Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội nới lỏng cách ly nhưng không chủ quan

Thứ năm, 11:46 23/04/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Tính đến sáng 22/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết đã 6 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mới. Riêng tại Hà Nội đã qua 8 ngày không phát hiện trường hợp nào dương tính. 22/4 cũng là ngày cuối cùng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội lần thứ hai. Tuy nhiên, không vì thế mà công tác phòng, chống dịch COVID-19 của lực lượng chức năng và người dân Thủ đô lơ là chủ quan.

Không chủ quan trong mọi tình huống

Tính đến trưa 22/4, cả nước đã có 216 bệnh nhân khỏi bệnh (chiếm hơn 80%), số người đang điều trị chỉ còn 52 người, 8 người trong số đó đã có kết quả âm tính 2 lần trở lên với SARS-CoV-2.

Đến thời điểm hiện tại, công tác phòng, chống dịch COVID-19 có nhiều tín hiệu đáng mừng trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng nhưng phần lớn người dân đều chủ động phòng chống, không lơ là, chủ quan.

Ghi nhận tại Hà Nội trong những ngày qua khi lệnh giãn cách xã hội chưa kết thúc, người dân đã đổ ra đường đông hơn, nhưng chủ yếu ở các nút giao và các khung giờ cao điểm. Tại các tuyến phố trung tâm thành phố đều ghi nhận cảnh vắng vẻ, thậm chí nhiều tuyến phố không có bóng người. Điều này cũng phần nào minh chứng cho việc người dân không chủ quan, lơ là trước dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm những khuyến cáo của Chính phủ.

Hà Nội nới lỏng cách ly nhưng không chủ quan - Ảnh 1.

Dù dịch bệnh được kiểm soát, nhưng người dân Hà Nội không chủ quan. ẢNH: LÊ BẢO

Trao đổi với PV, anh Quang Huy - nhân viên văn phòng cho biết: "Nhiều cơ quan, tổ chức sau một thời gian cho nhân viên làm online tại nhà nay đã mở cửa trở lại. Vì vậy, người dân di chuyển ra đường đông hơn, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm. Các hoạt động không cần thiết như vui chơi giải trí, tụ tập ăn uống, bản thân tôi không tham gia, kể cả khi Hà Nội hết lệnh cách ly xã hội. Chỉ khi nào dịch kết thúc hoàn toàn thì lúc đó "ăn chơi" mới hoàn toàn thoải mái".

Từ giữa tháng 3/2020 đến nay, việc bắt buộc đeo khẩu trang khi có mặt tại nơi công cộng được người dân chấp hành nghiêm túc. Thậm chí, đa số người coi việc đeo khẩu trang như một biện pháp để phòng, chống dịch bệnh chứ không còn đeo để đối phó như thời gian trước. Nói về điều này, chị Kim Thanh (trú tại chung cư HH Linh Đàm) cho biết: "Đeo khẩu trang khi ra đường, nơi công cộng là cần thiết, phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội trước dịch bệnh".

Nhiều phương án ổn định cuộc sống sau dịch COVID-19

Hà Nội nới lỏng cách ly nhưng không chủ quan - Ảnh 2.

Ông Phạm Ngọc Tưởng (kinh doanh hàng ăn trên phố Trần Quang Diệu) sửa sang lại cửa hàng trước khi mở cửa trở lại.

Trong khi chờ quyết định về việc có tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến 30/4 hay không, thì người dân, đơn vị nhiều địa bàn tại Hà Nội đã và đang lên các phương án để trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực tế cho thấy, dịch bệnh trong suốt thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, đặc biệt kinh tế của cá nhân, tổ chức bị suy giảm đáng kể. Trong ngày 21/4, một số đơn vị, cá nhân đã thực hiện các biện pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đơn cử như gia đình ông Phạm Ngọc Tưởng (số 28 Trần Quang Diệu, Đống Đa) đã sửa sang, sắp xếp lại cửa hàng ăn uống sau gần 1 tháng đóng cửa. Ông Tưởng chia sẻ: "Để phục vụ khách hàng sau khi việc giãn cách xã hội được nới lỏng, tôi quyết định sửa lại tầng 1 gồm các hạng mục như: Sơn sửa, lát lại nền, mua sắm lại một số vật dụng…". Theo ông Tưởng, khi cửa hàng mở cửa trở lại, ông vẫn trang bị nước sát khuẩn, kê bàn ghế cách xa nhau 2m, khuyến khích người dân mua đồ ăn mang về.

