Hà Nội
23°C / 22-25°C

Góp sức mình đưa nền y học nước nhà lên tầm cao mới

Thứ bảy, 13:01 04/11/2023 | Sống khỏe

Bước vào thời kỳ hội nhập, rất nhiều cơ hội mới mở ra nhưng cũng đi liền với nhiều thách thức với toàn cầu. Một trong những thách thức quan trọng nhất là làm thế nào để nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Góp sức mình đưa nền y học nước nhà lên tầm cao mới - Ảnh 1.

TS Nguyễn Duy Cuong tại Diễn đàn “Bảo tồn, phát huy bài thuốc quý - Di sản gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng Y học cổ truyền”

Là người tâm huyết với thời cuộc, gắn bó nhiều năm với nền y học nước nhà, TS BS Nguyễn Duy Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tinh Hoa Thảo Mộc Phương Đông, Đồng sáng lập Trung tâm Y tế Thế hệ mới (NEWGEN) tại Ba Lan, cũng là người sáng lập thương hiệu "Cửa Sổ Vàng" - chương trình tổng thể nuôi dạy con trẻ từ 0 đến 6 tuổi khẳng định để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức y tế và toàn xã hội.

Kết tinh và gìn giữ những bài thuốc dân tộc

Ngoài những vai trò trên, TS.BS Nguyễn Duy Cương còn được nhiều người biết đến với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu và Thương mại Quốc tế Phương Đông; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Kỹ năng sống S-life; Tổng Giám đốc Công ty Golden Period sp. Zo.o tại Ba Lan. Ông cũng được biết đến với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Thương gia và Thị trường, là Chủ tịch Hội đồng khoa học về Giáo dục đào tạo, Hợp tác quốc tế của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ngày 28/10 vừa qua, tại Diễn đàn "Bảo tồn, phát huy bài thuốc quý - Di sản gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng Y học cổ truyền" do Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam; Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tổ chức, TS BS Nguyễn Duy Cương đã vinh dự được nhận Bảng Vàng chứng nhận đơn vị, cá nhân đã có nhiều thành tích trong việc bảo tồn, phát huy bài thuốc quý Đông y gia truyền, với phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng y học cổ truyền. Chứng nhận dành cho 3 sản phẩm Đông y có hiệu quả vượt trội là Thăng Thanh Thảo (giúp bổ sung lợi khuẩn Bacillus clausii giúp tăng cường vi sinh đường ruột, tốt cho đường ruột); Khang Tràng Thảo (Giúp nhuận tràng, hỗ trợ giảm các triệu chứng do trĩ) và Thanh Huyết thảo (dành cho người có chỉ số đường huyết cao, người có nguy cơ bị tiểu đường).

Góp sức mình đưa nền y học nước nhà lên tầm cao mới - Ảnh 2.

TS BS Nguyễn Duy Cương được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng khoa học về Giáo dục đào tạo, Hợp tác quốc tế của Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Theo quan điểm của TS.BS Nguyễn Duy Cương, "Nam dược cứu Nam nhân", sức khỏe của người Việt hoàn toàn có thể được chăm sóc toàn diện và hiệu quả nhờ các vị thuốc dân gian cổ truyền, với những cây thuốc lành tính trồng được tại quê hương. Ngoài 3 bài thuốc quý được chứng nhận tại Diễn đàn vừa qua, TS BS Nguyễn Duy Cương còn bào chế và sản xuất rất nhiều sản phẩm y học cổ truyền khác đã trở thành người bạn đồng hành với hàng triệu gia đình Việt như Lương Thanh thảo, Tinh dầu thảo dược Cửa sổ Vàng, Dầu thoa thảo dược Cửa sổ Vàng, Bình tràng thảo, Bình can Thảo...

