Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng học phí và chuyện bữa ăn sinh viên 8.000 đồng

Thứ sáu, 10:27 04/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Để có chi phí trang trải cho việc học tập và sinh hoạt tại Thủ đô, nhiều sinh viên nghèo phải cắt giảm chi tiêu, trong đó có cả khẩu phần ăn để “chống chọi” với giá cả phòng trọ, điện nước “nhảy múa”. Bởi vậy, chuyện tăng học phí cũng phần nào khiến đời sống của nhiều sinh viên nghèo ngày càng “teo tóp”.

 

Bữa cơm trưa của sinh viên Hoàng Tú (trái) và Lê Minh ở xóm trọ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Q.Anh
Bữa cơm trưa của sinh viên Hoàng Tú (trái) và Lê Minh ở xóm trọ tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Q.Anh

 

Ăn uống cho… qua ngày

Trước đây, khi nhắc tới cảnh đời sống sinh viên có lẽ ai cũng thuộc lòng với mô tuýp “gầy ốm vì đói ăn, thiếu thốn” thủa nào. Sinh viên thời nay nói chung điều kiện ăn, ở tốt hơn, nhưng với nhiều sinh viên nghèo, gánh nặng tiền ăn, học luôn đè nặng lên vai những người thân trong gia đình và mối lo này trong bối cảnh giá cả leo thang, học phí “nhảy múa” khiến không ít sinh viên lao đao tìm cách cắt giảm chi tiêu.

Chúng tôi gặp Hoàng Tú (quê ở Ba Vì, Hà Nội) sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội và Lê Minh (quê ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) sinh viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất trong khu xóm trọ ở phố Trần Cung, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội trong lúc Tú vừa mới “đi chợ” về với mớ rau muống. Tôi hỏi về bữa trưa nay, Tú chỉ vào mớ rau rồi hóm hỉnh nói: “Dạo này hết tiền hai đứa em chỉ ăn rau với cơm thôi”. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu và nghi ngờ, Tú nói tiếp: “Đùa vậy chứ ăn rau sao mà sống nổi, tụi em vẫn còn ít thịt gửi nhà chủ trọ, lát lấy về luộc. Hôm nay có thịt, chứ mọi khi toàn rau, đậu”.

Vừa nhặt rau, Tú vừa chia sẻ với tôi: “Bây giờ cái gì cũng tăng giá anh ạ, cũng đành tiết kiệm để cố lấy được tấm bằng, mong nhanh ra trường để còn kiếm tiền trả khoản nợ mấy trăm triệu mà gia đình đã vay cho em ăn học. Mỗi ngày, mỗi tháng em tiêu tiền của gia đình mà thấy xót xa. Riêng tiền nhà là 1,2 triệu đồng/tháng, em và bạn Minh “cưa đôi”, tiền nước 80.000đồng/người, tiền điện 4.000đồng/số. Buổi sáng dậy tranh thủ nấu mì tôm, hoặc mua tạm cái bánh mì ăn cho đỡ đói rồi đi học. Bữa trưa hôm thì tí thịt, hôm thì tráng 3 quả trứng, lúc thì vài miếng đậu rán sốt cà chua kèm với mớ rau, củ luộc. Buổi tối vẫn là những “món tủ” ấy, nhưng được nấu với số lượng nhiều hơn vì sợ đêm đói”.

Ngồi gần đấy Lê Minh xen vào: “Ăn uống dè xẻn, gạo mang từ quê lên, thế mà cộng cả tiền mắm, muối, gas nữa là cả tháng mỗi người tiền ăn cũng hết khoảng 750.000 đồng/người. Tụi em không bị đói, nhưng phải căn ke tiền để mua thức ăn cho đủ cả tháng, tiền này không được “động” vào. Mỗi năm em lại thấy mọi thứ đều tăng từ giá trọ đến các loại thực phẩm ngoài chợ, vé xe buýt cũng tăng… Dịp này lại tăng học phí, tính ra cả năm đến cả chục triệu tiền học phí, kinh tế gia đình em ở nông thôn trông chờ mấy sào lúa, với mấy lứa lợn gà, chắc em phải tìm cách tiết kiệm hơn nữa hoặc tính đi làm thêm”.

