Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giúp người bệnh bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính mình

Thứ hai, 10:26 28/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Thuốc kháng virus (ARV) là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV và bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của dịch. Theo thống kê đến cuối tháng 10 năm 2015 đã có hơn 100.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV và tất cả là miễn phí và chủ yếu từ nguồn thuốc viện trợ. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi không còn viện trợ thì bảo hiểm y tế đang được xác định là giải pháp chủ yếu đảm bảo sự bền vững cho người nhiễm HIV được điều trị.

 

Đến cuối tháng 10/2015 đã có hơn 100.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV và tất cả là miễn phí và chủ yếu từ nguồn thuốc viện trợ. Ảnh: P.V
Đến cuối tháng 10/2015 đã có hơn 100.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV và tất cả là miễn phí và chủ yếu từ nguồn thuốc viện trợ. Ảnh: P.V

Lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV

ARV là loại thuốc kháng virus nhằm làm giảm sự sinh sôi của HIV trong cơ thể. Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng kết hợp để ngăn chặn hình thành kháng thuốc. Với khả năng ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể và giảm thiểu tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, thuốc ARV mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe người nhiễm HIV cũng như cho toàn xã hội.

Việc điều trị ARV giúp làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc ARV được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng trong điều trị HIV/AIDS từ những năm 90 và được đánh giá là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp kiểm soát sự bùng phát của đại dịch.

Theo báo cáo của chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về AIDS (UNAIDS), điều trị ARV sớm có thể làm giảm 41% mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và do đó có thể giảm nguy cơ tử vong; giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%; giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành Y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Khi người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV có thể phục hồi sức khỏe, tiếp tục sống, học tập và lao động, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việt Nam áp dụng điều trị bằng ARV rộng rãi từ năm 2004. Hơn 10 năm qua, Nhà nước ta liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị ARV. Nếu như lấy mốc 2004, chúng ta mới điều trị cho 400 bệnh nhân thì hiện nay đã điều trị 100.000 người. Số lượng bệnh nhân rất lớn so với trước đây. Hiện nay ARV đã được triển khai tại tất cả 63 tỉnh, thành trên toàn quốc với 316 điểm điều trị. Đặc biệt tại tuyến xã, 526 trạm y tế xã đang phát thuốc ARV cho các bệnh nhân. Ngoài ra cũng đã mở điều trị ARV tại các trại giam, các cơ sở tạm giam, tạm giữ.

Mặc dù điều trị bằng ARV sớm có lợi ích rất lớn như vậy nhưng hiện nay mới cũng mới chỉ khoảng 45% người nhiễm HIV được chẩn đoán tham gia chương trình điều trị ARV với khoảng 102.000 người. Phần lớn, nguồn thuốc ARV chiếm đến khoảng 95% được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế. Điều đáng nói là các tổ chức quốc tế đang thực hiện lộ trình cắt giảm và sẽ tiến tới kết thúc hoàn toàn việc tài trợ thuốc ARV vào cuối năm 2017. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nguồn thuốc ARV trong thời gian tới?

Chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân HIV/AIDS tham gia BHYT

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), từ tháng 3/2016 nhà tài trợ sẽ không tiếp nhận bệnh nhân mắc HIV mới, trong khi đó mỗi năm Việt Nam có khoảng 800 đến 1.000 bệnh nhân nhiễm HIV mới phải điều trị bằng thuốc ARV.

Đến hết năm 2017, khoản viện trợ thuốc ARV sẽ chấm dứt hoàn toàn, hàng loạt các dịch vụ miễn phí trước kia (do được tài trợ) như xét nghiệm HIV, thuốc ARV, thuốc cơ hội… sẽ do bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán. Bệnh nhân HIV có BHYT sẽ được BHYT thanh toán tiền điều trị ARV, đồng thời cũng phải đồng chi trả tiền thuốc và xét nghiệm theo quy định. Còn bệnh nhân HIV/AIDS không có thẻ BHYT sẽ phải tự bỏ toàn bộ chi phí điều trị.

