Hà Nội
23°C / 22-25°C

Góc nhìn của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu: Quan niệm “Sự sống nảy sinh từ cái chết”

Thứ hai, 11:30 04/02/2019 | Gia đình

GiadinhNet - “Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi trở về cát bụi”. Đó là chiêm nghiệm “rất Tây”. Giá như ai cũng nghĩ như vậy, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết bao “hiến - nhận” thân thể sẽ chỉ như “hứng - uống” giọt sương mai”, nhà văn người Việt sinh sống ở nước ngoài Đỗ Hoàng Diệu chia sẻ.


Sau những năm tháng sinh sống ở nước ngoài, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu có cái nhìn tiến bộ về việc hiến tạng. Ảnh: NVCC

Sau những năm tháng sinh sống ở nước ngoài, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu có cái nhìn tiến bộ về việc hiến tạng. Ảnh: NVCC

“Hiến - nhận” thân thể như “hứng - uống” giọt sương mai

- Xin chào nhà văn Đỗ Hoàng Diệu! Bài viết “Sự sống sau cái chết” hồi đầu năm của chị khiến nhiều người cho rằng, nhiều năm sinh sống ở nước ngoài đã thay đổi tư duy “Việt Nam” của chị? Điều này đúng không?

Con người, ở nước này hay nước kia, phố thị hay thôn quê, nông dân hay chính khách… đều là những mầm sống. Tạo hóa ban cho chúng ta một cuộc đời, đến lượt chính chúng ta, nếu muốn cũng có thể trở thành tạo hóa khi trao gửi thân thể mình cho người khác, hồi sinh sự sống khác.

Tất nhiên người ta hiến tạng không nhằm mục đích biến mình thành thượng đế. Nhưng hãy nhìn xem, cách người nhận tạng và gia đình họ hàm ơn mình, tôn thờ mình đến mức nào. Đó là thứ ơn thiêng liêng, thứ tình linh thiêng nhất, như tình mẹ con được gắn với nhau bằng máu thịt.

- Trường hợp bé Hải An - cô bé vì bạo bệnh vĩnh viễn rời xa cuộc đời nhưng đã tặng lại một phần thân thể cho những người cũng không may, hay câu chuyện hiến tạng chị từng chia sẻ đều là mầm sống. Theo chị, những mầm sống đó có khác biệt?

Khác hay không là do quan niệm mỗi người thôi. Còn nhớ, khi sinh con đầu lòng, tôi bị băng huyết, phải truyền rất nhiều máu. Máu bệnh viện cung cấp, chúng tôi không biết chúng từ đâu. Ngay hôm sau, khi tôi qua nguy kịch, chồng tôi chạy tới văn phòng Red Cross (Hội chữ thập đỏ) xin hiến máu. Ở Mỹ, Red Cross có khắp mọi nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm. Tiếc là lần đó nguyện vọng của chồng tôi không được chấp nhận chưa đáp ứng được các quy định về y tế của họ. Anh ấy đã bứt rứt mãi vì trước đó chưa để tâm nhiều đến chuyện hiến máu cứu người. Nhưng việc tốt không bao giờ muộn. Có thể muộn cho người này hôm nay nhưng tốt cho người khác ở ngày mai.

Ở Mỹ, lúc cấp bằng lái xe, người ta sẽ hỏi bạn có đồng ý hiến tạng sau khi qua đời để đánh dấu vào bằng. Đa số người gật đầu không đắn đo. Họ không nặng nề nghĩ về “cuộc sống” sau cái chết. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi trở về cát bụi”. Đó là chiêm nghiệm “rất Tây”. Giá như ai cũng nghĩ như vậy thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết bao “hiến - nhận” thân thể sẽ chỉ như “hứng - uống” giọt sương mai.

- Đã đi rất nhiều nước, chứng kiến, trải qua nhiều chuyện, có nhân vật truyền cảm hứng nghị lực nào để lại ấn tượng đặc biệt với chị không?

