Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Ba giải pháp, bốn kiến nghị

GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đang là vấn đề nóng ở Việt Nam.

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Ba giải pháp, bốn kiến nghị 1
TS.Dương Quốc Trọng (Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế)
Với những hệ lụy nhìn thấy ở những nước có tình trạng tương đồng, Việt Nam cũng sẽ rơi vào tình trạng “thừa nam, thiếu nữ” trong vòng 10-15 năm nữa. Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này, Tổng cục DS-KHHGĐ đang từng bước nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
 
Tỷ số giới tính khi sinh còn tiếp tục tăng
 
Kể từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của nước ta luôn ở mức trên 110 và thực sự là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong thời gian qua, ngành Dân số đã cố gắng khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS và bước đầu đã có kết quả: Giai đoạn 2006 - 2008, TSGTKS tăng 1,15 điểm phần trăm/năm; Giai đoạn 2009 đến nay, TSGTKS tăng 0,6 điểm phần trăm/năm. Tuy nhiên với mức tăng đó vẫn còn là quá cao và cần phải giảm mạnh hơn nữa.
 
Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đề ra mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS để đến năm 2015, tỉ số này ở dưới mức 113. Đây là việc rất khó khăn và khó khả thi bởi sự vào cuộc chưa kiên quyết của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, chưa có được sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể. Do vậy, chúng ta chưa thể hạ TSGTKS xuống ngay được mà chỉ khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS hàng năm (dưới 0,4-0,5 điểm phần trăm/năm).
Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Ba giải pháp, bốn kiến nghị 2
 
Ba giải pháp khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS
 
Để từng bước khống chế tốc độ gia tăng TSGTKS và tiến tới trở về mức cân bằng tự nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt ngay từ bây giờ. Đó là 2 tăng, 1 ưu tiên.
 
1 Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động để người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi.
 
Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng MCBGTKS, các hoạt động và kết quả can thiệp, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng MCBGTKS của cả nước và từng địa phương cho Lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, tôn giáo ở các cấp, các ngành.
Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động truyền thông, trong đó đặc biệt chú trọng tới truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở với cách tiếp cận và thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hành vi của toàn xã hội, của những người đứng đầu các dòng họ, những người cung cấp dịch vụ liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi và đặc biệt là các cặp vợ chồng về hệ lụy của tình trạng MCBGTKS để có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp.
 
hực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới trong, ngoài nhà trường với nội dung và hình thức thích hợp với từng cấp học để giới trẻ thấy được hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành bình đẳng giới, định hình các giá trị bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.
 
2Thực hiện các chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên những gia đình sinh con một bề là nữ.
 
Tích cực nghiên cứu, xây dựng và triển khai thử nghiệm các chính sách ưu tiên nữ, hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề gái và cha mẹ của các em; sửa đổi, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi nhất là các gia đình sinh con một bề là nữ để thúc đẩy nhanh sự chấp nhận các giá trị bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội.
 
3Tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
 
Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế bao gồm cả sinh viên các trường y khoa, thành viên các hội nghề nghiệp có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động tư vấn, khám, chẩn đoán và xử lý các thủ thuật về thai sản có liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi. Thực hiện xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm; khen thưởng, biểu dương những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt.
 
Từng bước hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về kiểm soát MCBGTKS. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hiện các dịch vụ chẩn đoán, phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi theo hướng quy định chi tiết và cụ thể hơn các hành vi vi phạm, tăng khả năng ngăn ngừa và phát hiện vi phạm, tăng mức xử phạt, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng đối với việc MCBGTKS.
 
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
 
Bốn điều kiện để thực hiện để thực hiện thành công
 
Để thực hiện thành công 3 giải pháp trên, chúng ta có 4 kiến nghị sau:
 
>Tăng cường cam kết chính trị, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
 
Trong thời gian qua, mặc dù một số cấp ủy, chính quyền các cấp đã vào cuộc nhưng chưa tạo bước đột phá để giải quyết tình trạng MCBGTKS; đây đó vẫn còn có sự xem nhẹ, chưa thực sự quan tâm và thấy hết hệ luỵ của vấn đề MCBGTKS đối với toàn xã hội, dân tộc; sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế. Kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ thực hiện công tác dân số ở nước ta cho thấy, ở nơi nào có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền thì ở đó công tác dân số đạt hiệu quả cao. MCBGTKS có nguyên nhân tổng hợp từ các yếu tố văn hóa xã hội, kinh tế và là một vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán của người dân đã có từ hàng ngàn năm. Vì vậy, giải quyết vấn đề này trước hết đòi hỏi phải có sự cam kết chính trị mạnh mẽ, sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị. Đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể cũng như của toàn xã hội.
 
>Củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức.
 
Công tác dân số là một sự nghiệp lâu dài gắn chặt với sự phát triển của đất nước, vì thế nó đòi hỏi phải có một tổ chức đủ mạnh và ổn định nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở. Bất kỳ sự thay đổi nào về mô hình, hệ thống tổ chức sẽ kéo theo những lãng phí và tổn thất lớn về cán bộ, về nguồn lực đầu tư cho công tác này và ảnh hưởng đến thành quả đạt được. Để đáp ứng yêu cầu trên, Bộ Y tế sẽ trình Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt mô hình tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ.
 
>Tăng cường và ưu tiên nguồn lực cho việc giải quyết các mục tiêu về MCBGTKS.
 
Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ nói chung và giải quyết các mục tiêu về MCBGTKS nói riêng là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lâu dài. Để giảm nhanh tốc độ gia tăng MCBGTKS, Bộ Y tế sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2012-2020, triển khai bằng nguồn ngân sách ngoài ngân sách Chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ đã được bố trí hàng năm.
Để Đề án nêu trên có hiệu quả thì kinh phí đầu tư cho truyền thông vận động chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ trong chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2013 và các năm tiếp theo không bị cắt giảm. Bởi vì truyền thông là một trong 2 giải pháp cơ bản (truyền thông và cung cấp dịch vụ KHHGĐ) đảm  bảo thực hiện có hiệu quả và thành công đối với công tác DS-KHHGĐ thời gian vừa qua.
 
>Tăng cường hợp tác quốc tế.
 
Trong chương trình DS-KHHGĐ Việt Nam với các tổ chức quốc tế, các chuyên gia quốc tế và đặc biệt là UNFPA. Sự hợp tác đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu giảm sinh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 ở Việt Nam. Chúng ta tin tưởng rằng với sự hợp tác này, quốc tế sẽ tiếp tục hỗ trợ nguồn lực và kinh nghiệm xử lý tình trạng MCBGTKS đầy khó khăn này ở Việt Nam và góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng như các mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ Việt Nam.
 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội thảo Quốc gia về MCBGTKS diễn ra ngày 3/11 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư về kết quả Hội thảo và kiến nghị với Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam.
 
Nếu được Ban Bí thư đồng ý, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng dự thảo trình để Ban Bí thư xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất. Nội dung Chỉ thị nhấn mạnh đến việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị, tập trung mọi nỗ lực nhằm khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng MCBGTKS, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững đất nước.

TS.DƯƠNG QUỐC TRỌNG (Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top