Tại Diễn đàn "Bảo tồn, phát huy bài thuốc quý - Di sản gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng Y học cổ truyền", TS. BS Nguyễn Duy Cương đã chia sẻ một tham luận thú vị về kinh nghiệm bào chế các bài thuốc quý, vận dụng các vị thuốc Đông y của dân tộc vào cuộc sống hiện đại. Tham luận của TS BS Cương đã nhận được sự quan tâm lớn từ các khách mời, đại biểu trong và ngoài nước tham gia Diễn đàn.

Nỗ lực giải quyết những thách thức của y học hiện đại

Góp sức mình đưa nền y học nước nhà lên tầm cao mới - Ảnh 3.

TS Nguyễn Duy Cương và Bảng vàng chứng nhận Thương hiệu Hội nhập quốc tế châu Á Thái Bình Dương dành cho Người phát minh cửa sổ Vàng

Trước đó, ngày 19/10/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội), TS BS Nguyễn Duy Cương là đại biểu danh dự tham gia Hội nghị quốc tế với chủ đề "Vai trò đóng góp của các Hội UNESCO đối với sự phát triển của quốc gia và hợp tác quốc tế" do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức.

Tại hội nghị, TS BS Nguyễn Duy Cương đã vinh dự nhận Bảng Vàng Thương hiệu uy tín Hội nhập Kinh tế Quốc tế do LH các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng Công ty CPXNK & TM Phương Đông; Bảng Vàng chứng nhận Thương hiệu Hội nhập quốc tế châu Á Thái Bình Dương dành cho Người phát minh "Cửa sổ Vàng"; Bảng Vàng Thầy thuốc tiêu biểu Vì sự nghiệp an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Bằng Khen Thầy thuốc Tâm Tài chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Không những thế, ông còn đóng góp cho Hội nghị một bài tham luận với nội dung thiết thực về lĩnh vực y tế với nội dung "Nỗ lực chăm sóc cộng đồng vì một tương lai khỏe mạnh".

Là người gắn bó lâu năm trong lĩnh vực y tế, theo TS.BS Nguyễn Duy Cương, vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang có nhiều thách thức, một trong số đó là các bệnh không lây nhiễm (NCDs) trở thành gánh nặng toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Chi phí chăm sóc sức khỏe vẫn luôn là vấn đề nan giải với nhiều người.

Theo ông, có 10 thách thức về sức khỏe mà toàn cầu đang đối mặt. Ông chia sẻ rất cụ thể trong tham luận tại Hội nghị kỉ niệm 30 năm thành lập LH các Hội UNESCO Việt Nam.

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát hưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại và thế giới thì vẫn phải đối mặt nhiều thách thức cũ và mới (như tình trạng chậm tiêm chủng hay nguy cơ dịch bệnh trỗi dậy). Thứ hai, nhìn chung các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, HIV/AIDS, sốt rét, bệnh lao, tiêu chảy đều có số lượng giảm tương đối mạnh, tuy nhiên chúng vẫn là những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.

Thứ ba, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh Alzheimer là những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 74% tổng số ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2020. Thứ tư, nhân loại đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Theo WHO, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, làm tăng số ca mắc bệnh sốt rét, bệnh lao, Alzheimer, gia tăng các bệnh ung thư, tim mạch và dẫn đến sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Thứ năm, một trong những thách thức của thời đại chính là tăng trưởng dân số. Theo WHO, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng lên 8,5 tỷ người vào năm 2030. Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống y tế và các chính sách chăm sóc sức khỏe. Thứ sáu, sự gia tăng của kháng kháng sinh là một thách thức dai dẳng và cấp bách, có nguy cơ đưa nền y học hiện đại trở lại hàng thập kỷ trước. Thứ bảy, theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ít nhất một nửa dân số thế giới hiện nay không thể tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết, phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, không đủ nước, điều kiện vệ sinh và môi trường cơ bản để hoạt động.