Tôi ấn tượng bởi câu chuyện được ghi lại bởi một y tá Mỹ gốc Việt, chắc nhiều người đã đọc. Vào buổi tối xấu trời, cậu học sinh trung học 17 tuổi cùng bạn đang lái xe về nhà thì tai nạn thảm khốc ập đến. Cậu thiệt mạng, bạn gái cậu mang nhiều thương tích, đôi mắt cô sẽ chỉ sáng trở lại nếu được cấy ghép. Nhân viên y tế “gợi ý” bố mẹ cậu thanh niên gốc Việt. Họ lắc đầu giữa tiếng khóc. Bằng tâm linh, cậu thanh niên hiện về kéo sự chú ý của cô y tá đồng hương đến chiếc xe gặp nạn. Và cảnh sát đã tìm thấy bằng lái xe của cậu trong xe với dấu hiệu đồng ý hiến tạng sau khi chết. Nhưng pháp luật tiểu bang đó quy định người dưới 18 tuổi hiến tạng phải có sự chấp nhận của gia đình. Cuối cùng ông bố và bà mẹ cả đời “sợ chết mà không toàn thây” ấy cũng gạt nước mắt gật đầu. Ánh sáng từ đôi mắt con trai họ tiếp tục bừng lên trên gương mặt cô gái thanh xuân.

Câu chuyện xúc động này gợi ra nhiều điều. Tôi liên tưởng tới cô bé thiên thần Hải An hiến giác mạc. Tôi kính trọng những ông bố, bà mẹ sống trong xã hội vẫn nặng nề về lễ nghi tang chay thờ cúng, nặng nề về thế giới bên kia, giữa tang thương tuyệt vọng vẫn quyết định cho đi một phần thân thể đứa con bé bỏng của mình.

- Ngoài ra, là một nhà văn sau những năm tháng sống ở nước ngoài, chị nhận thấy ngoài việc hiến tạng thì “sự sống sau cái chết” hay “mầm sống” của họ còn được biểu hiện ở những trường hợp nào?

Tôi muốn nói về những mầm phôi bé nhỏ trong bụng mẹ. Ở Việt Nam, không hiếm trường hợp phá thai chui khi đã quá 22 tuần tuổi, đã là một sinh linh bé nhỏ với đầy đủ bộ phận, đã quẫy đạp vui chơi trong bụng mẹ, đã biết lim dim lắng nghe giọng nói mẹ âu yếm.

Ở các nước văn minh, có lẽ do thanh niên được học các kiến thức về giới tính và sinh sản từ trước dậy thì nên đa phần họ tránh được chuyện có thai ngoài ý muốn. Nếu nhỡ mang thai, để lại hay phá hoàn toàn do người mẹ định đoạt, sức ép gia đình hay xã hội chỉ là chuyện phụ. Không như ở ta, không hiếm đàn bà con gái còn sống theo lời cha mẹ, theo định kiến xã hội.

Chúng ta có thể tái tạo sự sống cho các bệnh nhân hấp hối từ một phần thân thể mình. Tại sao những phôi mầm tươi mới mơn mởn ấy lại bị hủy hoại bằng chính bàn tay ta?

Tâm linh không di truyền

- Như chị nói, với nhiều người nước ngoài, việc hiến tạng là bình thường, nhưng ở Việt Nam, cho đến nay vẫn là việc phi thường. Theo chị, vì sao lại vậy?

Tôi nghĩ phần nhiều do hiếm người hiến tạng quá. Nên khi gia đình nào đó chấp nhận cho đi một phần thân thể con em mình, điều đó được nhìn nhận như sự kiện lớn. Dù đối với tôi, hành động đó thực sự vĩ đại. Một người mẹ đã đau đớn thế nào khi mất đi đứa con bé bỏng của mình, lại còn nén nước mắt trao thân xác thương yêu ấy cho người xa lạ, không dễ chút nào.

- Trong bài viết “Sự sống sau cái chết”, chị cũng nói một phần lý do vì tâm linh. Nhưng đó là một phần của văn hóa truyền thống người Việt nên nếu như những gì chị đã chia sẻ thì có lẽ ở Việt Nam sẽ mãi “hiếm” những hành động đem đến sự sống từ cái chết - như bé Hải An?

Tâm linh theo tôi không di truyền. Tâm linh được truyền thụ từ cha ông đến con cháu, nhưng tiếp nhận đến đâu tùy thời cuộc. Văn hóa cũng thế, rồi sẽ thay đổi, không thể mãi mãi bị trói trong cái vòng kim cô Nho giáo.

Được biết sau nghĩa cử của bé Hải An, số người đăng ký hiến tạng đã tăng hàng trăm lần, và tăng nhanh trong nhiều tháng sau đó. Không gì là không thể. Mọi chuyện rồi sẽ khác.

- Xin cảm ơn chia sẻ của chị!

