Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường học hãy là nơi nuôi dưỡng sự lương thiện

Thứ năm, 14:45 05/09/2019 | Xã hội

'Tôi vẫn tha thiết mơ ước rằng: mỗi trường học hãy là nơi nuôi dưỡng sự lương thiện. Ở đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo viên đều hành xử mọi việc theo phương châm "công bằng và khách quan...'.

Trường học hãy là nơi nuôi dưỡng sự lương thiện - Ảnh 1.

Thầy Trần Tuấn Anh và học sinh lớp 7P2 Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM) trong tiết GDCD - Ảnh: N.HÙNG

Đó là ý kiến của thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên đã có thâm niên giảng dạy môn GDCD 12 năm, hiện là giáo viên Trường THCS Colette (quận 3, TP.HCM), khi đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh trong thời đại hiện nay.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã khẳng định: năm học mới, ngành giáo dục sẽ ưu tiên việc "dạy người" . Hôm nay, ngày khai giảng năm học mới, Tuổi Trẻ ghi nhận thêm sự hưởng ứng từ các địa phương và những góc nhìn về chủ trương này.

Thầy Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất vui khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã quan tâm và chỉ đạo ngành GD-ĐT chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận thực trạng là một bộ phận không nhỏ học sinh sống vô cảm, đạo đức xuống cấp, các vụ bạo lực học đường thì ngày càng tăng lên...

Riêng cá nhân tôi vẫn cho rằng vai trò của người giáo viên trong việc giáo dục đạo đức - lối sống học sinh là cực kỳ quan trọng".

* Đó có phải là mấu chốt khiến thực trạng đạo đức học sinh đang có nhiều vấn đề? Và môn GDCD cũng đang bị xem là "chuyện phụ"...

- Đúng là như vậy! Từ lâu nay xã hội vẫn xem GDCD là môn phụ, phụ huynh, học sinh coi thường. Nhưng tôi lại nghĩ chính bản thân giáo viên GDCD phải xem trọng môn học mà mình đang giảng dạy trước đã.

Năm 2007, tôi tốt nghiệp trường sư phạm và chính thức trở thành giáo viên. Lương khởi điểm của tôi lúc ấy chỉ có 750.000 đồng/tháng. Xin nói thêm là trước đó, khi đi thực tập, tôi đã đạt được điểm số rất cao do giảng dạy bằng những phương pháp trực quan sinh động và được học sinh yêu thích.

Thế nhưng, thời điểm năm 2007 thì giá một tô phở là 20.000 đồng, lương tháng của tôi không đủ để mua hai tô phở mỗi ngày. Do đó, những file hình tôi đã sưu tầm đầy đủ cho bài giảng của mình nằm sẵn trong máy tính ở nhà nhưng... không có tiền để in ra.

May sao có một chị đồng nghiệp cũng cùng tư tưởng "phải yêu môn của mình trước", chị và tôi cùng chia đôi số tiền in tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy. Tôi và chị dạy khác trường nhưng cùng quận. Cứ buổi sáng chị dùng tranh thì buổi trưa chạy qua trường tôi đưa cho tôi số tranh đó để tôi lên lớp dạy vào buổi chiều và ngược lại.

Chị đồng nghiệp ấy sau này là giáo viên giỏi cấp thành phố, được rất nhiều học sinh yêu quý, phụ huynh mến mộ.

Kể ra điều này để chứng tỏ một điều: khi giáo viên yêu thương môn học mà mình giảng dạy, dành tâm huyết cho nó thì dần dần học sinh cũng sẽ thấy đó là môn học thú vị và yêu nó, thương nó như thầy giáo của mình.

* Nhưng có ý kiến cho rằng nội dung môn GDCD trên lớp là lý thuyết và xa rời cuộc sống vì khác xa thực tế ngoài xã hội?

- Đây chính là thách thức lớn nhất đối với giáo viên GDCD. Trên lớp giáo viên dạy học sinh toàn những điều tốt đẹp như yêu thương, trung thực, giản dị, trách nhiệm, vị tha... nhưng khi ra ngoài xã hội thì các em lại thấy những điều ngược lại.

Đây là một thực tế không thể phủ nhận nhưng tôi vẫn tha thiết mơ ước rằng: mỗi trường học hãy là" thánh đường của sự lương thiện". Ở đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo viên đều hành xử mọi việc theo phương châm "công bằng và khách quan", học sinh không bị chèn ép đến mức phải đi học thêm, giáo viên chấm bài kiểm tra và cho điểm theo đúng năng lực của học trò, đèn - quạt trong lớp nếu hư sẽ được sửa chữa ngay, học sinh bán trú được ăn ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng, giá bán tại các căngtin trường học không cao hơn bên ngoài...

Một gia đình êm ấm nhờ vào công lao của những người làm cha, làm mẹ. Một nhà trường tốt đẹp - trong đó giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui - nhờ vào công sức và tấm lòng của ban giám hiệu nhà trường. Để nhà trường trở thành "thánh đường của sự lương thiện" phụ thuộc vào nỗ lực của ban giám hiệu các trường.

