Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư: Cần thiết nhưng phải thận trọng

Thứ bảy, 07:26 14/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Mới đây, chính quyền TP Hà Nội đưa ra đề xuất Chính phủ cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc chia sẻ dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng... Là một trong số những chuyên gia đầu tiên thực hiện Dự án thí điểm hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy về Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia bắt đầu từ năm 1997 đến năm 2000, TS Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, thông tin và dữ liệu (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho rằng: Đề xuất đó đã thể hiện việc làm cần thiết, nhưng cần thận trọng và phải có lộ trình về một việc làm mới.


Người dân đi làm Chứng minh thư nhân dân. Ảnh minh họa

Người dân đi làm Chứng minh thư nhân dân. Ảnh minh họa

Dữ liệu dùng chung nên cần được chia sẻ

Theo TS Nguyễn Quốc Anh, việc chia sẻ dữ liệu dân cư phải xuất phát đầu tiên từ cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia nói chung và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nói riêng - tức là nguồn tài nguyên số chung của quốc gia cần được khai thác, chia sẻ sử dụng phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngay cho cả các cá nhân.

Từ năm 1997, Ủy ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) do GS Mai Kỷ là Bộ trưởng, Chủ nhiệm được Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao thực hiện đề án thí điểm hợp tác với Na Uy về xây dựng hệ thống đăng ký dân số và CSDL dân cư quốc gia tại 3 tỉnh Hà Tây, Bình Thuận, Tây Ninh ở 3 miền đất nước. Khi đó Na Uy đã cử Trung tâm dữ liệu Hoàng gia Na Uy (SDS) trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với nguồn vốn viện trợ của Cơ quan hỗ trợ quốc tế Hoàng gia Na Uy (NORAD). Về nguyên lý đây là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và có vai trò để sử dụng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn thiện hơn là cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng. Đây là CSDL sơ cấp (primary database), sẽ chia sẻ để hình thành các CSDL thứ cấp (secondary database) như hệ CSDL quản lý thuế thu nhập, CSDL bảo hiểm . . . thuộc hệ thống các CSDL quản lý của nhà nước.

Đến năm 2007, khi CSDL dân cư đã được thí điểm thành công, đã tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành nhiều lần và tổ chức Hội thảo quốc tế tại Hà Nội để chuẩn bị các bước triển khai mở rộng ra toàn quốc, nhưng do thay đổi về tổ chức bộ máy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chuyển giao CSDL quốc gia về dân cư từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam sang cho Bộ Công an thực hiện (do phụ trách công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu). Tuy nhiên, hiện nay Tổng cục Dân số vẫn duy trì kết quả đã làm trong thời gian trước và mở rộng hình thành CSDL DS-KHHGĐ để phục vụ nhu cầu quản lý chuyên ngành, trong đó đã hình thành có hệ thống các bản khai các thông tin cơ bản của từng cá nhân (trên 90 triệu bản khải) để tổng hợp các số liệu phục vụ nhu cầu sử dụng quản lý chuyên ngành. Hiện nay theo Nghị quyết 137 của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 21–NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 khóa XII ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan kiện toàn CSDL DS-KHHGĐ để cung cấp thông tin, số liệu về dân số phục vụ sử dụng, đồng thời tổ chức kết nối với CSDL bảo hiểm xã hội nhằm phát huy việc chia sẻ cơ sở số liệu về dân số phục vụ sử dụng chung. “Do vậy, có thể thấy đề xuất chia sẻ dữ liệu về dân cư của Hà Nội là hợp lý và cần thiết, nhằm sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu cơ bản đã xây dựng hoàn thành”, TS Nguyễn Quốc Anh nói.