“Chúng ta, chẳng ai có thể khẳng định sau cái chết là gì, nhưng nếu thực sự có thế giới bên kia, có địa ngục và thiên đường, người nhân đạo chắc chắn sẽ nhận tấm vé tốt nhất cho chỗ ở mai sau. Hiến tạng không chỉ là nhân đạo, hiến tạng là thiêng liêng, dù có khi bản thân người hiến thấy rất đỗi bình thường, bình thường như đọc sách uống trà”.

Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu từng chia sẻ trong bài viết “Sự sống từ cái chết”.

Ngọc Mai (Thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chồng kiên quyết ly hôn vì vợ quá giàu, tiêu mãi không hết tiền

Chồng kiên quyết ly hôn vì vợ quá giàu, tiêu mãi không hết tiền

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Người chồng muốn ly hôn vì thấy mệt mỏi với cảm giác “không bao giờ tiêu hết tiền” và người vợ quá mải mê với công việc.

Làm đúng 3 việc sau khi nghỉ hưu, cụ ông U75 được con cái vội vã chu cấp, tranh giành đón về chăm sóc ở năm cuối đời

Làm đúng 3 việc sau khi nghỉ hưu, cụ ông U75 được con cái vội vã chu cấp, tranh giành đón về chăm sóc ở năm cuối đời

Gia đình - 14 giờ trước

Nhìn vào cuộc sống ở những năm cuối đời của ông Lý, nhiều người phải thốt lên vì ghen tỵ. Song những may mắn đó không phải tự nhiên đó được.

Top 5 chòm sao nữ đa tình nhất hệ hoàng đạo, các chàng trai hãy cẩn thận

Top 5 chòm sao nữ đa tình nhất hệ hoàng đạo, các chàng trai hãy cẩn thận

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Những chòm sao nữ này luôn thích tìm kiếm sự mới mẻ nên có xu hướng dễ chán chường, hay thay đổi trong tình yêu.

8 hành vi ở nhà của bố ảnh hưởng tiêu cực đến con

8 hành vi ở nhà của bố ảnh hưởng tiêu cực đến con

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Tưởng vô hại nhưng 5 hành vi này của người bố nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tính cách của trẻ.

Nhìn cách sống hai vợ chồng người thầy giáo, tôi mới nhận ra hạnh phúc và đủ đầy thật sự dễ tìm

Nhìn cách sống hai vợ chồng người thầy giáo, tôi mới nhận ra hạnh phúc và đủ đầy thật sự dễ tìm

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

Vợ thường khích lệ thầy rằng con người ta cần học cách buông bỏ trước, sau đó mới nắm lấy.

6 kiểu yêu thương không phải lối của cha mẹ khiến con trở thành đứa trẻ lười nhác

6 kiểu yêu thương không phải lối của cha mẹ khiến con trở thành đứa trẻ lười nhác

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Đôi khi, nguyên nhân khiến trẻ lười biếng nhiều khi đến từ chính phương pháp giáo dục của cha mẹ.

Cô gái 25 tuổi kết hôn 8 lần trong 5 năm nhận cái kết ê chề

Cô gái 25 tuổi kết hôn 8 lần trong 5 năm nhận cái kết ê chề

Gia đình - 23 giờ trước

TRUNG QUỐC - Cô gái kết hôn với 8 người đàn ông ở các thành phố khác nhau trong 5 năm để rồi nhận về cái kết ê chề vì âm mưu lừa đảo.

3 con giáp này mà kết hôn với người tuổi Mão thì sự nghiệp thăng hoa, gia tài hưng thịnh

3 con giáp này mà kết hôn với người tuổi Mão thì sự nghiệp thăng hoa, gia tài hưng thịnh

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia phong thủy, có 3 con giáp được cho là có thể giúp bổ sung và hỗ trợ rất tốt cho tuổi Mão, tạo nên những cặp đôi hoàn hảo và thành công trong cuộc sống.

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc

Họp lớp cấp 2 sau 30 năm ra trường, 17 người đăng ký nhưng 23 người đến ăn không góp tiền, U50 tức giận rời khỏi nhóm, xóa hết liên lạc

Gia đình - 1 ngày trước

Hiện nay, có một số buổi họp lớp không còn có ý nghĩa thuần túy như ban đầu, có người lại dụng nó để kiếm lợi cho bản thân mình.

Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời

Đến bệnh viện lúc 4h sáng, người đàn ông nhận ra bài học đắt giá nhất cuộc đời

Gia đình - 1 ngày trước

Bệnh viện là nơi bạn sẽ nhận ra nhiều bài học đắt giá trong cuộc sống, suy cho cùng không có gì quan trọng bằng sức khỏe.

Top