Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên vùng cao thưởng Tết bằng… những tràng pháo tay

Thứ bảy, 10:57 14/01/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là tâm sự thật của những giáo viên vùng cao đang ngày đêm bám bản, “gieo chữ” trước câu chuyện thưởng Tết.

Cứ mỗi dịp đến Tết, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đều rục rịch chuyện thưởng Tết, nơi nhiều, nơi ít, nơi thưởng tiền, nơi bằng hiện vật... Cũng đã có đơn vị công bố thưởng Tết lên đến hàng trăm triệu đồng khiến dư luận xôn xao.

Trong những chuyến công tác lên vùng cao Tây Bắc ngày cuối năm, chúng tôi đem câu chuyện thưởng Tết hỏi các giáo viên đang công tác tại các trường bán trú. Nghe chuyện, họ chỉ cười, thậm chí có người còn tỏ ra ngạc nhiên. Bởi với họ, khái niệm thưởng Tết nghe có vẻ rất “xa xỉ”.

Trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội, thầy Phạm Trung Thành - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Hoàng Thu Phố (Bắc Hà – Lào Cai) tâm sự: “Những cơ sở giáo dục vùng cao chúng tôi không có nguồn thu nên không có kinh phí để chi thưởng Tết cho giáo viên. Có năm, Phòng GĐ&ĐT của huyện “linh động” cấp thưởng cho mỗi giáo viên 100.000 đồng. Có năm (hay như năm nay) những người “đưa đò” chúng tôi nhận thưởng Tết là những tràng pháo tay trong buổi tổng kết cuối năm của học sinh”.


100% học sinh trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà - Lào Cai) là người dân tộc Mông. Ảnh: Cao Tuân

100% học sinh trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà - Lào Cai) là người dân tộc Mông. Ảnh: Cao Tuân

Thầy Thành cũng tâm sự, với những giáo viên xa quê còn tủi hơn nhiều, ngày Tết mong được về quê sum vầy cùng gia đình nhưng lương thì “ba cọc ba đồng”, về quê cũng chẳng có tiền nên chọn cách ở lại.

“Trường mình có nhiều giáo viên ở miền xuôi lên đây công tác, có năm một số giáo viên xa quê ở lại trường ăn Tết vì đi lại tốn kém. Thú thực, khi nhìn những chuyến xe vun vút qua lại trong sự cười nói, hớn hở của người người về quê ăn Tết, nghĩ tới đồng nghiệp ở lại trường gặm nhấm nỗi cô đơn trong ngày Tết đoàn viên mà sao xót xa quá”, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Thu Phố bùi ngùi.


Công việc vất vả nhưng nhắc đến thưởng tết nhiều giáo viên ở vùng sâu vẫn thấy chạnh lòng. Ảnh: Cao Tuân

Công việc vất vả nhưng nhắc đến thưởng tết nhiều giáo viên ở vùng sâu vẫn thấy chạnh lòng. Ảnh: Cao Tuân

Là một trong những cơ sở giáo dục xa nhất, sâu nhất của tỉnh Lai Châu, thầy Lê Văn Nam – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Mô 1 (huyện Mường Tè) tâm sự: “Năm nay chúng tôi đã cố gắng tiết kiệm các khoản ngân sách thu chi, nhờ thế mà mỗi giáo viên cũng được thưởng Tết vài ba trăm nghìn để về quê. Ở đây là vùng đặc biệt khó khăn, học sinh chủ yếu là người Khơ Mú, Mông… Để vận động được các em đến trường đã là niềm hạnh phúc lớn lao của người thầy. Còn chuyện thưởng Tết nói thật chúng tôi không dám… mơ”.

Nhiều giáo viên khác tại trường Tiểu học Mường Mô 1 tâm sự, đi làm chăm chỉ cả năm, có lẽ ai cũng mong ngày Tết được sum họp cùng gia đình, có lương cao, thưởng nhiều để có thể thoải mái đi chơi, mua sắm. Thế nhưng, đối với giáo viên khi nhắc tới hai từ “thưởng Tết” lại là điều gì đó ngậm ngùi, chua xót.


Từ TP Lai Châu, phải đi qua con được rừng độc đạo dài 153km để đến được trường tiểu học Mưởng Mô. Ảnh: Cao Tuân

Từ TP Lai Châu, phải đi qua con được rừng độc đạo dài 153km để đến được trường tiểu học Mưởng Mô. Ảnh: Cao Tuân

Bởi lẽ, với những ngành nghề khác, dù khó khăn đến đâu, thì cán bộ và công nhân cũng được nhận “lương tháng 13” gọi là thưởng Tết. Thế nhưng, giáo dục lại là ngành đặc thù và không hề có cái gọi là “lương tháng 13” mà chủ yếu dựa vào sự quan tâm của công đoàn cũng như địa phương, phụ huynh học sinh.