Chật vật xoay sở 25.000 đồng cho ba bữa ăn

Trước việc học phí tăng so với năm học trước, Thanh Nga (sinh viên Trường ĐH Ngân hàng, Hà Nội) chia sẻ: “Mấy năm trước mỗi năm đã phải đóng khoảng 7 triệu đồng tiền học phí, nay lại tăng lên chắc chắn đời sống sinh viên sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ riêng em mà các bạn ở các tỉnh về học, trong đó có rất nhiều bạn ở nông thôn. So với năm học trước, sang năm học mới mỗi tháng chi phí của em trong việc học đã tăng lên đáng kể, mỗi tháng cũng phải hết 3,5 triệu đồng, đó là chưa tính học phí. Tiền học phí tăng lên, chắc chắn em sẽ phải giảm chi tiêu trong ăn uống, đi lại, mua sách vở”.

“Nếu như tăng học phí 200.000 đồng/tháng, đây sẽ là tiền ăn của em trong cả chục ngày trời rồi” - Thu Hằng (quê ở Phú Thọ), sinh viên năm thứ 3 (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ. Theo Thu Hằng, hàng tháng em chỉ nhận được khoảng 2,5 triệu đồng tiền từ bố mẹ gửi lên để trang trải học tập. Số tiền này em sẽ chi cho các khoản: Tiền phòng trọ, vé xe buýt, mua sách học, hàng tiêu dùng… Như vậy, mỗi tháng cũng chỉ còn lại hơn 600.000đồng tiền ăn. Mỗi ngày em sẽ chỉ được tiêu trong phạm vi khoảng 25.000đồng gồm ăn sáng, trưa và tối. “Đợt này tăng học phí, chắc sẽ phải “cân đối” lại mọi thứ để còn tiền đóng học phí”.

Việc tăng học phí đối với nhiều sinh viên ở thành phố phần nào ít bị tác động nhưng với những sinh viên ở vùng nông thôn, việc mỗi tháng tăng thêm khoảng 100-300.000 đồng tiền học phí sẽ bị tác động rất lớn, điều này cũng khiến bữa ăn của sinh viên “teo tóp” hơn trước. Dạo quanh một vòng các căng tin, các quán ăn của các trường như: ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân… vào buổi trưa ngày 3/12, mỗi suất ăn của sinh viên “lèo tèo” miếng thịt, ít rau và chan thêm nước thịt kho tàu, bát canh nhưng vẫn có giá từ 20.000đồng/suất.

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, việc tăng học phí ĐH, CĐ từ năm học 2015-2016 ở mức độ phù hợp có thể tạo ra “cú hích” để nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, thực tế hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, đời sống kinh tế còn không ít khó khăn. Mỗi lần điều chỉnh tăng học phí cùng với giá cả, chi phí ăn học tăng cũng đè thêm sức nặng cho hàng triệu gia đình sinh viên.

 

Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí từ nay đến năm 2021 có hiệu lực từ ngày 1/12, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư giao động từ 1,75 - 4,4 triệu đồng/tháng từ năm học 2015-2016 đến 2016-2017; Đến năm 2020-2021 mức học phí từ 2,05-5,05 triệu đồng/tháng. Đối với trường ĐH công lập chưa tự chủ tài chính, mức học phí 600.000 - 880.000 đồng/tháng năm học 2015-2016; Đến năm học 2020-2021 sẽ là 980.000 đồng - 1,43 triệu đồng/tháng.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Thời sự - 45 phút trước

Năm cháu nhỏ trong lúc đùa nghịch ném đá không may văng vào nhà hàng xóm. Lúc này người phụ nữ cùng con trai trong nhà đi ra chửi, đánh đập các cháu nhỏ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 11 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 12 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 12 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 13 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Top