Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thái Bình: Gặp những người “vác tù và hàng tổng”

Thứ năm, 14:42 02/04/2009 | Gương sáng CTV dân số

Giadinh.net - Bà Nguyễn Thị Huê - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Có được thành công đó, không thể không nói tới công sức của đội ngũ chuyên trách dân số (năm 2008, trong đội ngũ đã có người bán gà, bán lợn và bán cả vàng để cho vay làm chiến dịch).

Thái Bình là một trong số các địa phương làm khá tốt công tác dân số. Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Thái bình đã triển khai chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ khá bài bản.

“Chúng tôi quen rồi”

Chị Phạm Thị Lụa, chuyên trách dân số xã Duy Nhất, Vũ Thư (Ảnh: TG).

Đó là câu đầu tiên các chị nói với chúng tôi khi được hỏi về việc bỏ tiền túi cho vay làm chiến dịch. Các chị cười: “Cũng đơn giản thôi, không có gì to tát đâu!”. Ý thức được tầm quan trọng của công tác dân số, Nam Hưng - xã nghèo ven biển của huyện Tiền Hải đã không ngại chi từ ngân sách xã gần 3 triệu đồng cho Chiến dịch. Hồi tháng 3/2008, khi Chiến dịch năm 2008 mở màn, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chưa được thành lập, không có tiền làm chiến dịch, chị Trần Thị Tại, chuyên trách dân số xã Nam Hưng đã không ngại lấy tiền của gia đình ứng trước cho các hoạt động mở màn Chiến dịch.
Trao đổi với PV Báo Gia Đình & Xã Hội, chị Tại cho biết: “Tháng 3 năm trước, khi triển khai chiến dịch mà chưa có kinh phí, tôi mở cót thóc nhà “xúc” được 1,5 triệu đồng đem ra triển khai hội nghị ra quân Chiến dịch. Tiền trong nhà chưa đủ, tôi vận động xã chi gần 3 triệu đồng. Tôi làm chuyên trách dân số qua 5 đời chủ tịch xã nhưng chủ tịch nào cũng quan tâm, mình tham mưu đúng thì lãnh đạo nghe thôi. Nhưng xã nghèo bí tiền, thì mình cứ bỏ ra trước. Mình chịu thiệt một tí nhưng phong trào của xã mạnh, mà phong trào mạnh thì chị em được hưởng lợi đầu tiên chứ ai”. Chị Tại cho biết thêm: Tháng sau triển khai chiến dịch, thì ngay từ tháng trước chúng tôi đã chủ động tiền hoặc quà để phát cho chị em khi đến chiến dịch. Khi thì gói muối, gói xà phòng, lúc thì 10 - 15.000 đồng. Ở nông thôn, nhất là ở những xã nghèo, một gói xà phòng, vài ngàn đồng cũng quý lắm.
 

Tuyên truyền DS-KHHGĐ cần gần gũi, thiết thực, dễ hiểu (Ảnh: Dương Ngọc).

 
Dành dụm tiền nhà để làm chiến dịch
 

Chị Trần Thị Tại, chuyên trách dân số xã Nam Hưng, Tiền Hải (Ảnh: TG).

Chị Phạm Thị Lụa là chuyên trách dân số xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư gần 10 năm nay. Chị cho biết, ứng tiền nhà để làm chiến dịch ở xã là “chuyện ngày thường” ở huyện. Chồng mất sớm, một mình chị  nuôi 2 con ăn học, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai nhưng chị vẫn hoàn thành trách nhiệm của người mẹ. Không những thế, khi nhận nhiệm vụ chuyên trách dân số xã, là người đảm đang, biết lo toan nên ngay từ đầu, chị đã chủ động dành dụm vài triệu đồng tiền nhà, đợi đầu năm là ứng trước để hoạt động chiến dịch kịp thời, theo đúng kế hoạch. Chị bảo: “Tiền tôi để làm chiến dịch, ai có vay mượn gì tôi cũng không muốn cho vay. Vì phong trào chung, mình chịu khó một chút, không thể để tiền chậm mà bỏ lỡ thời cơ chiến dịch, nếu một ngày chậm chiến dịch, thì chẳng ai nói trước được về nguy cơ số trẻ sinh ra tăng trên địa bàn. Mà đẻ nhiều, thì ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, muốn làm giàu cũng không làm được. Cuộc đời tôi có duyên với công tác DS - KHHGĐ, biết nhà ai có ý định hoặc có khả năng sinh thêm con là tôi đến ngay, vận động vợ chồng không đủ, còn gặp cả bố mẹ chồng, thậm chí cả ông trưởng họ để vận động”.
 