Đối với người nhiễm HIV/AIDS, việc điều trị bằng thuốc ARV phải được tuân thủ suốt đời và ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn. Bởi vì, nếu người nhiễm HIV đang dùng phác đồ bậc 1 mà không tuân thủ điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và buộc phải chuyển sang phác đồ bậc 2, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu tác dụng phụ của thuốc và áp lực lớn hơn về tài chính. Bên cạnh đó, người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội rất cao và chi phí điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội rất tốn kém. Cho nên, nếu không tham gia BHYT thì bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ sẽ phải chịu nhiều gánh nặng về kinh tế. Đặc biệt, nếu bệnh nhân vì chi phí y tế mà bỏ điều trị sẽ là nguy cơ lớn trong cộng đồng.

TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, Việt Nam xác định BHYT là giải pháp đảm bảo bền vững trong điều trị ARV cho người nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân HIV/AIDS tham gia BHYT. Do vậy, điều cần thiết là tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng ARV, lợi ích của BHYT trong chăm sóc, điều trị HIV/AIDS để người nhiễm HIV tiếp cận.

Bảo hiểm y tế - những lợi ích mà người nhiễm HIV cần biết

Năm 2015, Chính phủ đã bổ sung 60 tỉ cho mua thuốc ARV, nâng tỉ trọng kinh phí từ 5% lên 15%, nhưng đây vẫn là con số khiêm tốn trước bối cảnh tài trợ rút đi.

Bộ Y tế đã xác định giải pháp trước mắt trình Chính phủ bổ sung kinh phí bù đắp sự thiếu hụt nguồn kinh phí cho mua thuốc ARV khi các tổ chức quốc tế rút dần tài trợ. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài và bền vững cho điều trị ARV là sẽ thanh toán việc điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bao gồm cả ARV thông qua BHYT. Bất kỳ ai khi tham gia BHYT thì đều được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Đối với người nhiễm HIV, thuốc ARV đã nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả.

Theo quy định hiện hành, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, người nhiễm HIV là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được bảo hiểm chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Mức chi trả cho người cận nghèo, người đã nghỉ hưu là 95% và cho các đối tượng khác là 80%. Như vậy, cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS khi mua BHYT sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích trong nhiều dịch vụ y tế như khám bệnh, làm xét nghiệm HIV, mua thuốc ARV, điều trị dự phòng cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội v.v… và chỉ phải chi trả tối đa là 20% tiền chữa bệnh. Dự kiến từ tháng 6/2016, việc điều trị bằng thuốc ARV sẽ được chi trả qua BHYT.

Có thể thấy với những người không nhiễm HIV, BHYT đã rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe thì với người nhiễm HIV, BHYT còn quan trọng hơn nhiều. BHYT giúp người nhiễm HIV được tiếp tục điều trị ARV khi không còn nguồn tài trợ quốc tế nhất là khi điều trị ARV là liên tục và suốt đời.

Vì vậy, việc người nhiễm HIV vượt qua rào cản tự ti, chủ động tham gia BHYT ngay từ hôm nay để tự bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính mình. Đó chính là giải pháp lâu dài, bền vững để đi đến chiến thắng trong cuộc chiến không ngừng nghỉ với đại dịch HIV/AIDS; giúp Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế) để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

 

Quyền lợi của người nhiễm HIV/AIDS khi tham gia BHYT

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2015/TT-BYT, người tham gia BHYT nhiễm HIV khi khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT, được quỹ BHYT chi trả:

a) Thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT;

b) Xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;

c) Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;

d) Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;

đ) Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn);

e) Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);

g) Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.

Để bảo đảm việc điều trị bệnh thường xuyên và liên tục trong trường hợp không được cấp phát thuốc miễn phí như trước đây,  người bị nhiễm HIV/AIDS nên tham gia BHYT và sử dụng thẻ trong các lần đi khám chữa bệnh.

Mai Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top