Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Đại phẫu” giáo dục phổ thông: Nên thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà?

Thứ tư, 12:20 28/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi năm một thay đổi, thậm chí có nhiều chương trình thí điểm khác nhau áp dụng cho các nhà trường. Các kỳ thi vẫn rất áp lực cho học sinh khiến nhiều phụ huynh, chuyên gia giáo dục hoài nghi. Cuộc “đại phẫu” chương trình giáo dục phổ thông sắp tới của Bộ GD&ĐT vì thế nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

 

Không ít chuyên gia, phụ huynh cho rằng Dự thảo Giáo dục phổ thông cần phải thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Ảnh minh họa: Q.Anh
Không ít chuyên gia, phụ huynh cho rằng Dự thảo Giáo dục phổ thông cần phải thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà. Ảnh minh họa: Q.Anh

 

Tiếp tục cải tiến, đổi mới

Nhiều người nói, hiếm có quốc gia nào trên thế giới có những hoạt động cải tiến, đổi mới phương pháp học, chương trình, sách giáo khoa như ở Việt Nam. Từ việc giảm tải, tới áp dụng những mô hình trường học mới (VNEN), rồi hệ thống trường chuyên, đào tạo riêng... Điều này khiến cho việc dạy và học mỗi năm một khác, học sinh năm sau nhiều khi không dùng được sách giáo khoa của năm trước.

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, trong tương lai học sinh phổ thông sẽ phải học rất ít môn chính, được lựa chọn một số môn học theo sở thích, được định hướng nghề từ sớm. Bên cạnh đó, một số môn học được lồng ghép, tích hợp trong một môn học chung. Theo GS Phạm Tất Dong - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khi phân luồng cần làm từ lớp 9, không nên đến lớp 12 mới làm vì như thế mới tạo điều kiện cho một số em định hướng trước là sẽ vào trung học học nghề, một số em vào trung học chuyên nghiệp, hay vào THPT.

“Nếu làm việc một cách khoa học, ngay từ khi các em học lớp 8 - 9 phải bắt đầu định hướng cho các em đi học nghề, đi học THPT... Thế nhưng tất cả những hướng đi ấy sau khi các em học xong đều phải có trong diện học không chính quy để các em bồi bổ kiến thức. Từ đó, dần dần đạt đến trình độ ĐH thì các em sẽ yên tâm vì đi theo luồng nào cũng được học ĐH. Còn nếu không thích học ĐH thì cứ luồng nào thích thì đi”, GS Phạm Tất Dong chia sẻ thêm.

Thi cử còn nặng nề

Theo Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, việc đặt mục tiêu của cấp THPT là giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động là không hợp lý. Đối với một số môn học, việc chuyển dần từ tích hợp rộng, tích hợp vừa đến phân hóa là hợp lý. Tên các môn học tích hợp nên phù hợp với những quy định hiện hành của UNESCO. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, trong chương trình mới cần chú ý tới nội dung dạy tích hợp và phân hóa. Vì tích hợp kiến thức thì dễ, nhưng tích hợp 2 môn khoa học vào nhau là rất khó. Nếu không cẩn thận dạy tích hợp giáo viên sẽ dạy kém đi và điều này chúng ta cần cẩn trọng...

Ngoài chuyện học các môn tích hợp, đối với giáo viên dạy các môn tích hợp cũng sẽ là một bài toán nan giải. Một số nhà quản lí giáo dục nhận định, nếu xét về tỷ lệ giáo viên trên lớp thì các trường có thể đảm bảo đủ theo quy định, tuy nhiên do học sinh được quyền tự chọn môn học nên có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở những môn có nhiều học sinh chọn và thừa giáo viên ở những môn ít học sinh chọn. Điều này khó để lãnh đạo trường chủ động được nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của học sinh thay đổi theo từng năm học.

Phụ huynh Đỗ Đức Hiếu (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con học THCS cho biết: “Dự thảo của Bộ GD&ĐT đưa ra, tôi chưa thấy thay đổi giảm được bao nhiêu. Chương trình giáo dục mới này thì chỉ có các trường ở thành phố mới có đủ điều kiện vật chất và trang thiết bị để thực hiện. Cái cần đổi mới ở đây là cách tư duy của người học, phương pháp giảng dạy của người dạy, cách giúp cho người học những kĩ năng cơ bản mà xã hội đang cần chứ không phải nay thay sách này, mai đổi mới chương trình nọ”.

Còn phụ huynh Lê Thị Hải (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) có con học lớp 7 cho biết: “Chương trình học có thể được giảm nhẹ, nhưng tôi thấy thi cử vẫn còn nặng nề. Bởi thi cử vẫn còn nặng nề thì khó có thể “cởi trói” cho học sinh khỏi học thêm, học nhiều được. Hàng năm chương trình đều có điều chỉnh, thay đổi xoành xoạch khiến phụ huynh và học sinh không theo kịp. Bộ GD&ĐT cần có các hoạt động thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà”.

 

Theo Dự thảo Giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT xây dựng ở bậc trung học, thay vì học sinh phải học 13 môn như hiện nay, số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều, chỉ còn 7 - 8 môn đối với THCS và chỉ còn 4 môn đối với THPT. Các môn Ngữ văn, Toán, Công dân với Tổ quốc và Ngoại ngữ 1 (do trường chọn) là bốn môn bắt buộc đối với học sinh THPT. Bên cạnh đó, học sinh THPT có thể tự chọn trong các môn học, nhóm môn học nội dung học tập phù hợp với sở trường, định hướng nghề nghiệp.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 3 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 4 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 4 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 4 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top