Không chia sẻ, khai thác sử dụng là sự lãng phí lớn

Khi có thông tin chia sẻ CSDL cá nhân, đã có nhiều ý kiến lo ngại việc chia sẻ dữ liệu dân cư theo đề xuất của chính quyền TP Hà Nội sẽ làm lộ thông tin cá nhân. TS Nguyễn Quốc Anh cho rằng: “Theo tôi, nếu cứ lo sợ chung chung mà không xem xét cụ thể để khai thác sử dụng thì không đúng là CSDL quốc gia dùng chung và cũng sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn. Trên thế giới nhiều nước đã thực hiện chia sẻ dữ liệu từ lâu rồi, họ hình thành khoa học về dữ liệu mở và đồng thời cũng xây dựng ra những nguyên tắc sử dụng chia sẻ dữ liệu chặt chẽ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của phía cung cấp và trách nhiệm của phía sử dụng và áp dụng cho từng trường hợp chia sẻ CSDL cụ thể. Chúng ta bắt đầu thực hiện và sẽ có những bài học kinh nghiệm quý có thể học tập. Theo đó, trước khi chia sẻ dữ liệu, chính quyền cần căn cứ từ yêu cầu cụ thể và qui định những nguyên tắc để bảo đảm không vi phạm quản lý thông tin cá nhân. Tức là phải quy định rõ trách nhiệm của bên chia sẻ và bên được chia sẻ, ai sai phải chịu trách nhiệm và thực thi nghiêm, do đó không lo ngại những vi phạm có thể xảy ra”.

Trước thông tin Hà Nội dự kiến sẽ chia sẻ 7 thông tin trong Chứng minh thư nhân dân với ngân hàng, phòng công chứng, TS Nguyễn Quốc Anh cũng khẳng định: “So với thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì chúng tôi và chuyên gia Na Uy có chọn lựa và xây dựng 11 thông tin cơ bản là những thông tin cơ bản có thể phục vụ các yêu cầu sử dụng chung. Hiện nay Hà Nội nếu đề xuất 7 thông tin cơ bản thì chắc cũng đã cân nhắc và lựa chọn kỹ, đây là việc làm cần thiết khi bắt đầu chia sẻ dữ liệu cùng sử dụng. Việc chia sẻ CSDL đầu tiên cho hai hoạt động ngân hàng và công chứng cũng là điều cân nhắc thận trọng vì hai lĩnh vực này thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp. Rõ ràng, điều này cũng thể hiện chính quyền thành phố đã thận trọng, thử nghiệm từng bước cho một vấn đề mới. Còn về lâu dài, từ kết quả những thử nghiệm và nếu đạt kết quả tốt, theo tôi sẽ nên mở rộng dần, đáp ứng từng bước các yêu cầu của các đối tượng cần chia sẻ, sử dụng dữ liệu dân cư để tránh lãng phí nguồn tài nguyên dữ liệu này”.

Chia sẻ phải có nguyên tắc

Theo TS Nguyễn Quốc Anh, trước khi thực hiện chia sẻ dữ liệu như CSDL dân cư thì dữ liệu đó phải được hoàn thiện, đầy đủ và bảo đảm tính chính xác đồng thời cũng có nguyên tắc. Ông cho hay, theo kinh nghiệm của quốc tế, trong đó có Na Uy, có hai nguyên tắc trong việc chia sẻ dữ liệu dân cư.

Thứ nhất, nếu dữ liệu được chia sẻ cho cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn cơ quan Thuế sử dụng để tạo dựng cơ sở dữ liệu về thuế, thu nhập thì việc làm này là chia sẻ nguồn tài nguyên dữ liệu của quốc gia theo quy định giữa các cơ quan của Nhà nước.

Thứ hai, khi chia sẻ với các đơn vị doanh nghiệp, công ty tư nhân thì từ cơ sở dữ liệu này, cơ quan quản lý thường kết xuất từ CSDL ra các biểu số liệu theo yêu cầu của bên sử dụng. Chẳng hạn, cơ quan quản lý từ CSDL về ngày sinh của từng con người tổng hợp ra các biểu số liệu như số người trong độ tuổi lao động, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, số người trong độ tuổi trẻ có nhu cầu cao sử dụng những sản phẩm công nghệ… để cung cấp theo yêu cầu sử dụng và các đơn vị yêu cầu phải trả phí xử lý thông tin.