Vì thế, chuyện thưởng Tết là điều gì đó khiến giáo viên rất chạnh lòng mỗi khi được hỏi đến. Nghe hỏi chuyện, cô Vũ Thị Hà - giáo viên tiểu học ở Tuần Giáo (Điện Biên) gạt đi: “Gần 20 năm làm nghề có biết đến thưởng Tết là gì đâu mà nói”. Cô Hà cho biết, giáo viên vùng cao chỉ mong đến tháng không bị chậm lương, ngày Tết được nghỉ đúng thời gian để về ăn Tết cũng gia đình là vui lắm rồi.


Những em học sinh trường bán trú tỏ ra thích thú khi thấy tivi của một hàng tạp hóa cạnh trường chiếu phim. Ảnh: Cao Tuân

Những em học sinh trường bán trú tỏ ra thích thú khi thấy tivi của một hàng tạp hóa cạnh trường chiếu phim. Ảnh: Cao Tuân

“Năm nào giáp Tết, các thầy cô trong điểm trường cũng phải vận động tìm mọi mối quan hệ quen biết dưới xuôi xem chỗ nào có thể xin cho học trò ít quần áo ấm, đôi ủng, ít gạo, cái bánh chưng... để học sinh ăn Tết. Còn thầy cô, có năm phải trích lương để lại cho người nào ở lại trực trường, lấy đâu ra thưởng”, cô Hà thật thà.

Rồi như tự động viên mình, cô Hà cười: “Tôi cũng không quá quan tâm những chuyện ấy. Tôi chọn và theo nghề này được 18 năm rồi. 18 năm nay vẫn thế nên cũng quen”.


Đối với các giáo viên vùng cao, họ chẳng mơ đến thưởng Tết. Với họ, chỉ cần vận động các em học sinh đến trường đầy đủ đã là một niềm vui. Ảnh: Cao Tuân

Đối với các giáo viên vùng cao, họ chẳng "mơ" đến thưởng Tết. Với họ, chỉ cần vận động các em học sinh đến trường đầy đủ đã là một niềm vui. Ảnh: Cao Tuân

Có vẻ khá khẩm hơn, thầy Nguyễn Văn Phúc - giáo viên tiểu học tại Bát Xát (Lào Cai) cho biết, Tết năm nào giáo viên trường thầy cũng được tặng 1 cân đường, 1 gói mì chính, ít bánh kẹo và 1 cặp bánh chưng. “Quà này thực ra cũng là trích từ tiền tiết kiệm của giáo viên cả. Tết về có chút quà cho vợ, cho con, thắp hương ông bà tổ tiên” - thầy Phúc nói.

Tuy không biết đến thưởng Tết, nhưng rất nhiều thầy cô lại cho rằng, điều đó là hoàn toàn bình thường và không nên kêu ca, than vãn. Đối với những người thầy vùng đất Tây Bắc xa xôi này thì tình cảm chân thành của học trò, lòng yêu nghề, sự gắn bó với mảnh đất tình người là thứ quý báu nhất mà họ nhận được.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Nam sinh Bách khoa TPHCM tiết lộ áp lực 'đã học vượt lại còn xuất sắc'

Giáo dục - 15 phút trước

Là sinh viên duy nhất "đã học vượt lại còn xuất sắc" trong đợt tốt nghiệp tháng 4/2024 của Trường Đại học Bách khoa TPHCM, nam sinh viên Thái Tài chủ động chọn… áp lực.

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Phát hiện bom nặng 340kg còn nguyên ngòi nổ ở trung tâm thành phố Vinh

Thời sự - 22 phút trước

Trong quá trình cải tạo mương thoát nước ở trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An), đơn vị thi công đã tá hỏa khi phát hiện quả bom khoảng 340kg còn nguyên ngòi nổ, cánh đuôi.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Video: Khoảnh khắc ô tô 'điên' tông loạt xe máy, húc đổ trụ bơm xăng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con sau khi đổ xăng thì bất ngờ "mất lái" tông trúng nhiều xe máy đang dừng gần đó và chỉ dừng lại sau khi húc đổ một trụ bơm xăng.

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Bộ LĐ-TB&XH chính thức ban hành lịch nghỉ lễ 30/4-1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024, LĐ,TB&XH đã chính thức ban hành lịch nghỉ lễ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

TPHCM: Một người tử vong trong khuôn viên chung cư

Thời sự - 4 giờ trước

Từ tiếng động mạnh, người dân chạy đến thì thấy một thanh niên nằm bất động...

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

9 trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe trong năm 2024 nếu không sẽ bị phạt rất nặng

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải có khi tham gia giao thông. Do đó, nhiều trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe người dân cần biết và thực hiện.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội được công nhận nhãn hiệu độc quyền

Giáo dục - 5 giờ trước

Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ vừa công nhận đăng ký nhãn hiệu HSA kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định số 17203/QĐ-SHTT ngày 21/02/2024.

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Ít ai biết được đây là nghề giúp các bạn trẻ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Nếu biết tận dụng lợi thế của thế giới kỹ thuật số, công nghệ, xu hướng với các chiến lược Digital Marketing hoàn hảo thì bạn có thể dễ dàng kiếm từ 50 - 100 triệu đồng mỗi tháng.

Top