Anh Nguyễn Văn Thành (ở tại Nam Định, làm nghề lái xe taxi công nghệ) cho biết: "Suốt thời gian nghỉ ở nhà, tôi đã phải chuyển sang công việc tay chân để đảm bảo thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, tôi cũng kịp bảo dưỡng xe, chuẩn bị thêm khẩu trang nước sát khuẩn phục vụ khách khi dịch vụ taxi, xe công nghệ được hoạt động trở lại".

Chúng ta vẫn tiếp tục phòng chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan.

Dù dịch bệnh COVID-19 đã và đang là mối đe dọa gây nguy hại to lớn về nhiều mặt đối với mỗi gia đình và toàn xã hội. Nhưng nó cũng là một phép thử về khả năng ứng phó, điều hành của chính quyền; thái độ, bản lĩnh của mỗi người dân nên việc không chủ quan trước dịch là then chốt để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dự kiến cho các cửa hàng kinh doanh trở lại nhưng bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch. Ngoài ra, các khu di tích cũng có thể được mở cửa nhưng khách vào tham quan phải tuân thủ các quy định về giữ khoảng cách tối thiểu, bắt buộc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, các loại hình kinh doanh như quán bar, karaoke, cơ sở massage… chưa được mở cửa kinh doanh trở lại. Các sự kiện tôn giáo, văn hóa, thể thao tập trung đông người cũng chưa được tổ chức.

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 40 phút trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Thời sự - 49 phút trước

2 tài xế bị mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ sau khi hai chiếc xe tải tông nhau trực diện.

Chân dung Quân Ido, kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển ma tuý số lượng lớn

Chân dung Quân Ido, kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển ma tuý số lượng lớn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Quốc Quân (SN 1991, trú tại Khe Sanh, Quảng Trị) nổi lên như một dân chơi thứ thiệt với tiền bạc rủng rỉnh, xe hạng sang và cả những câu nói thể hiện thái độ ngông cuồng.

Bà ngoại bị khởi tố vì giao phương tiện cho cháu vị thành niên gây tai nạn giao thông

Bà ngoại bị khởi tố vì giao phương tiện cho cháu vị thành niên gây tai nạn giao thông

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi được bà ngoại cho tiền mua xe gắn máy làm phương tiện đi lại, cháu N. gây ra vụ tai nạn giao thông. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra sự việc, cháu N. không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Thích thể hiện 'bốc đầu xe máy', hai nam thanh niên bị công an triệu tập

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) vừa tiến hành xác minh, điều tra làm rõ và triệu tập 2 nam thanh niên có hành vi bốc đầu xe máy trên QL18A. Hành vi này không chỉ vi phạm giao thông, nguy hiểm trên đường mà còn gây lên dư luận xấu.

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

15 năm tù cho kẻ bịa chuyện bị công an bắt để trốn nợ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trước sự thúc giục trả tiền, Thịnh đưa ra các lý do như đơn hàng bị lỗi hay bản thân sử dụng ma túy bị công an bắt để trốn nợ.

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Từ 1/7, áp quy định mức giá mới với sách giáo khoa

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa mới, thực hiện từ ngày 1/7 tới.

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Phụ huynh lưu ý trước những lời mời đăng ký học hè trên mạng

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Trước dịp nghỉ hè, các đối tượng lừa đảo lập các fanpage giả mạo để lôi kéo nhiều phụ huynh đăng ký cho con rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Tin vui cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Tin vui cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Top