Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giám đốc một ngân hàng đặc biệt kể lần đầu đi nhận 'ánh sáng' suýt 'tay trắng trở về'

Thứ hai, 11:00 03/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Trong ngành Y có những ngân hàng đặc biệt: Ngân hàng máu, ngân hàng sữa, ngân hàng tinh trùng, ngân hàng mắt... Chúng tôi luôn nói với nhau rằng, chẳng có ngân hàng nào có tốc độ "giải ngân" nhanh như ngân hàng mắt, bởi lượng cung quá ít ỏi so với nhu cầu bệnh nhân.

Những lần đầu tiên khó quên với vị giám đốc "ngân hàng ánh sáng"

Tháng 4/2007, ông Nguyễn Hữu Hoàng (hiện là Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương) trở về nước khi vừa kết thúc khóa học về kỹ thuật lấy giác mạc và bảo quản giác mạc tại Ấn Độ.

Từ đó đến nay, vị kỹ thuật viên 7X đảm nhiệm công việc thực hiện lấy giác mạc từ người cho đã qua đời, đem lại nguồn ánh sáng cho rất nhiều người không may mắc bệnh lý về mắt khác.


Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Chí Long (bìa phải) trao đổi cùng các vị khách mời tham gia Toạ đàm trực tuyến. Ảnh: Chí Cường

Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội Nguyễn Chí Long (bìa phải) trao đổi cùng các vị khách mời tham gia Toạ đàm trực tuyến. Ảnh: Chí Cường

Đây cũng là người thực hiện ca lấy giác mạc đầu tiên của Việt Nam. Trước đó, ông đã từng thực hiện hàng trăm ca lấy giác mạc ở nước ngoài.

Hơn 10 năm, ông Hoàng vẫn nhớ như in tên của người hiến tặng giác mạc đầu tiên đó. Bà là Nguyễn Thị Hoa (Kim Sơn, Ninh Bình). Hôm đó, di chuyển tới nhà người hiến giác mạc bằng xe máy, đựng dụng cụ lấy giác mạc trong bao tải, ông Hoàng cùng ê kíp của mình lặng lẽ, kín đáo thực hiện công việc thiêng liêng.

Thật không may, hôm ấy lại mất điện. Nóng nực mùa hè, phòng kín, kíp 3 người gồm cả ông Hoàng phải… bật đèn pin trong 45 phút để thực hiện thành công ca lấy giác mạc đầu tiên đó.


Gíam đốc Ngân hàng Mắt Nguyễn Hữu Hoàng. Ảnh : Chí Cường

Gíam đốc Ngân hàng Mắt Nguyễn Hữu Hoàng. Ảnh : Chí Cường

Công việc của ông Hoàng cùng các đồng đội tại Ngân hàng Mắt trong mỗi lần đi lấy giác mạc dù chỉ mất khoảng 20-30 phút cho thực hiện kỹ thuật, nhưng có những lần phải di chuyển tới hàng tiếng đồng hồ. Những cán bộ nơi đây đúng chất “Cứ alo là lên đường” bất kể ngày đêm, mưa đông giá rét hay những đêm hè, nghỉ lễ.

Hơn 10 năm qua, mỗi chuyến đi đều để lại trong mỗi một cán bộ Ngân hàng đặc biệt ấy ấn tượng khác nhau. Chia sẻ tại Chương trình toạ đàm trực tuyến do Báo Gia đình & Xã hội phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức với chủ đề “Vai trò của gia đình trong công tác vận động hiến tặng mô/tạng” mới đây, ông Nguyễn Hữu Hoàng vẫn không giấu được xúc động khi chia sẻ về trường hợp của một bé trai hiến giác mạc cho Ngân hàng Mắt.


Ông Nguyễn Hữu Hoàng thực hiện kỹ thuật phân tích trong quá trình lấy - ghép giác mạc. Ảnh: TL

Ông Nguyễn Hữu Hoàng thực hiện kỹ thuật phân tích trong quá trình lấy - ghép giác mạc. Ảnh: TL

Đó là một chiều đông u ám, mưa gió, lạnh lẽo năm 2010. Ngân hàng Mắt nhận được thông tin về một gia đình có bé trai 6 tuổi ở Kim Sơn (Ninh Bình) muốn hiến giác mạc sau khi bé qua đời vì tai nạn giao thông. Ông Hoàng cùng ê kíp lập tức về tận gia đình cháu.

Đó là gia đình vùng biển, sống trong căn nhà không lấy gì làm khang trang. Khi đến, chúng tôi không thể cầm nước mắt trước hoàn cảnh trớ trêu của cháu. Ông nội, bà ngoại, bố đẻ đều bệnh tật, nằm điều trị tại viện. Còn cháu, chỉ một lần tập xe đạp trên triền đê thì gặp tai nạn rồi mất… Cháu nằm lọt thỏm trên một chiếc giường trông vô cùng thương tâm…” – ông Hoàng kể.