TS Nguyễn Quốc Anh chia sẻ: “Các thông tin cũng có thể được cung cấp theo các yêu cầu của cá nhân, ví dụ như năm 2000, khi tôi sang thăm quan Trung tâm dữ liệu Hoàng gia Na Uy, sau khi trình bày cho đoàn Việt Nam, họ có hỏi tôi có yêu cầu thử nghiệm gì không? Tôi hỏi CSDL dân cư của Na Uy có nắm biết được những người Viêt Nam hiện đang cư trú ở Na Uy không? Họ đã kết xuất từ CSDL và cho biết hiện có khoảng 3.000 người Việt Nam họ Nguyễn hiện đang cư trú (dĩ nhiên là chính xác đến từng người) và họ nói việc cung cấp bản khai thông tin cá nhân của từng người đó thì cần có quy định riêng”.

Ông cũng cho biết, khi sang tham quan hệ CSDL này ở Đài Loan thì cũng thấy đã ứng dụng để phục vụ yêu cầu của cá nhân con người, như trong cuộc sống rất nhiều việc phải nộp bản khai cá nhân như sơ yếu lý lịch ở ta. CSDL dân cư Đài Loan có thể kết xuất ra bản khai cá nhân của từng con người, khi cá nhân có yêu cầu, xuất trình thẻ ID cá nhân, cơ quan quản lý dân cư sẽ tra số ID và kết xuất, in ra bản lý lịch, cá nhân đọc và kiểm tra lại, khi đồng ý thì cơ quan quản lý dữ liệu sẽ đóng dấu xác nhận để cá nhân sử dụng bản khai đó nộp thực hiện các thủ tục hành chính như xin đi làm, xin đi học… và đương nhiên sẽ trả một khoản lệ phí tương đương 10.000 đồng Việt Nam.

Như vậy cho thấy việc chia sẻ, khai thác sử dụng CSDL dân cư là rất đa dạng và phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý xã hội. Tuy nhiên, TS Nguyễn Quốc Anh vẫn nhấn mạnh: “Dù việc khai thác mang lại sự thuận tiện, phục vụ cho mọi người dân nhưng vẫn cần thận trọng, đảm bảo tính nguyên tắc và chính xác”.

TS Nguyễn Quốc Anh nói: “Lâu nay chúng ta thường cung cấp, chia sẻ thông tin, số liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước (cung cấp theo giấy giới thiệu), chứ chưa mang lại nguồn lợi từ việc khai thác dịch vụ về số liệu. Đó là một sự lãng phí rất lớn, bởi chưa có sự chia sẻ nên khi cơ quan nào cần phục vụ công việc chuyên môn thì lại tổ chức điều tra riêng, mà cuộc điều tra nào thì cũng cần thu thập các thông tin cơ bản về cá nhân con người, như vậy là trùng lặp rất tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc”.

Mai Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 8 phút trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Thời sự - 54 phút trước

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sự bất thường về nguồn gốc chiếc xe máy Hào đang sử dụng, những lời khai đầy mâu thuẫn, sợ hãi của Hào khiến công an bắt đầu nghi ngờ. Tập trung đấu tranh, cộng với việc xác minh về chiếc xe máy, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện ra một bí mật ghê rợn mà Hào đang cố tình che giấu

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

Pháp luật - 1 giờ trước

Hàng chục năm trốn truy nã vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã thay tên đổi họ và làm giám đốc ba công ty lớn.

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo quyền lợi, không phạm quy, học sinh lớp 12 phải "nằm lòng" những quy định của Bộ GD&ĐT để đăng ký chính xác kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 1 giờ trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Phụ cấp thu hút áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hiện câu hỏi "Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản chung, khi nào là tài sản riêng?" được rất nhiều người dân quan tâm.

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tạm giữ giấy phép lái xe ô tô của 4 tài xế vi phạm và tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Mercedes loại Maybach S400 không gắn biển số.

Top