Năm 2009, Thái Bình triển khai chiến dịch ở 114 xã thuộc 8 huyện và thành phố, vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn. Thái Bình đồng loạt ra quân vào đầu tháng 3 và kết thúc đợt I chiến dịch vào ngày 30/4, phấn đấu đợt I chiến dịch sẽ triển khai được 60% số xã trong địa bàn chiến dịch, đợt II tiếp tục triển khai tại những xã chưa triển khai đợt I, bổ sung thực hiện lượt II ở các xã chưa hoàn thành chỉ tiêu. Mục tiêu của chiến dịch là phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu các biện pháp tránh thai đề ra; hoàn thành hơn 90% kế hoạch năm các biện pháp tránh thai lâm sàng trong thời gian triển khai chiến dịch; thực hiện 100% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn chiến dịch được cung cấp thông tin để nâng cao sự hiểu biết cơ bản về KHHGĐ làm mẹ an toàn và ngăn ngừa viêm nhiễm đường sinh sản; điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho 100% đối tượng đăng ký sử dụng các biện pháp KHHGĐ phát hiện mắc bệnh phụ khoa… tại địa bàn triển khai Chiến dịch.
 

“Thời gian vừa qua, chúng tôi làm tốt công tác DS-KHHGĐ không thể không kể đến công lao và nhiệt huyết của các cán bộ chuyên trách DS và cộng tác viên ở hơn 200 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các chị sẵn sàng bỏ tiền nhà cho vay làm chiến dịch không hề so đo, tính toán. Chiến dịch năm 2008, Thái Bình vượt 116% kế hoạch, năm 2008 là năm thứ 9 liên tiếp Thái bình đạt mức sinh thay thế”- Bà Nguyễn Thị Huê chia sẻ.

 
Hạnh Quỳnh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

60 năm ngành Dân số - vì một Việt Nam phát triển bền vững: Một tập thể hết lòng với công tác dân số ở Mèo Vạc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Từ đầu năm 2021 đến nay, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tiếp tục được triển khai đồng bộ. Việc truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác DS-KHHGĐ.

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Hòa Bình: Người phụ nữ say mê công tác dân số

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Tham gia công tác dân số ở cơ sở được hơn 10 năm, chị Vui đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn một lòng say mê với công việc được coi là "khó nhằn" này.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Người cán bộ dân số hết lòng vì công việc

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Có hơn 17 năm công tác trong ngành dân số, chị Nguyễn Thị Lan, cán bộ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tỉnh Quảng Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững: Những người "tiếp lửa" cho công tác dân số ở Nho Quan

Gương sáng CTV dân số - 2 năm trước

GiadinhNet - Với phương châm "Gặp đâu tuyên truyền đó","Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong suốt nhiều năm qua những cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã trở thành một điểm sáng trong công tác dân số của cả tỉnh Ninh Bình.

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Khi những người đàn ông đi làm cộng tác viên dân số

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Những đóng góp không nhỏ của đội ngũ nam giới làm CTV dân số mang lại chuyển biến đáng kể trong việc thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Cộng tác viên dân số tâm huyết của buôn làng

Dân số và phát triển - 8 năm trước

Đó là cô H’Wil Pang Sưr, sinh năm 1960, Cộng tác viên dân số buôn Yang Lah 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk. Qua hơn 16 năm miệt mài với công việc, cô đã giúp người dân trong buôn nâng cao ý thức, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Người cộng tác viên dân số nhiệt tình

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

Đó là cô H’Yiang Ayun, 64 tuổi, cộng tác viên dân số tổ dân phố 1, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ. Với thâm niên 11 năm công tác, cô H’Yiang đã vận động mỗi cặp vợ chồng trên địa bàn chỉ sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế gia đình.

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

15 năm miệt mài với công tác vận động dân số

Gương sáng CTV dân số - 9 năm trước

GiadinhNet - Đã trải qua 15 năm, cô Lê Thị A - cộng tác viên dân số khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) vẫn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác giảm tải tại 2 bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án quá tải bệnh viện…

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Thái Nguyên: Xóm Khe Nọi 7 năm dừng ở 2 con

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Nếu chưa đến Xóm Khe Nọi xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) chưa gặp, chưa nghe, chưa được tận mắt nhìn thì có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thể tin được, một bản vùng cao với 57 hộ dân, 201 nhân khẩu, 60 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trên 90% là người dân tộc ít người (Dao) nhưng từ nhiều năm nay mọi gia đình đều quyết tâm dừng ở 2 con.

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Ngành dân số TPHCM: Những cánh chim không mỏi

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hàng ngày, hơn 11.600 cộng tác viên dân số cơ sở, chẳng quản ngại khó khăn vất vả tỏa đi khắp địa bàn TPHCM “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” với mong muốn giúp mỗi người dân gây dựng mái ấm ngọt ngào, hạnh phúc trọn vẹn với những kiến thức về nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản…

Top