Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh tử vong do cây phượng đổ: Những loại cây nào không nên trồng trong trường học?

Thứ bảy, 16:57 30/05/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Không chỉ xảy ra hiện tượng cây phượng gãy, đổ gây tai nạn, thời gian qua đã có nhiều vụ học sinh ngộ độc do ăn phải cây, hoa có trong khuôn viên nhà trường.

Sáng 26/5 vừa qua, cây phượng vĩ cao hơn 10 mét, thân to hai người ôm trong sân Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM) bất ngờ bật gốc, đè trúng nhóm học sinh vừa đến trường khiến 1 em tử vong. Sau đó, một số trường học khác cũng đã xảy ra hiện tượng cây phượng gãy, đổ trong trường. Dư luận xã hội đặt ra câu hỏi về việc quản lý, chăm sóc và xử lý cây xanh trong nhà trường lâu nay được thực hiện ra sao, trách nhiệm thuộc về ai khi tai nạn xảy ra?

Ghi nhận tại một số trường tiểu học, trung học trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trong khuôn viên trường, có trường sở hữu hàng trăm cây xanh, nhiều cây được trồng cách đây hàng chục năm do các trường tự quản lý. Hàng năm, trước mùa mưa bão (chủ yếu là đầu mùa hè), các trường đều khảo sát, tổ chức cắt tỉa cành cây nếu thấy tán cây quá rộng. Với cây có dấu hiệu mục, ruỗng, nguy cơ gãy đổ, nhà trường sẽ báo cáo cho địa phương (UBND quận, huyện). Cơ quan chuyên môn về cây xanh sẽ xuống đánh giá, xử lý, có thể chuyển cây, thay thế cây tùy thuộc vào tình trạng của cây.

Học sinh tử vong do cây phượng đổ: Những loại cây nào không nên trồng trong trường học? - Ảnh 1.

Tại Hà Nội, cây xanh được trồng nhiều ở trong và ngoài nhà trường tạo bóng mát. Ảnh minh họa: Q.Anh

Sở GD&ĐT Hà Nội đã vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị, trường học rà soát hệ thống cây xanh trong nhà trường không để gây mất an toàn trong trường học. Các trường chủ động liên hệ, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên nhà trường. Ngày 29/5, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng đã yêu cầu Công ty Công viên cây xanh và các quận, huyện rà soát, cắt tỉa lại tất cả các cây xanh ở các trường học trên địa bàn, không để gây nguy hiểm cho học sinh.

Từ thực tiễn nhiều năm làm công tác quản lý trường học, thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THCS và THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết, trường có nhiều nhóm cây khác nhau. Hằng năm, ngoài việc chăm sóc, nhà trường còn kiểm tra sức khỏe của cây xem có bị sâu, có bị nghiêng, gãy và khô cành không? Trường cũng có liên hệ với công ty cây xanh, tới kiểm tra cây trước mùa mưa bão, xử lý những cây có nguy cơ mất an toàn cho học sinh.

"Khi xảy ra tai nạn thương tích do cây đổ trong trường, lỗi trước hết là từ ban lãnh đạo nhà trường. Nếu không quan tâm hệ thống cây xanh sẽ có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh của trường. Bộ GD&ĐT cần có quy định những loại cây xanh được trồng trong phạm vi nhà trường, đó nên là những loại cây phù hợp với cảnh quan nhà trường, quan trọng nhất là an toàn, có bóng mát, gắn với tuổi học trò…" - thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ thêm.

Theo BS Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH), nhà trường nếu phát hiện cây xanh thiếu an toàn có thể phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý, tránh những tai nạn có thể xảy ra. Do đó, trước tiên cần gắn trách nhiệm với nhà trường. Nhà trường cũng cần đưa ra những cảnh báo tại những nơi được đánh giá là nguy hiểm.

Học sinh tử vong do cây phượng đổ: Những loại cây nào không nên trồng trong trường học? - Ảnh 2.

Cây trúc đào hoa đẹp nhưng được khuyến cáo không trồng trong trường học.

Bên cạnh mối lo về gãy rơi cành, đổ… Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ học sinh ngộ độc do ăn các loại quả của một số loài cây, hoa có trong khuôn viên các cơ sở giáo dục. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã có đề nghị một số đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại các địa phương rà soát, loại bỏ ngay các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên. Nếu phải trồng với mục đích học tập, nghiên cứu, nhà trường cần có biển cảnh báo và các biện pháp kiểm soát an toàn phù hợp.

Cục An toàn thực phẩm cũng nêu một số các loài cây, hoa có chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp khi ăn phải như: Cây lá ngón (Gelsemium elegans); cây cà độc dược (Datura alba Lour)… có chứa alcaloid độc. Cây trúc đào (Nerium oleander L.); cây thông thiên (Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum.); cây đai vàng (dây huỳnh, huỳnh anh) (Allamanda cathartica L.); bông tai (Asclepias curassavica L.)… có chứa glycosid tim; Cây thầu dầu (Ricinus communis L.); cây ngô đồng (Jatropha podagrica)… có chứa protein độc (Toxalbumin).

Quang Anh

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Đâm vào dải phân cách, 2 học sinh lớp 10 ở Quảng Ninh thương, vong

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Trên đường chở bạn bằng xe mô tô về thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn, Quảng Ninh), xe của T.T.T bất ngờ đâm vào dải phân cách cứng dẫn đến cả 2 bị thương, vong.

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Những khu vực nào trên địa bàn Hà Nội dễ ngập úng nhất nếu xảy ra mưa lớn?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Hiện trên địa bàn TP còn có 11 điểm khi xảy ra mua lớn từ lưu lượng 50mm/h đến 70mm/h sẽ xảy ra ngập úng, 19 điểm úng ngập khi mưa lớn từ 100mm/h trở lên gây quá tải hệ thống thoát nước.

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến nhiều người thương vong ở Đồng Nai

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nổ lò hơi làm 6 người thiệt mạng ở Đồng Nai, cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin mới nhất về vụ việc.

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Đồng Nai: Bắt đối tượng xâm hại trẻ em rồi trốn truy nã 12 năm

Pháp luật - 6 giờ trước

Hiền bị truy nã về tội: "Hiếp dâm trẻ em" và bị công an bắt giữ sau 12 năm lẩn trốn.

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 7 giờ trước

Xuất thân gia đình nhà nông, phải vay tiền theo đuổi giấc mơ đại học, Trần Thế Dương tốt nghiệp điểm GPA cao nhất, tốt nghiệp sớm Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, Luật Đất đai 2024 quy định khá rõ về căn cứ, điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở. Đây được xem là những thông tin quan trọng, thiết thực mà mọi người dân nên biết và tận dụng.

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Tận dụng sự hiểu biết về công nghệ thông tin, Hưng lập nhiều trang web, biến đó thành một dạng “sàn” giới thiệu các cô gái hành nghề mại dâm.

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Giáo dục - 10 giờ trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Điểm chú ý, Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi cao nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 10/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Top