Nếu được như thế thì việc giáo dục đạo đức - lối sống cho học sinh sẽ thuyết phục hơn rất nhiều. Các em sẽ có niềm tin vào cuộc sống và giáo viên chúng tôi cũng dễ dàng giảng dạy. Tôi vẫn thường nói với học trò của mình rằng: xã hội luôn có mặt trái của nó, nhưng nếu mình sống tốt thì mình gặp được những điều tốt lành.

* Thầy hi vọng gì ở chương trình - SGK môn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thông mới?

- Tôi đề xuất nên đưa nội dung về luật nhân quả vào chương trình môn GDCD bậc trung học. Nội dung này hiện đã làm rất tốt ở bậc mầm non và tiểu học với các câu chuyện như: Thạch Sanh - Lý Thông, Cây tre trăm đốt...

Lên bậc trung học, chương trình cần nâng cao hơn với những câu chuyện từ thực tế cuộc sống để học sinh hiểu được chân lý ở hiền thì gặp lành, gieo gió thì gặt bão... Có thể lấy ngay những câu chuyện thực tế để làm ví dụ cho học trò hiểu như vụ thuốc ung thư giả, vụ nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018...

Tôi mong muốn ngoài những kiến thức về tin học, tiếng Anh, toán, lý, hóa... thì học sinh có một niềm tin về luật nhân quả. Từ niềm tin đó, sau này ra đời các em sẽ kiếm những đồng tiền sạch, không làm hàng gian, hàng giả, không đi bán thực phẩm bẩn, không tham nhũng...

* Quay trở lại vấn đề môn chính - môn phụ, thầy nghĩ sao khi Bộ GD-ĐT đưa GDCD vào danh sách các môn thi THPT quốc gia?

- Nếu mục đích của việc đưa môn GDCD vào danh sách môn thi là để "vực dậy" môn học này thì đó là sai lầm. Môn sử cũng được đưa vào danh sách môn thi THPT quốc gia nhưng học sinh có yêu sử đâu. Có năm Bộ GD-ĐT ra quyết định không thi môn sử, báo chí đã đăng học sinh xé đề cương môn sử đấy thôi.

Nếu muốn vực dậy môn GDCD, tôi nghĩ cần giải pháp cụ thể để tăng hiệu quả tiết dạy GDCD, đề cao vai trò của người giáo viên và tạo "đất" cho giáo viên sáng tạo, đổi mới. "Đất" ở đây chính là nâng cao chất lượng đầu vào của trường sư phạm, lương giáo viên đủ sống, cơ sở vật chất - trang thiết bị giảng dạy đầy đủ...

Đưa môn GDCD vào danh sách các môn thi chỉ khiến sự việc trầm trọng thêm: học sinh đi học vì điểm số, học để đi thi chứ không phải học để sống tốt hơn, tử tế hơn. Rồi giáo viên cũng sẽ phải dạy nhồi nhét, dạy cho học sinh đi thi đạt điểm cao.

Và thay vì có những tiết dạy cho học sinh trải nghiệm, đi thực tế thì người ta sẽ cắt hết đi, thay vào đó là dò bài, ôn bài để học sinh đi thi. Và rất có thể có học sinh làm bài môn GDCD được 10 điểm nhưng vẫn xả rác, nói tục, chửi thề... Chúng ta học đâu phải chỉ lấy điểm, học để hơn bản thân mình của ngày hôm qua cả về kiến thức - kỹ năng và đạo đức.

Đầu năm học 2019-2020, khi gặp học sinh trong buổi dạy đầu tiên, tôi đã hỏi các em: "Em mong muốn gì ở môn GDCD?". Nhiều em đã trả lời: "Em mong được điểm cao môn GDCD để "kéo" những môn khác lên", có em lại mong "không phải thi lại môn GDCD". Tôi nghe mà gợn buồn, môn GDCD tràn đầy tình yêu thương mà học sinh chỉ nghĩ đến điểm, chẳng có em nào mong môn GDCD sẽ giúp lớp mình yêu thương, đoàn kết với nhau hơn, ngoan hơn, sống tốt hơn...

Theo Tuổi Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 3 phút trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 3 phút trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 12 phút trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 3 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Tài xế ô tô đạp nhầm chân ga, húc đổ trụ bơm xăng cùng nhiều xe máy

Đời sống - 14 giờ trước

Đổ xăng xong, tài xế H. lái xe đi nhưng đạp nhầm chân ga dẫn đến chiếc xe mất kiểm soát, gây tai nạn liên hoàn.

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo: Rà soát học sinh toàn huyện

Giáo dục - 14 giờ trước

Sau khi một học sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo được phát hiện, Phòng GD-ĐT huyện Minh hoá đã chỉ đạo các trường tiểu học, THCS rà soát chất lượng học sinh yếu kém.

Top