Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giới trẻ đạp xe "Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh"

Thứ ba, 18:51 21/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Thông điệp chính của hoạt động quan trọng này là “Hãy thúc đẩy bình đẳng giới để giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh bền vững ”.

Chiều 21/10, tại Hà Nội, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức lễ diễu hành đạp xe với chủ đề “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” nhân “Ngày quốc tế Trẻ em gái” (11/10/2014). Thông điệp chính của hoạt động quan trọng này là “Hãy thúc đẩy bình đẳng giới để giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh bền vững ”.

Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), ông Lê Cảnh Nhạc và ông Hồ Chí Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ;

Chương trình còn có sự hiện diện của ông Arthur Erken – Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA), các cán bộ của UNFPA; đại diện Hội Nông dân Việt Nam cùng đông đảo thanh niên, sinh viên, các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội…

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu khai mạc buổi lễ diễu hành

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu khai mạc buổi lễ diễu hành

Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta có mặt tại đây trong buổi chiều hôm nay để chung tay giải quyết một trong những vấn nạn của đất nước, đó là mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta đã tăng liên tục và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Năm 2013, tỷ số này là 113,8 bé trai/100 bé gái. Điều đó có nghĩa là: Có khoảng 50.000 bé trai được sinh ra trong năm 2013 sẽ sống và “dư thừa” đến tuổi trưởng thành. Nếu con số này là 120/100, thì mỗi năm chúng ta dư thừa gần 100.000".

"Tích lũy tất cả những con số đó, năm nay dồn sang năm khác, sẽ dẫn đến một viễn cảnh hết sức nghiêm trọng, đó là vào khoảng giữa thế kỷ này (năm 2050), đất nước ta sẽ “thừa" khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới, không có cơ hội lấy vợ người Việt", ông Tân nói.

Ông Nguyễn Văn Tân cho rằng hiện trạng này không chỉ phản ánh sự bất bình đẳng giới trong xã hội, rằng mỗi năm có khoảng từ 50.000 – 100.000 bé gái không được sinh ra trên đời mà còn cho thấy sự ảnh hưởng của tình trạng này đối với tương lai, nòi giống, vị thế và sự phát triển bền vững, toàn diện của đất nước. 

Một trong những nguyên nhân của vấn nạn này, theo ông Nguyễn Văn Tân, là do sự lựa chọn giới tính thai nhi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng sâu xa hơn, đó là quan niệm “thâm căn cố đế” - tâm lý ưa thích con trai và sự bất bình đẳng giới.

Do đó, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ kêu gọi: "Vì sự phát triển bền vững của tương lai dân tộc, ngay từ hôm nay, chúng ta phải làm ngay, làm quyết liệt vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh".

Đồng quan điểm này, ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam khẳng định: “Khi phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm, thậm chí họ còn làm tốt hơn”.

“UNFPA sẽ tiếp tục phối hợp cùng các tổ chức xã hội để nhằm chấm dứt phân biệt đối xử và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em” – ông Arthur Erken -Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.

“UNFPA sẽ tiếp tục phối hợp cùng các tổ chức xã hội để nhằm chấm dứt phân biệt đối xử và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em” – ông Arthur Erken -Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh.

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cũng cho rằng: "Chỉ 1 tháng với rất nhiều sự kiện truyền thông diễn ra, không thể nào chấm dứt ngay tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam được. Nhưng chúng ta ở đây hôm nay để cùng nhau thúc đẩy bình đẳng giới, khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ và trẻ em gái, nhằm chấm dứt tình trạng này. Chính các bạn – những người tham gia các hoạt động trong chuỗi sự kiện này sẽ là những người chuyển tải, truyền đạt thông tin, thông điệp Chương trình, vì một xã hội Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

“UNFPA sẽ tiếp tục phối hợp cùng các tổ chức xã hội để nhằm chấm dứt phân biệt đối xử và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em” – ông Arthur nhấn mạnh.

Sau đây là những hình ảnh GiadinhNet ghi nhận được tại lễ diễu hành. 

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ, đại diện UNFPA tại Việt Nam tham gia diễu hành bằng xe đạp

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ, đại diện UNFPA tại Việt Nam tham gia diễu hành bằng xe đạp

Chị Huỳnh Hương Thanh (32 tuổi, ở phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng con gái Khánh Chi (5 tuổi) hào hứng tham gia đạp xe hưởng ứng sự kiện. 

Chị Huỳnh Hương Thanh (32 tuổi, ở phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng con gái Khánh Chi (5 tuổi) hào hứng tham gia đạp xe hưởng ứng sự kiện. 

Đông đảo thanh niên, sinh viên Thủ đô Hà Nội hưởng ứng sự kiện đặc biệt này

Đông đảo thanh niên, sinh viên Thủ đô Hà Nội hưởng ứng sự kiện đặc biệt này

Sự kiện này còn thu hút sự tham dự của nhiều vị khách nước ngoài

Sự kiện này còn thu hút sự tham dự của nhiều vị khách nước ngoài

Xuất phát từ Quảng trường 19/8, Nhà hát Lớn, đoàn sẽ đi một vòng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, sau đó tỏa ra 5 hướng.

Xuất phát từ Quảng trường 19/8, Nhà hát Lớn, đoàn sẽ đi một vòng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, sau đó tỏa ra 5 hướng.

Võ Thu 

Ảnh: Chí Cường

Võ Thu - Chí Cường
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top