Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh dễ trầm cảm vì ôn thi học kỳ

Thứ năm, 09:32 27/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Hiện nay các trường tiểu học và THCS trên cả nước đang gấp rút hoàn thành kỳ thi học kỳ 2. Ngoại trừ một số trường tổ chức thi sớm thì hầu hết các trường trên cả nước, học sinh đang bước vào kỳ thi cử nhọc nhằn để kết thúc năm học. Với lịch thi dày đặc, dường như ngày nào cũng thi 1 – 2 môn, nhiều em đã rơi vào tình trạng mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm vì áp lực thi cử.

Học sinh căng thẳng mỗi khi thi học kì. Ảnh: T.G
Học sinh căng thẳng mỗi khi thi học kì. Ảnh: T.G

Gầy rộc vì ôn thi

Chị Thủy, phụ huynh một học sinh học lớp 6 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, trước khi bước vào kỳ thi khoảng một tuần, con chị được thầy giáo phát cho một quyển đề cương ôn tập gồm 9 môn học, môn nào cũng gần hai mươi câu hỏi. Với tập đề cương đó, mặc dù đã nhắc nhở con làm nhưng đến sát ngày thi cháu vẫn chưa hoàn thành xong. Chị hỏi thì con chị mếu máo trả lời “con không học nổi”, “đề cương quá dài”, “đề cương toán quá khó”… Không còn cách nào khác, chị Thủy đành thu xếp công việc để giúp con xem lại bài và lên kế hoạch ôn tập “chạy nước rút”.

Khi đồng hành cùng con, chị Thủy mới phát hiện thấy một điều vô cùng đáng lo ngại là con chị không hề có kỹ năng tự học. Ngày nào cháu cũng ngồi vào bàn học nhưng không biết bắt đầu từ đâu, học thế nào để có thể nhớ cả một lượng kiến thức của rất nhiều môn học như vậy. Bởi vậy, có những môn cháu đã làm đề cương, nhưng khi mẹ hỏi, con dường như không nhớ gì. Mặc dù mong muốn con thi tốt để đạt được học sinh giỏi nhưng nhìn thấy cảnh con ngồi bần thần trước sách vở một cách mệt mỏi bất lực, chị Thủy chỉ biết ứa nước mắt. Chị bảo con tạm bỏ bài lại, ra ngoài chơi cho khuây khỏa nhưng cháu nhất quyết không đi chơi. Cháu lo lắng cho kỳ thì nhưng học lại không vào. Đưa vấn đề này hỏi chuyên gia tâm lý thì chị Thủy được biết, con chị có hiện tượng quá lo lắng và căng thẳng. Đó là dấu hiệu ban đầu, nếu để lâu ngày rất dễ dẫn đến trầm cảm, chán ghét việc học, thậm chí chán ghét cả cuộc sống.

Chị Mai Anh (ở Định Công, Hà Nội) cũng cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ, con gái chị học lớp 9. Ngày nào con cũng hí hoáy làm đề cương tới hơn 23h đêm. Đi học về tắm táp, ăn cơm xong là phải cặm cụi làm đề cương ôn thi học kỳ 2. Cháu nói rằng, học kỳ 2 lấy hệ số 2 trong cách tính điểm trung bình cả năm nên phải cố gắng để không bị điểm kém. Thấy con có ý thức với việc học tập như vậy, chị cũng mừng. Nhưng nhìn con gầy rộc, chị Mai Anh xót xa vô cùng.

Lúng túng vì thiếu phương pháp học tập

TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, quy định bỏ đánh giá học sinh qua điểm số hiện nay chỉ thực hiện đối với học sinh tiểu học chứ không áp dụng cho học sinh THCS. Bởi vậy, kỳ thi học kỳ hiện nay đối với học sinh cấp 2 là cuộc đánh vật vô cùng vất vả, nhất là đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp. Học sinh đầu cấp (lớp 6) do chưa quen với sự thay đổi cấp học nên nhiều em chưa tìm ra phương pháp học tập hiệu quả. Học sinh cuối cấp (học sinh lớp 9) ngoài kỳ thi học kỳ, các em còn phải “đối diện” với kỳ thi vào cấp THPT được cho là rất căng thẳng hiện nay.

TS Nguyễn Thị Kim Quý chia sẻ, trong thời gian làm cố vấn cho Đường dây tư vấn cho trẻ em của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH, có khá nhiều em gọi điện đến Đường dây để xin được tư vấn liên quan đến những áp lực thi cử. Các em thường mang một tâm lý lo lắng sợ bị điểm kém, sợ không được học sinh giỏi.Qua quá trình tư vấn thì thấy nổi lên một vấn đề đáng lưu tâm là hầu hết các em thiếu phương pháp học tập. Trẻ không biết làm cách nào để có thể nhớ được cả mớ kiến thức mênh mông như vậy. Học rồi, đọc rồi nhưng “chữ thầy lại trả cho thầy”…

Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, áp lực đối với học sinh khi kỳ thi học kỳ đến là một thực tế đáng lo ngại. Có 3 nguyên nhân dẫn đến áp lực này cho học sinh: 1 là kiến thức quá nặng. 2 là giáo dục của ta hiện nay thiếu phương pháp. 3 là chính phụ huynh tạo thêm áp lực khi áp đặt mong ước của mình lên con trẻ. Lúc nào cũng mong con được học sinh giỏi, được điểm cao mà không cần biết đến khả năng, thực lực của con.

