Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguy cơ thất truyền làng tuồng cổ

Thứ bảy, 06:46 03/04/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Không phải là nơi sản sinh ra nghệ thuật tuồng, không phải là đoàn tuồng chuyên nghiệp, nhưng tình yêu tuồng của người dân làng Dương Cốc (xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội) thì không đâu có thể sánh bằng.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, không ít người đến đây đã phải ngỡ ngàng bởi đứa trẻ lên 5 cũng có thể biểu diễn nhuần nhuyễn một trích đoạn tuồng nổi tiếng. Bao nhiêu năm tồn tại như một nét văn hóa riêng, vậy mà tuồng Dương Cốc lại có nguy cơ thất truyền.
 
Một thời vàng son của tuồng Dương Cốc giờ chỉ còn trong hoài niệm của người già.
 
Vang bóng một thời

Lọt thỏm giữa cánh đồng phía đông của xã Đồng Quang, làng Dương Cốc xưa nay vẫn được mệnh danh là làng "đặc biệt" nhất xứ Đoài này. Đặc biệt bởi đây chính là nơi du nhập tất cả các loại hình nghệ  thuật truyền thống.

Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX, đoàn cải lương miền Bắc sơ tán về đây đã mang theo cả nghệ thuật cải lương truyền dạy cho người dân trong vùng. Những vở diễn, những câu hát cải lương cứ thế đi vào đời sống người dân Dương Cốc tự nhiên như làn gió mát lành bên thửa ruộng mỗi sớm mai. Cải lương ngấm vào máu của người già lẫn người trẻ.

Thời kỳ 1961 - 1967 khi miền Bắc, bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, người ta cần diễn các vở chèo để tuyên truyền các chính sách, khuyến khích tăng gia sản xuất thì người dân Dương Cốc lại du nhập chèo. Trong những năm này, ban ngày là những nông dân chân lấm tay bùn, quen việc cày cấy nhưng ban đêm người làng Dương Cốc lại í a gần xa những bài cải lương, bài chèo tình tứ, ngọt ngào. Một chị nông dân ban ngày bùn lấm lem thân thể nhưng ban đêm lại có thể hóa trang thành nàng Thoại Khanh hiếu thảo, thủy chung (vở "Thoại Khanh - Châu Tuấn") hay cô Thị Mầu lẳng lơ (vở "Quan Âm Thị Kính") không ai có thể ngờ tới. Một lão nông vai u thịt bắp, da nâu rám nắng cũng có thể hóa thân thành chàng Lưu Bình thư sinh, lấy không ít nước mắt người xem. Phong trào học hát cải lương và chèo thời bấy giờ phát triển rầm rộ, thu hút rất nhiều người dân ở các làng bên đến giao lưu, học hỏi.
 
Bà Bích Hảo đóng vai Trưng Trắc trong vở "Trưng Trắc - Trưng Nhị" từ năm 2003.

Vào 1968, khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Dương Cốc lại một lần nữa "gặp may" khi đoàn nghệ thuật tuồng Đào Tấn (nay là đoàn Tuồng Trung ương) chọn nơi đây để sơ tán. Từ đó, nghệ thuật tuồng lại phát triển ở Dương Cốc và tồn tại bền bỉ cho đến tận ngày nay.

Cụ Nguyễn Văn Thống (84 tuổi), một trong những nghệ nhân tuồng cao niên hiếm hoi còn lại của Dương Cốc cho biết, người làng Dương Cốc đa phần làm nông nhưng lại rất có tâm hồn nghệ sỹ. Họ khá nhạy cảm trước nghệ thuật nên bất kỳ môn nghệ thuật nào du nhập vào Dương Cốc cũng được trân trọng, mê say. Trong ba môn nghệ thuật là cải lương, chèo và tuồng thì có lẽ tuồng gắn bó với người Dương Cốc hơn cả, bởi tuồng là môn nghệ thuật được truyền dạy chỉn chu nhất và được người dân yêu thích nhất.

Những năm bom đạn ác liệt, Dương Cốc ngày thì tranh thủ cày cấy, tăng gia sản xuất, đêm lại dựng lán, dựng chòi đón khách phương xa tấp nập đến xem biểu diễn. Không khí tuồng lúc nào cũng tràn ngập làng trên ngõ dưới. Tiếng trống, tiếng ca trong các vở tuồng vọng vang khắp sân đình, trong từng mái nhà, thậm chí trên cả cánh đồng.

Sân khấu của tuồng có thể chỉ là những khối bùn đắp cao, phông màn là những tấm nan tre đan khít, đèn chiếu sáng là những ngọn đuốc vải thấm dầu lạc nhưng những vở tuồng của Dương Cốc thì ngay cả người Bình Định đến xem cũng phải gật đầu thán phục. "Chúng tôi đến với tuồng hoàn toàn bằng tình yêu nghệ thuật đơn thuần. Chúng tôi sẵn sàng bỏ dở việc đồng áng, gửi lại con thơ để tập luyện phục vụ bà con. Cũng may hồi đó nhờ có Nhà hát tuồng Đào Tấn hỗ trợ về nhạc cụ, trang phục nên vở diễn nào của chúng tôi cũng ra tấm, ra món" - ông Huy Thường, một người gắn bó với tuồng 40 năm qua cho biết.

