Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, nhiều phụ huynh và thầy cô lo lắng

Thứ năm, 17:33 24/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet- Trước thông tin Bộ GD-ĐT ra Thông tư cho phép học sinh cấp THCS, THPT được đem điện thoại đến lớp phục vụ việc học tập, nhiều phụ huynh và không ít giáo viên tỏ ra băn khoăn, lo lắng.

Theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn cho khối THCS, THPT tại mục 5 quy định về các hành vi học sinh không được làm có nêu "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép"; nghĩa là, học sinh từ cấp THCS trở lên được dùng điện thoại trên lớp khi giáo viên cho phép. Cũng theo thông tư này, kể từ 1/11/2020, văn bản trên sẽ có hiệu lực.

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 1.

Học sinh THCS, THPT được mang điện thoại tới lớp sử dụng khi giáo viên cho phép

Ngay khi thông tư 32/Bộ GD&ĐT ban hành, giữa 2 cấp học THCS và THPT đã bộc lộ nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh và cả thầy cô.

Tại Hải Phòng, hầu hết các giáo viên bậc THCS đều bày tỏ sự lo ngại nếu học sinh được phép mang điện thoại vào lớp. Theo quan điểm của các giáo viên bậc học này, nếu học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học thì giáo viên rất khó kiểm soát được toàn bộ các em dùng vào mục đích gì. Nhiều học sinh ý thức chưa tốt, lợi dụng lúc thầy cô giảng bài lơ là quan sát là sẽ chơi điện tử, lướt zalo, facebook hoặc chát chít ảnh hưởng lớn tới việc học của chính học sinh đó và các bạn xung quanh. Việc dùng điện thoại để tra cứu kiến thức, tham khảo có thể áp dụng vào môn Ngoại ngữ và Giáo dục công dân, còn các môn khác hiện nay chưa thực sự cần thiết.

Chung quan điểm trên, một số giáo viên trường THCS tại các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Ngô Quyền (Hải Phòng) cho rằng, việc cho học sinh sử dụng điện thoại khi đến lớp thực sự chỉ phù hợp với các trường có mô hình giáo dục thực tế nhiều như trường tư hoặc trường quốc tế.

Đối với trường công lập như hiện nay, nội dung học của học sinh chủ yếu vẫn theo lý thuyết, số học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập rất ít, hầu như là không có vì thời lượng tiết học chỉ có 45 phút mà cthời gian đó các thầy cô phải giảng bài rồi. Nếu thực hiện, sợ rằng học sinh sẽ lạm dụng điện thoại trong trường lớp và cô giáo lại thêm công việc vừa làm vừa để ý xem học sinh đang dùng điện thoại hay không?

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 2.

TT 32/2020/TT-BGDĐT cho phép HS THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ khi có sự đồng ý của giáo viên nhằm phục vụ việc học, tra cứu

Không chỉ giáo viên bậc THCS băn khoăn, phần lớn phụ huynh có con đang theo học bậc học này đều lo ngại nếu con mang điện thoại tới lớp vì ở nhà đã khó kiểm soát, giờ đến trường càng khó quản lý hơn.

Chị Trần Kim Oanh (34 tuổi) có con trai đang học lớp 8 trường THCS Quang Trung – Ngô Quyền cho biết: "Ban đầu nghĩ sắm điện thoại cho con để tiện liên lạc, nhưng khi tới lớp con lại lập nhóm chát với bạn, học hành sa sút. Quá lo lắng, tôi đã không cho con sử dụng điện thoại. Giờ nghe thông tin này, không biết con sẽ học hành ra sao".

Chị Phạm Thị Thanh (41 tuổi) có con đang học lớp 6 trường THCS Tô Hiệu phân tích: "Sử dụng điện thoại tra cứu trong giờ ngoại ngữ hay tìm kiếm những thông tin cơ bản phục vụ cho bài học khá hữu hiệu, mở rộng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, những học sinh thiếu ý thức sẽ dùng nó làm việc khác như quay phim, chụp ảnh và mất tập trung trong việc học. Nếu có cho dùng điện thoại trong lớp cần có nội quy quy định thời gian, môn học được sử dụng…".

Bày tỏ quan điểm phản đối việc học sinh THCS được dùng điện thoại trên lớp, chị Nguyễn Mai Hạnh – phụ huynh trường THPT H.B thẳng thắn nêu lý do: "Thứ nhất, hầu hết các em sử dụng điện thoại vào việc riêng. Thứ 2, tạo sự mất công bằng trong học tập giữa những học sinh có điều kiện sắm điện thoại và không có điện thoại. Thứ 3, học sinh sẽ ỉ lại vào điện thoại cho phần giải đáp và lười tư duy, giảm khả năng ghi nhớ bài...

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 3.

