Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ có 2/18 quán quân Đường lên đỉnh Olympia sau du học về nước: Đừng mãi duy trì một định kiến cổ hủ

Thứ bảy, 08:54 21/09/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trong số 18 Quán quân "Đường lên đỉnh Olympia", hiện chỉ có 2 người là Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà trở về nước sau khi học tập tại Australia. Nhiều ý kiến cho rằng, chương trình này đã "chảy máu chất xám" và là nơi tuyển chọn những tài năng trẻ cho nước khác…

Chỉ có 2/18 quán quân Đường lên đỉnh Olympia sau du học về nước: Đừng mãi duy trì một định kiến cổ hủ - Ảnh 1.

Trần Thế Trung - chủ nhân của vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19. Ảnh: TL

Chỉ có 2 nhà vô địch về nước sau du học

Mới đây, Trần Thế Trung - chủ nhân của vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19 chia sẻ về kế hoạch của mình sau khi giành được phần thưởng 35.000 USD để đi du học ở Úc. Em cho biết còn đang lưỡng lự, cân nhắc vì trước mắt còn một năm học tập nên tập trung cho việc học. Tuy nhiên, Trần Thế Trung cũng cho rằng, nếu đi du học cũng có lý do để trở về đóng góp cho quê hương vì được sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, từ nhỏ luôn mong ước được gắn bó với quê hương, đất nước.

Trong khi Quán quân năm 2019 đang "phân vân", nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội trước thực trạng, trong suốt chặng đường 19 năm qua, chỉ có 2 nhà vô địch trở về nước làm việc sau khi đi du học. Trong số 18 Quán quân "Đường lên đỉnh Olympia", Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà trở về nước sau khi học tập tại Australia, còn Nguyễn Hoàng Cường chưa đi du học. Quán quân Olympia năm thứ 3 gọi tên Lương Phương Thảo (THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) tốt nghiệp Thạc sĩ, đã về nước làm việc cho một công ty quảng cáo tại TP HCM. Còn Lê Viết Hà (THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) nhà vô địch năm thứ 7 sau khi có 2 bằng cử nhân tại Úc, đã trở về Việt Nam làm việc vào cuối năm 2017.

Sau mỗi trận chung kết, nhiều người lại bày tỏ mối lo về hiện tượng "chảy máu chất xám" khi số lượng Quán quân Olympia học xong không về nước ngày càng tăng lên. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng cuộc thi sôi nổi của học đường này đã trở thành nơi tuyển chọn tài năng cho nước Úc. Tuy nhiên, với nhiều người lại có góc nhìn khác về vấn đề này. Từng du học tại Anh, bảo vệ Thạc sỹ tại Mỹ, nên TS Nguyễn Trung Thành (Giảng viên Trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) khá thông cảm cho quyết định du học rồi ở lại của nhiều nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia và những du học sinh khác.

"Đa phần du học sinh Việt Nam tại các nước giáo dục phát triển sau khi học xong đại học đều muốn ở lại học nâng cao trình độ, sau đó là tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp tại đó. Bởi khi học xong mà về nước thì sẽ khó phát triển cũng như khó sử dụng được kiến thức đã học. Nếu về nước một là mở doanh nghiệp, hai là làm cho doanh nghiệp nước ngoài, chứ bỏ ra nhiều tiền du học mà mức lương Tiến sỹ, Thạc sỹ chỉ được chục triệu một tháng phổ biến như hiện nay, ít du học sinh trở về", TS Nguyễn Trung Thành chia sẻ.

Không nên coi đó là "chảy máu chất xám"

Thạc sỹ Nguyễn Sóng Hiền – Nghiên cứu sinh tại Australia cho rằng: "Việc đi du học hay ở lại học trong nước là quyền của cá nhân. Cũng như việc ở hay về sau khi du học là do mỗi cá nhân tự quyết định. Mỗi người họ đều có những lý tưởng riêng, mục đích riêng, hoàn cảnh riêng lý do riêng để quyết định tương lai của mình. Riêng con số chỉ có 2/18 thí sinh trở về nước cho thấy, đa số đã và đang ở lại Úc và hầu hết họ đã và đang thành công với lựa chọn của họ. Xét cho cùng thì ở đâu mà mỗi cá nhân họ phát huy được hết khả năng và tài năng của họ thì nên ở".

Cũng theo ThS Nguyễn Sóng Hiền, không nên coi chuyện du học sinh ở lại các nước là "chảy máu chất xám". Thế giới toàn cầu hóa thì mỗi cá nhân đều trở thành công dân toàn cầu. Đó là xu thế tất yếu mà các quốc gia trên thế giới không thể đứng ngoài. Vấn để đáng bàn ở đây là chính sách của quốc gia về giáo dục về đào tạo và thu hút nhân tài không chỉ đơn thuần mặc định bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia mà phải hướng tới các nguồn lực tài năng ở các quốc gia khác như chính phủ Úc đã và đang làm.

Ngoài ra, khái niệm đóng góp cho quê hương giờ nên định nghĩa lại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tại sao chúng ta vẫn mãi duy trì một định kiến cổ hủ là cứ phải ở trong nước mới đóng góp cho quê hương? Thực tế ở trong nước chắc gì đã cống hiến nhiều nếu như những cá nhân đó thành tài ở những quốc gia phát triển. Một nhà khoa học chẳng hạn, nếu họ thành danh ở những nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Pháp, Úc... thì những công trình đó của họ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một quốc gia mà có giá trị cho nhiều cộng đồng quốc gia khác.

"Không phải chúng ta cũng rất tự hào khi những tên tuổi Việt Nam thành danh ở năm châu đang nâng vị thế Việt Nam lên hay sao? Đừng định kiến với du học sinh ở lại. Mỗi cá nhân họ đều có sự lựa chọn của riêng mình và việc ở lại hay trở về hãy xem như việc cá nhân của họ. Việc chúng ta cần quan tâm bây giờ là chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, đấy mới là vấn đề cần thảo luận", ThS Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ.

Chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 đã khép lại với chiến thắng của thí sinh Trần Thế Trung đến từ Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, song dư âm của nó vẫn còn để lại. 19 năm qua, phần lớn các nhà vô địch đã đi du học và thành công tại nước ngoài, với những người chưa đi du học vẫn đang ấp ủ và dự định sẽ đi du học sau khi hoàn thành chương trình học THPT. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia giáo dục, Chương trình là một sân chơi bổ ích đối với học sinh, dành được nhiều tình cảm của người dân cả nước. Với những nhà vô địch, đây là một cơ hội để dành học bổng du học phát triển tài năng.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 18 phút trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 1 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 4 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Top