà mới bắt đầu xây dựng lại nhà cửa. Nhiều nhà diện tích chỉ còn khoảng 7m2 đất nhưng không hiểu sao vẫn được xây 2,3 tầng. Có nhà chỉ khoảng 2 - 4m2 thì cho xây thành các ki ốt nhỏ để kinh doanh”(?).

Tương tự, tại cuối đường Kim Mã – Voi Phục, từ nhiều năm nay đã xuất hiện rất nhiều ki-ốt nhỏ, siêu mỏng, nằm trên vỉa hè dành cho người đi bộ. Mỗi khi lưu thông qua tuyến đường, người dân phải đi xuống lòng đường do các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè. Thừa nhận vấn đề nhức nhối trên, bà Phạm Thị Toàn, tổ phó tổ dân phố số 8, khu dân cư số 4 (phường Ngọc Khánh – quận Ba Đình) cho biết: “Ở đây có nhiều ngôi nhà lấn chiếm toàn bộ đất mặt đường trong suốt thời gian dài mà không chịu trả lại. Từ hàng chục năm trước khi tiến hành xây dựng đường, một số hộ dân còn khoảng đất ven đường nên cố tình ở lại, xây chòi để sử dụng hoặc cho thuê kinh doanh gây mất bộ mặt mỹ quan cả khu phố”.

Chủ nhà quyết “ôm” đất

Đánh giá tình hình công tác thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Nguyễn Việt Dũng cho biết, ngoài 132 công trình không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng tồn tại cũ (trước năm 2005), 56 trường hợp tồn tại ở giai đoạn 2014 - 2016, năm 2017 khi thi công tuyến Vành đai 3 ở đường Phạm Văn Đồng, phát sinh 8 trường hợp mới.

Thực tế, tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” vốn là câu chuyện “biết rồi khổ lắm, nói mãi”. Qua khảo sát tại Hà Nội, không khó để bắt gặp những ngôi nhà dị dạng “đầu thừa, đuôi thẹo”. Mặc dù chính quyền, chủ đầu tư và hộ liền kề có thuyết phục “gẫy lưỡi”, nhiều chủ sử dụng đất dạng “siêu mỏng, siêu méo” vẫn kiên quyết “ôm” đất hoặc đưa ra giá trên trời (hàng tỷ đồng cho 5 - 7m2 đất) như... thách đố đối tác.

Nêu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉnh trang đô thị chưa tốt. Việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường, thiết kế đô thị chưa tính toán kỹ dẫn đến sau giải phóng mặt bằng, diện tích đất còn lại của nhiều mảnh đất không đủ điều kiện xây dựng. “Hiện nay, khi làm đường, chúng ta chỉ đền bù đường vừa đúng chỉ giới đỏ, còn vài mét cũng không đền bù, chỗ đất còn lại vừa mỏng, lại méo nên người dân muốn bán cũng không dễ. Đồng thời, do chưa có một cơ quan trung gian đứng ra thỏa thuận giá giữa chủ nhà có đất “mỏng, méo” đằng trước và chủ nhà đằng sau, dẫn đến khó khăn cho việc hợp thửa, hợp khối”, ông Phạm Sỹ Liêm phân tích thêm.

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo quy định, các trường hợp không đủ tiêu chuẩn cấp phép xây dựng buộc phải hợp thửa với hộ liền kề đủ tiêu chuẩn. Nếu giữa các hộ dân không thỏa thuận được phương án hợp thửa, chính quyền địa phương phải lên phương án thu hồi phục vụ cho mục đích công cộng.

Nhưng để thu hồi phải tìm ra nguồn vốn chi trả đền bù và giải phóng mặt bằng mà nguồn vốn này sẽ rất lớn khi diện tích nhà “siêu mỏng, siêu méo” đều nằm ở vị trí mặt đường đắc địa... Chỉ tính riêng quận Đống Đa, chi phí đền bù ước lên tới hơn 10 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng chia sẻ, đối với 132 trường hợp tồn đọng cũ, Sở Xây dựng đang xây dựng và đề xuất phương án xử lý cụ thể đến từng nhóm đối tượng nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo”. Với trường hợp có diện tích từ 10 - 15m2, quy mô từ 2 tầng và trên cùng một tuyến ưu tiên hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề hoặc cấp phép có điều kiện. Riêng nhà lớn hơn 4m2, nhỏ hơn 10m2, quy mô 3 tầng sẽ hạ độ cao còn 1 tầng. Trường hợp diện tích nhà từ 4m2 đến dưới 15m2, hiện trạng là nhà 1 tầng: Cho chỉnh trang giữ nguyên trạng tạm thời. Với các căn hộ “mỏng, méo” dưới 4m2 sẽ cương quyết xử lý thu hồi phục vụ mục đích công cộng.

Nguyên nhân do vận hành “quy trình ngược”

GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng việc tồn tại nhà “siêu mỏng, siêu méo” là bởi đang vận hành “quy trình ngược”: Chống hơn phòng. Một khi còn chạy theo giải quyết từng trường hợp thì khó có thể nắm bắt chứ đừng nói tới kiểm soát chúng. Nhất là khi nhà “siêu mỏng” đã thành hình, người dân ổn định sinh sống. Mấu chốt quan trọng là cách làm, “cầm đằng chuôi” ngay từ khâu đầu tiên. “Tôi thường có thói quen nhìn vào các tuyến đường mới để đánh giá năng lực lãnh đạo chính quyền cơ sở trong việc kiểm soát các công trình “mỏng, méo”. Đơn giản, lãnh đạo sở tại xử lý được đến đâu thì ghi nhận đến đó. Chỗ nào còn siêu mỏng, siêu méo, chỗ nào thò ra, thụt vào thì phải chịu trách nhiệm”, nguyên Thứ trưởng bộ TN&MT bình luận.

Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 32 phút trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 34 phút trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 2 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 3 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top