Nhiều trường đã chọn quản lý điện thoại của HS bằng cách yêu cầu cất vào hộp, cuối buổi học sẽ trả lại để mang về nhằm đảm bảo việc học trên lớp

Theo anh Đỗ Đình Mạnh – phụ huynh học sinh lớp 6 trường THCS Trần Phú 2 (quận Lê Chân, Hải Phòng) nên cho học sinh dùng điện thoại có chức năng nghe gọi để liên lạc với gia đình, không dùng điện thoại thông minh.

Đánh giá về vấn đề này, thầy Phạm Huy Bình, Phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn (Lê Chân) cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát, mà chỉ được dùng để phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Đây là một sự tiến bộ, phù hợp với xu hướng dạy và học mới. Điện thoại di động thông minh như bộ "bách khoa toàn thư" hỗ trợ các em học sinh các cấp tìm hiểu những kiến thức, phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại phải có kế hoạch quản lý và hướng dẫn của nhà trường, gia đình để phát huy những lợi ích trong quá trình học tập của các em qua việc sử dụng điện thoại.

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 4.

Mỗi lớp học của trường THPT Hàng Hải đều có hòm cất giữ điện thoại cho HS trong giờ học; cuối buổi thầy cô sẽ trả lại

Trước những lo lắng, băn khoăn của nhiều giáo viên và phụ huynh về vấn đề trên, thầy Phạm Anh Phong – Hiệu trưởng Trường THPT Hàng Hải cho rằng cần hiểu đúng quan điểm của Bộ, đó là học sinh chỉ được sử dụng điện thoại khi giáo viên cho phép, phục vụ mục đích học tập. Hiện nay, tại mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm luôn có một cái tủ khóa để quản lý điện thoại của học sinh. Vào đầu giờ mỗi buổi học, học sinh phải mang điện thoại để trong tủ; lúc cần sử dụng điện thoại để học tập thì thầy cô cho phép mới được lấy ra. Đồng thời, công tác giáo dục học sinh về chuyện này cũng phải làm thường xuyên để rèn học sinh bớt phụ thuộc vào điện thoại, nâng cao ý thức sử dụng điện thoại...

Nhóm phóng viên

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khống chế đám cháy tại nhà dân trên phố Vũ Tông Phan

Hà Nội: Khống chế đám cháy tại nhà dân trên phố Vũ Tông Phan

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Tối 14/5, thông tin từ Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, các lực lượng địa phương đã dập tắt đám cháy nhà dân ở phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình. Vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người.

Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ‘bay lắc’ trong khách sạn

Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ‘bay lắc’ trong khách sạn

Pháp luật - 3 giờ trước

Tối 14/5, VKSND TP Hà Tĩnh cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam 5 cầu thủ bóng đá CLB bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vì sử dụng chất ma tuý trong khách sạn.

Bị dọa, cụ bà ở Hà Nội 6 lần chuyển gần 18 tỷ đồng cho kẻ giả danh công an

Bị dọa, cụ bà ở Hà Nội 6 lần chuyển gần 18 tỷ đồng cho kẻ giả danh công an

Pháp luật - 3 giờ trước

Bị kẻ giả danh công an dọa đang nợ ngân hàng 63 tỷ đồng, lo sợ bà T. đã chuyển khoản 6 lần với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng theo yêu cầu của đối tượng.

Nữ Chủ tịch phường ở Hà Nội bị đề xuất tạm dừng công tác

Nữ Chủ tịch phường ở Hà Nội bị đề xuất tạm dừng công tác

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa bị đề xuất tạm dừng công tác vì để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Sóc Trăng đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Sóc Trăng đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Sóc Trăng đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, chế độ chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ Công an huyện bất ngờ nhặt được 23 triệu đồng đánh rơi

Trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ Công an huyện bất ngờ nhặt được 23 triệu đồng đánh rơi

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH -Trong quá trình Tổ công tác Công an huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đi làm nhiệm vụ, bất ngờ nhặt được một chiếc ví bị rơi bên đường. Đáng chú ý, ngoài số tiền hơn 23 triệu đồng, bên trong ví còn có nhiều giấy tờ...

Tối nay một người thành tỷ phú, đổi đời nhờ trúng Vietlott

Tối nay một người thành tỷ phú, đổi đời nhờ trúng Vietlott

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Tối 14/5, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Đã bắt được đối tượng chém lìa tay nam thanh niên lúc rạng sáng

Đã bắt được đối tượng chém lìa tay nam thanh niên lúc rạng sáng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được tin báo, Công an thị xã Mỹ Hào nhanh chóng vào cuộc tiến hành xác minh, truy bắt hung thủ. Quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định, đối tượng dùng hung khí chém lìa tay anh T. là Nguyễn Bá Phúc.

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Đoạn đường nối giữa đường Tôn Thất Thuyết với đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã được rào chắn từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thông xe, hai bên đường trở thành nơi để rác...

Lời khai của cô giáo mầm non đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường gây phẫn nộ dư luận

Lời khai của cô giáo mầm non đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường gây phẫn nộ dư luận

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Xuất phát từ mâu thuẫn trong cuộc sống sinh hoạt của người lớn, một giáo viên mầm non đã đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường.

Top