Tuồng Dương Cốc không giống tuồng Đông Anh, Gia Lâm hay Thái Nguyên mà mang một nét đặc trưng rất riêng. Đó là thứ tuồng Nam đậm đặc vốn cổ, không hề bị lai tạp, không môt chút cải biên dù những người đưa tuồng vào Dương Cốc chủ yếu là những nghệ sỹ sinh ra và lớn lên ở đất Bắc.
 
Tuồng Dương Cốc từng thu hút rất nhiều người dân ở các làng bên đến xem.

Không có ai để truyền nghề

Hơn 40 năm qua, đoàn tuồng Dương Cốc không biết bao nhiêu lần đội mưa bom bão đạn, không quản ngại khó khăn đến tận những vùng sâu vùng xa để chia sẻ "món ăn" tinh thần hay cùng nhau cất tiếng hát át tiếng bom.

Gần 40 vở tuồng từ cổ điển đến hiện đại đã được người Dương Cốc dàn dựng thành công. Trong đó, những vở diễn đã từng gây tiếng vang như: "Trần Bình Trọng", "Trần Quốc Toản", "Trưng Trắc - Trưng Nhị", "Cô gái sông Tích", "Nắng soi dòng suối Păng Pơi", "Nghêu sò ốc hến"... Cũng trải qua ngần đó năm, tuồng Dương Công đã gặt hái được hơn 200 giải vàng trong các hội diễn tuồng chuyên và không chuyên trên toàn quốc. Cuối năm 2006, trong liên hoan sân khấu tuồng không chuyên toàn quốc tổ chức ở Bình Định, đội tuồng Dương Cốc còn giành được 4 huy chương vàng toàn đoàn, 2 huy chương bạc.

Tuy nhiên, "ánh hào quang" lung linh của một thời để nhớ ấy giờ đây chỉ còn lại trong ký ức bởi những nghệ nhân tuồng ở Dương Cốc đa phần đã bước vào tuổi xế chiều. Những nghệ nhân tuồng xưa, nay đã lên ông lên bà, tóc bạc hoa râm. Cũng có người vì cuộc sống mưu sinh lam lũ mà dù yêu tuồng đến mấy họ cũng không có đủ thời gian dành cho nghệ thuật bởi "cơm áo đâu đùa với khách thơ". Mặc dù năm 2003, làng Dương Cốc đã thành lập CLB tuồng Dương Cốc với mong muốn duy trì được truyền thống tuồng mà bao năm qua lớp cha anh đã cố công gây dựng và phát triển, nhưng thành viên thì ngày càng ít đi mà hoạt động cũng chẳng có nhiều.
 
Hậu trường một buổi tập luyện của các diễn viên tuồng Dương Cốc cách đây 3 năm.

Chị Bích Hảo - một trong những diễn viên nòng cốt của đội tuồng Dương Cốc hơn 40 năm qua cho biết: "Đã lâu lắm rồi tiếng trống tuồng không còn vang lên trên đất Dương Cốc bởi bây giờ thế hệ chúng tôi đã già, cũng phải chạy ngược chạy xuôi để mưu sinh kiếm sống. Còn những người khác cũng phải lo cuộc sống gia đình riêng của họ. Vợ chồng tôi (từng là đôi đào kép đẹp nhất của đội tuồng làng Dương Cốc - PV) đôi lúc ngồi nghĩ lại mà quặn đau gan ruột. Bao nhiêu cái đẹp, cái hay của tuồng được chúng tôi cố gắng lĩnh hội, gìn giữ cốt để truyền cho thế hệ sau mà chẳng có ai để truyền. Đôi lúc buồn lại dỗ dành mấy đứa cháu trong nhà lại, hát cho chúng nghe một vài câu, dạy cho chúng một vài động tác để đỡ nhớ tuồng".

Ngay đạo diễn Lưu Ngọc Nam (Nhà hát Tuồng trung ương) - một trong những người gắn bó và dàn dựng nhiều vở tuồng cho đội tuồng Dương Cốc - cũng phải thốt lên xót xa: "Dương Cốc có lửa tuồng, có năng khiếu tuồng nhưng tiếc thay việc giữ lửa tuồng ở Dương Cốc quá khó khăn vì ít mầm non. Cùng với đó là những khó khăn về cơ sở vật chất cũng khiến cho người muốn theo nhụt chí. Tìm được những người trẻ như Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Quý... hiện nay không phải là nhiều".

Vẫn còn đó những nỗi niềm đau đáu tìm người truyền lửa của những người đang giữ lửa làng tuồng Dương Cốc. Không biết tuồng Dương Cốc sẽ còn "sống" được đến bao lâu khi người "nối dõi" đang ngày càng "cạn kiệt"?
 
Hà Tùng Long
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

Giải trí - 1 giờ trước

NSND Quốc Anh có lối sống giản dị, được nhiều người quý mến. Ngoài đời, ông ít nói và chưa bao giờ đôi co với những tin đồn trên mạng xã hội.

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Giải trí - 3 giờ trước

“Tôi đã trải qua nỗi đau mất cha từ nhỏ nên khi thấy các em nhắc về nỗi đau mất cha mẹ là cảm xúc trong tôi ùa về", Kiều Minh Tuấn chia sẻ.

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 13 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 16 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 19 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 23 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 23 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Top