Nhưng điều khiến ông Hoàng và cộng sự xúc động và nể phục hơn cả, là quyết định hiến giác mạc đứa con xấu số của gia đình em bé.

Thật sự, với những trường hợp bệnh trọng lâu ngày, dù rất đau lòng nhưng dù sao gia đình cũng được chuẩn bị tâm lý. Với trường hợp em bé bị tai nạn giao thông, nỗi đau quá đột ngột, lớn lao, nhưng gia đình bé đã vượt qua mất mát, xúc động, điều tiếng… để mở lòng chia sẻ, nhường ánh sáng cho hai người khác từ nguồn giác mạc bé hiến tặng” – ông Hoàng xúc động nhớ lại.

Đến nay, trường hợp này cũng là ca hiến giác mạc nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam.

Cũng lắm lần “trắng tay trở về”

Bên cạnh những gia đình đã rất mở lòng, vượt qua tất cả để một lần nữa kéo dài sự sống cho người thân của mình, vẫn còn những người chưa thể vượt qua được những định kiến, băn khoăn, thậm chí là cái tôi cá nhân quá lớn…, khép đi cơ hội cho người thân “sinh ra lần nữa”.

“Không ít những gia đình 90% người thân đã đồng ý hết nhưng chỉ một người không đồng thuận, chúng tôi cũng không thể thực hiện việc lấy giác mạc” – ông Hoàng nói.

Kể về lần đầu tiên suýt thất bại, ông Hoàng cho biết, sau khi nhận thông tin một gia đình ở vùng đồng bằng Bắc bộ đồng ý hiến giác mạc của người mẹ vừa qua đời, ê kip lên đường tới tư gia bệnh nhân.

Mọi vấn đề suôn sẻ cho đến khi làm hết thủ tục pháp lý giấy tờ, đọc biên bản. Bỗng nhiên, anh con trai của người quá cố - vừa đi làm ăn xa trở về - đột ngột phản đối dù trước đó đồng ý. Anh nói mẹ anh chết phải toàn thây, mẹ đã bệnh tật rồi nên không muốn động chạm thi thể lần nữa…

Lúc ấy, chúng tôi bất ngờ vì lần đầu gặp “sạn”, chúng tôi đinh ninh gia đình đã thống nhất, suôn sẻ” – ông Hoàng nhớ lại.

Nhưng ekip đã nhanh chóng bình tĩnh mời gia đình người quá cố ngồi lại, mời thêm trưởng xóm, chánh chương (vì gia đình họ theo Đạo)... Sau khi giải thích lại về kỹ thuật bóc tách giác mạc, nhóm kỹ thuật viên nhấn mạnh đến ý nghĩa về “nối dài sự sống” khi giác mạc người hiến có thể giúp đỡ ánh sáng cho 2 người khác.

Trong tôn giáo của họ, có gọi là bác ái, giúp đỡ người khác. Bản thân vị chánh chương cũng giúp chúng tôi giải thích rất kỹ, để họ tự bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Chúng tôi cũng nói rất rõ ràng là chỉ thực hiện khi thống nhất đồng ý, không muốn làm rạn nứt, xung đột mối quan hệ trong gia đình. Sau 15 phút thì anh con trai cả đồng ý. Đó là bài học đầu tiên của chúng tôi” – ông Hoàng nhớ lại.

Nếu pha “tai nạn nghề nghiệp” đầu tiên mất 15 phút để vận động, thì có những ca ông Hoàng và các cộng sự phải mất tới 2 tiếng, thậm chí hơn, để người thân thống nhất đồng ý hiến giác mạc, hiến tạng hay hiến xác cho y học.

Vị giám đốc Ngân hàng đặc biệt này cũng chia sẻ, với tâm lý, tập quán của người Việt Nam, đã có những trường hợp toàn thể gia đình ruột thịt đồng ý rồi, nhưng chỉ cần một người hàng xóm, họ hàng… đưa ra ý kiến phản đối, là các ông có nguy cơ “tay trắng” trở về.

Giác mạc là lớp màng trong suốt nằm ngoài cùng nhãn cầu, phía trước tròng đen, giúp cho ánh sáng đi qua và hội tụ ở đáy mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật. Khi lấy giác mạc, các kỹ thuật viên chỉ bóc tách lớp màng mỏng. Kỹ thuật không gây chảy máu.

Thời gian thực hiện từ 20-30 phút tùy từng vào từng trường hợp. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ đậy lại mi mắt cho người hiến kín như đang ngủ và lấy mẫu máu để tiến hành xét nghiệm.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 15 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top