Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Thứ tư, 13:04 02/02/2022 | Bệnh thường gặp

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là yếu tố quan trọng để người bệnh kiểm soát đường huyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm và sống chung với căn bệnh mạn tính này.

1. Đặc điểm chế độ dinh dưỡng

Về nguyên tắc: Không có loại thức ăn nào là tuyệt đối không được ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, mà chỉ là hạn chế một số loại nhất định.

Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần hạn chế carbohydrate nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối giữa ba thành phần chính là carbohydrate, lipid và protein, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, đồng thời thành phần bữa ăn cần sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là nên chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, hạn chế muối.

Người bệnh cần chia nhiều bữa mỗi ngày (5 - 6 bữa) tránh hiện tượng tăng đường huyết sau ăn, giảm đường huyết quá mức do bữa ăn cách nhau quá lâu.

Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, mức độ lao động và thể trạng, trong đó các thành phần chính của chế độ ăn cung cấp năng lượng gồm carbohydrate, lipid và protein.

 - Ảnh 3.

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường.

2. Một số thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

2.1. Thực phẩm tốt

Các loại cá giàu chất béo: Cá hồi, cá trích, cá mòi... là nguồn cung cấp lượng lớn acid béo omega - 3, DHA và EPA - những chất cực kì có lợi cho sức khỏe tim mạch. Những bệnh nhân đái tháo đường type 2 vốn là nhóm đối tượng nguy cơ cao xuất hiện các bệnh lý tim mạch, do đó hãy thường xuyên tiêu thụ các loại cá giàu chất béo trong các bữa ăn.

Thịt gia cầm bỏ da: Thịt lườn gà.

Các loại rau có lá màu xanh: Rau chân vịt, cải xoăn và các loại rau có lá màu xanh khác là nguồn cung cấp một số vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và đặc biệt là chất xơ.

Trứng: Trứng có thể được coi là loại thực phẩm tốt nhất mà con người có được. Tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải (không quá một quả trứng mỗi ngày) không những thu được những dưỡng chất quý giá mà còn giúp làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin, làm tăng nồng độ HDL (mỡ tốt), từ đó giúp kiểm soát nồng độ đường huyết tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên tất cả những lợi ích vừa nêu chỉ có được khi tiêu thụ trứng đúng mức và khi ăn phải ăn toàn bộ quả trứng (ăn cả lòng trắng và lòng đỏ của quả trứng).

 - Ảnh 4.

Bưới cũng giàu vitamin C phù hợp với người bệnh đái tháo đường.

Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt mắc ca... chứa đầy dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, giúp cải thiện rất tốt tình trạng đường huyết. Các loại hạt cũng là thành phần lý tưởng của chế độ ăn nếu như bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng của bản thân. Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu đậu tương, dầu hướng dương… cung cấp cho cơ thể acid béo không bão cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa khác nhau.

Các loại quả: Dâu, việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, mơ, lê, cam, ổi, thanh long…

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên có: 50% là rau củ không chứa tinh bột, 50% còn lại bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như: Ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các loại hạt, đậu, sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo và trái cây tươi cũng như các chất béo lành mạnh.

 - Ảnh 5.

Các loại rau lá có màu xanh.

2.2. Những thực phẩm nên hạn chế và không nên ăn

Chế độ ăn của người đái tháo đường nên hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột chuyển hóa trong khẩu phần ăn, bao gồm soda, kẹo, các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn như bánh bắp, khoai tây chiên… Vì chất làm ngọt nhân tạo trong các loại thức ăn này vẫn có khả năng làm thay đổi mức đường huyết của bạn.

Các món thịt ăn nhẹ như thịt nguội, xúc xích, giăm bông, bò nướng và gà tây, lạp xưởng, thịt bò khô, thịt heo xông khói, các loại hạt tẩm gia vị như nướng mật ong hoặc ướp cay, thức uống tăng cơ ngọt, bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng có đường, gạo xát quá trắng, sữa nguyên béo, nước ép trái cây nhiều đường, trái cây tẩm đường, các loại hoa quả quá ngọt: Nhãn, vải, mít, xoài, hồng xiêm, sầu riêng ….

Sau đây là gợi ý về thực đơn 1 tuần cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bạn có thể tham khảo:

Thực đơn 1 tuần cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Giờ ăn

Thứ 2 + 5

Thứ 3 + 6

Thứ 4 + 7

Chủ nhật

6 - 7h

Bánh mỳ gối: 1 lát.