Thứ tám, việc lồng ghép giáo dục về sức khỏe tình dục, sinh sản đang là thách thức lớn của nhiều quốc gia khi tình trạng giáo dục tình dục toàn diện không đầy đủ, mang thai ở tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sức khỏe bà mẹ, phá thai không an toàn,… vẫn còn xảy ra. Thứ chín, bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần cũng là một thách thức lớn, cần được quan tâm chăm sóc. Rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới và không có bằng chứng nào cho thấy gánh nặng này giảm kể từ năm 1990.

Cuối cùng, an toàn thực phẩm, thiếu thốn về thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là một trong những thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay. Hàng năm có tới gần 1/10 người bị bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

TS.BS Nguyễn Duy Cương khẳng định, để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức y tế và toàn xã hội.

Góp sức mình đưa nền y học nước nhà lên tầm cao mới - Ảnh 4.

TS BS Nguyễn Duy Cương (ở giữa) vinh dự nhận Danh hiệu cao quý do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng

"Với quan điểm "Chỉ có những điều tốt đẹp mới tạo nên cuộc sống tốt đẹp", cá nhân tôi mong muốn đóng góp cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng trong việc đầu tư, nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế" – TS.BS Nguyễn Duy Cương khẳng định.

Bên cạnh những đóng góp không mệt mỏi cho nền y học nước nhà, TS BS Nguyễn Duy Cương còn được nhiều người biết đến với lòng nhiệt huyết và tấm lòng tương thân tương ái rộng mở khi tham gia rất nhiều chương trình từ thiện trong và ngoài nước. Ông đã chung sức xây dựng quê hương bằng những hoạt động thiện nguyện như: Tặng trạm biến áp 400 KVA cho xã Tiên Kiên (Phú Thọ); Tặng các sản phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch cho Thị trấn Hùng Sơn, xã Xuân Huy, xã Bản Nguyên, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, xã chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Hoạt động thiện nguyện của TS BS Nguyễn Duy Cương trải khắp cả 3 miền: Tặng gạo, dầu ăn, tinh dầu hỗ trợ phòng chống dịch COVID năm 2020 và tặng quà Tết, tiền mặt cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn phường An Phú, Tp Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh năm 2023; Đồng hành với Quỹ CARITAS tài trợ 150 ca mổ mắt tại Thanh Ba - Phú Thọ, 100 ca mổ mắt tại Văn Yên - Yên Bái và 100 ca mổ mắt tại Đoan Hùng - Phú Thọ; Tặng xe máy, bóng điện năng lượng mặt trời, hỗ trợ sửa nhà thờ tại xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La; Tài trợ 1/3 chi phí xây dựng mới Nhà thờ Đồng Huê huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ; Cùng với Công ty NEWGEN và cộng đồng Cửa Sổ Vàng tài trợ xây nhà thờ công giáo tại Tiên Kiên…

Ủng hộ kinh phí và tham gia tích cực, góp phần quan trọng vào thành công chương trình Về nguồn "Thắp sáng ngọn lửa tri ân" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại tỉnh Quảng Trị năm 2023; Tài trợ Chương trình Tri ân Ca nhạc đặc biệt Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ Quốc Gia Vị Xuyên - Hà Giang năm 2023; Đồng tài trợ chương trình "Đêm hái sao mơ" Trung thu yêu thương 2023...

Nhờ những công tác cộng đồng và thiện nguyện suốt nhiều năm liền, TS BS Nguyễn Duy Cương vinh dự nhận nhiều bằng khen từ Trung tâm Thông tin UNET nói riêng và Liên hiệp Các Hội UNESCO nói chung như Bảng vàng Thương hiệu uy tín Hội nhập Kinh tế Quốc tế dành cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Quốc tế Phương Đông do ông là đại diện pháp nhân; Chứng nhận Thương hiệu Hội nhập Quốc tế dành cho chương trình Cửa Sổ Vàng và Bằng khen Thầy thuốc tâm tài Chăm sóc Sức khỏe Nhân dân dành cho bản thân ông…

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 10 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top