Đề cập đến vấn đề phương pháp học tập, GS Hồ Ngọc Đại đã từng cho rằng: Trong giáo dục cần có “cái” và “cách”. Hai thứ này phải đi song hành cùng nhau, quan trọng như nhau. “Cái” là nội dung trong sách, tức là lượng kiến thức trong sách vở. Còn “cách” chính là phương pháp học tập. Tuy nhiên, giáo dục của ta hiện nay đang thiếu phương pháp.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Quý, chính vì không có phương pháp học tập đúng nên học sinh thường lúng túng không biết cách học thế nào. Kỳ thi học kỳ là lúc buộc các em phải học cũng là lúc các em thể hiện rõ sự lúng túng vì thiếu phương pháp học tập. Lý do là các em không được giáo viên hướng dẫn. Thường những em học sinh giỏi sẽ tự nghĩ ra cách học cho mình. Nhưng đối với những em học trung bình thì việc tự nghĩ ra cách học là việc không tưởng. Trong khi đó nhiệm vụ của giáo dục chủ yếu là phục vụ cho những em trung bình, vì học sinh trung bình mới là học sinh chiếm đại đa số. “Trong khi nhà trường chưa cung cấp cho các em học sinh “cách học” thì các em sẽ chỉ còn biết trông chờ vào bố mẹ. Như tôi đã nói ở trên, đa số trẻ là học sinh trung bình, số học sinh giỏi biết tự tìm ra cách học cho mình là rất ít. Vì thế bố mẹ sẽ là người giúp những đứa con của mình tìm ra phương pháp học tập, hướng dẫn con mình cách học đúng để các em tiếp thu được kiến thức một cách có hiệu quả. Trong trường hợp phụ huynh cũng không nghĩ ra được “cách” học cho con thì không nên tạo thêm áp lực cho con trong cuộc đua thành tích học sinh giỏi. Bởi như vậy là đang bắt các em đi một chiếc giày quá rộng so với đôi chân của mình”, TS Quý nói.

“Áp lực mùa thi chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các con bị trầm cảm hoặc có dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay rối loạn tâm lý”.

TS.Hoàng Minh Hà (Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội)

Ngân Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Bố thợ xây, mẹ làm ruộng nuôi con đạt điểm cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 1 giờ trước

Xuất thân gia đình nhà nông, phải vay tiền theo đuổi giấc mơ đại học, Trần Thế Dương tốt nghiệp điểm GPA cao nhất, tốt nghiệp sớm Đại học Bách khoa Hà Nội 2024.

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo luật đất đai mới nhất mà người dân nên biết

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, Luật Đất đai 2024 quy định khá rõ về căn cứ, điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở. Đây được xem là những thông tin quan trọng, thiết thực mà mọi người dân nên biết và tận dụng.

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Chân dung ‘ông trùm’ đứng sau đường dây có gần 300 gái gọi

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Tận dụng sự hiểu biết về công nghệ thông tin, Hưng lập nhiều trang web, biến đó thành một dạng “sàn” giới thiệu các cô gái hành nghề mại dâm.

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Điểm danh top 10 trường THPT của Hà Nội có tỉ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT trên địa bàn thành phố năm học 2024-2025. Điểm chú ý, Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi cao nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 10/5/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 10/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Long An đề xuất hỗ trợ thường xuyên 1,8 triệu đồng/tháng cho mỗi thành viên Tổ an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, địa phương này đang tổ chức lấy ý kiến từ tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh "Quy định về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các điều kiện bảo đảm để triển khai Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Long An".

Nữ quái 'nổ' là Việt kiều để lừa người đàn ông hơn 9 tỷ đồng

Nữ quái 'nổ' là Việt kiều để lừa người đàn ông hơn 9 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Đối tượng lập facebook tên Đào Ngọc Minh với nhiều hình ảnh là cô gái xinh đẹp, giàu có rồi tiếp cận, làm quen và lừa nạn nhân hơn 9 tỷ đồng.

Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân

Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú đang được Bộ Công an lấy ý kiến, có đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Tội ác của kẻ giết cô gái, hiếp dâm vào 29 Tết ở TP Thủ Đức

Tội ác của kẻ giết cô gái, hiếp dâm vào 29 Tết ở TP Thủ Đức

Pháp luật - 5 giờ trước

Theo cáo buộc, Nguyễn Đăng Khoa đã lừa chị T. qua phòng trọ của mình giúp khiêng đồ, rồi sát hại nạn nhân cướp tài sản, hãm hại, phân xác phi tang.

2 lỗi bảo quản sổ hồng thường gặp có thể khiến nhiều người bị mất tiền oan

2 lỗi bảo quản sổ hồng thường gặp có thể khiến nhiều người bị mất tiền oan

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Việc bảo quản sổ hồng không đúng cách khiến cho nội dung trên sổ bị nhoè, hay mất chữ,.. có thể kiến cho việc công chứng trở nên vô cùng khó khăn.

Top