Trứng gà ốp lếp: 1 quả.

Dầu ăn: 5g.

Dưa chuột: 200g.

Cháo gạo lứt + đậu đỏ: 1 bát con 200ml.

Gạo lứt: 20g.

Đậu đỏ: 10g.

Khoai lang hấp: 100g.

Trứng gà luộc: 1 quả.

Cam: 1 quả.

Cháo yến mạch + chuối + hạt điều

Cháo: 200ml.

9h

Sữa tươi không đường ít béo: 200ml.

Thanh long: 200g.

Sữa chua không đường: 100ml.

Bưởi: 200g.

Sữa tươi không đường ít béo: 200ml.

Bơ: 50g cắt lát.

Sữa chua không đường: 100ml.

Củ đậu: 200g.

11h30

Cơm gạo lức + lườn gà áp chảo + súp lơ xanh xào.

Cơm: 1 lưng bát con (40g gạo).

Thịt lườn gà: 100g.

Súp lơ xanh: 200g.

Dầu ăn: 10g.

Cơm gạo lứt cá hồi hấp xì dầu + canh cải bó xôi nấu tôm.

Cơm: 1 lưng bát.

Cá hồi: 100g.

Xì dầu: 10ml.

Dầu ăn: 10ml.

Cải bó xôi: 200g.

Tôm nõn: 10g.

Miến xào thịt lườn gà + rau củ thập cẩm.

Miến dong: 30g.

Thịt lườn gà: 100g.

Rau củ các loại: 200g.

Dầu oliu: 10g.

Cà chua bi: 100g.

Thịt gà xé phay + rau củ quả

Thịt lườn gà: 100g.

Hành tây, giá đỗ dưa chuột, hành mùi, dấm tỏi, ớt.

Ngô luộc: ½ bắp.

14h

Táo: 200g.

Sữa chua không đường: 100ml.

Ổi: 200g.

Sữa tươi không đường ít béo: 100ml.

Thanh long: 200g.

Sữa chua không đường: 100ml.

Bưởi: 200g.

Sữa chua không đường: 100ml.

18h

Cơm gạo lứt: 1 lưng bát con (gạo: 40g).

Cá thu sốt cà chua:

Cá thu: 100g.

Cà chua: 50g.

Dầu ăn: 10g.

Hành thì là: 10g.

Rau củ luộc: 200g.

Cơm gạo lứt: 1 lưng bát con (gạo 40g).

Thịt lợn thăn rim: 70g.

Rau củ luộc thập cẩm: 200g (bí xanh, cà rốt, su hào, súp lơ xanh).

Cơm gạo lứt: 1 lưng bát (gạo 40g).

Đậu phụ + thịt viên rán + củ cải luộc.

Đậu phụ: 100g.

Thịt nạc vai: 50g.

Trứng gà ½ quả

Mộc nhĩ, nấm hương: 20g.

Dầu ăn: 10g.

Củ cải: 200g.

Cơm gạo lứt: 1 lưng bát (gạo 40g).

Trứng rán rau củ

Trứng gà: 1 quả

Rau củ: 50g (hành tây, cà rốt, su hào thái sợi)

Dầu ăn: 10 ml.

Dưa chuột: 200g.

20h

Sữa tươi không đường tách béo: 200ml.

Sữa dành cho người đái tháo đường: 200ml.

Sữa đậu nành không đường: 200ml.

Sữa bột tách béo không đường: 200ml.

Giá trị DD khẩu phần ăn

NL: 1277 Kcal.

Protein: 63,5g.

Lipid: 39,5g.

Glucid: 165g.

Tỉ lệ các chất sinh nhiệt

P : L : G = 20 : 28 : 52

NL: 1210 Kcal.

Protein: 57,5g.

Lipid: 36,3g.

Glucid: 172,4g.

Tỉ lệ các chất sinh nhiệt

P: L : G = 19 : 27 : 57

NL: 1270 Kcal

Protein: 66.6g.

Lipid: 39,5g.

Glucid: 162 g.

Tỉ lệ các chất sinh nhiệt

P : L : G = 21 : 28 : 51

NL: 1240 Kcal.

Protein: 62g.

Lipid: 41,3g.

Glucid: 155g.

Tỉ lệ các chất sinh nhiệt

P: L : G = 20 : 30 : 50

ThS.BS. Lê Thị Hải Viện Dinh dưỡng quốc gia
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Top