Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu mệt mỏi, hãy đi xem rối nước!

Thứ năm, 08:15 10/10/2019 | Giải trí

GiadinhNet - Trong cuộc sống hôm nay, tuy các phương tiện, hình thức giải trí đa dạng đến mức tưởng như "bội thực" nhưng sung sướng nhất không phải suốt ngày ôm rịt smart phone mà được sống sạch, yên bình, trong lành, trở về những giá trị kinh điển, truyền thống nguyên chất. Một trong những thú đẹp đẽ của thưởng thức nghệ thuật vừa cổ điển lại vẫn hấp dẫn ở thời đại mới là: Múa rối nước.

Nếu mệt mỏi, hãy đi xem rối nước! - Ảnh 1.

Màn chào khách của các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối nước Thằng Long. Ảnh: TL

Nhà hát Múa rối Thăng Long: "Bảo tàng đồng quê" giữa chốn phồn hoa đô hội

Đúng Ngày kỷ niệm 65 năm Giải phóng Thủ đô, sáng 10/10/2019, Nhà hát Múa rối Thăng Long tròn 50 năm tuổi. Cùng thời điểm này Nhà hát vừa cho dàn dựng vở diễn "Mơ rồng" để dự thi Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm (lần 4), diễn ra từ 4 - 13/10 mà Nhà hát là một trong các địa điểm để các đoàn biểu.

Ra mắt vào cuối tháng 9/2019, "Mơ rồng" được khen ngợi là một tác phẩm quy mô về bối cảnh, huy động toàn bộ nhân lực nhà hát với những cách tân táo bạo, đưa rối nước lên cạn, diễn viên chỉ huy con rối cũng xuất hiện làm nhân vật, kết hợp nghệ thuật sắp đặt, do Lê Quý Dương đạo diễn.

Tại Hà Nội, có hai nhà hát múa rối: Một của Việt Nam và một của Thủ đô. Vì tiện địa điểm, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long thường đông khán giả hơn. Lãnh đạo Nhà hát Múa rối nước Thăng Long là nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa Chu Lượng. Sinh năm 1960, lớn lên ở đất rối Chàng Sơn (Hà Tây cũ), NSƯT Chu Lượng thừa hưởng gene hội họa từ ông nội và cha là họa sĩ. Cha anh - họa sĩ Chu Mạnh Chấn là một trong những cựu sinh viên cuối cùng của Trường Mỹ thuật Đông Dương hiễn vẫn sống và vẽ ở tuổi ngoài 80. Chu Lượng bôn ba về địa lý, bôn ba trong nghề rối và cống hiện cho Nhà hát Múa rối nước Thăng Long từ năm 1982.

Ở Việt Nam, không dễ kiếm một nghệ sĩ đẳng cấp về ý tưởng và tạo hình rối như Chu Lượng. Hiếm ai làm nên những điều chưa từng có như anh. NSƯT Chu Lượng đã 5 - 6 lần đưa rối nước sang triển lãm tại Mỹ, đặc biệt là cuộc triển lãm gây tiếng vang năm 2007. Lần đó, ngoài tạo hình các nhân vật rối truyền thống Việt Nam, NSƯT Chu Lượng còn làm trò rối về Lễ hội đấu bò tót Tây Ban Nha, về môn vật Sumo nổi tiếng của Nhật Bản và đưa cả kiệt tác múa "Hồ Thiên nga" trên mặt nước.

Nhạc sĩ Hoàng Vân đã ưu ái khi viết ca khúc ca ngợi Cung Thiếu nhi Hà Nội: "Bên Hồ Gươm, có lâu đài văn hóa". Với tôi, lâu đài thôn dã, bảo tàng đồng quê ngay giữa chốn phồn hoa đô hội là Nhà hát Múa rối Thăng Long. Dừng bước vào sảnh nhỏ, lên cầu thang bộ, là như được bước vào một "miền cổ tích". Trong đời sống công nghiệp hiện đại, những kỷ niệm phải được thiết kế, những ký ức phải kỳ công kiến tạo, quy hoạch. Việc đưa các con đi xem, mỗi tuần không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà là cuộc hẹn hào hứng, là kỷ niệm đẹp đẽ của gia đình chúng tôi, là những gạch nối thời gian sống bên các con quãng đời tuổi thơ đẹp nhất, như bố tôi đã dành cho tôi hơn 30 năm trước, dù ngày ấy khó khăn, không được đều đặn bằng các cháu bây giờ... Khi cánh đồng ngoại ô bên nhà đã biến mất, khi các không gian vui chơi cho trẻ con ít được chú ý trong các dự án xây dựng, khi cơn bão đô thị hóa đã tước dần không gian và sức sống thiên nhiên, khi lao động thủ công trên cánh đồng đang ít dần ở một quốc gia nông nghiệp lâu đời, thì đi xem múa rối nước là cách kỳ diệu được chạm - thở cùng mảnh hồn làng quê Việt.

Ở đất nước văn minh lúa nước lâu đời, bất cứ ai, dù sinh trưởng giữa thị thành cũng có kí ức nông thôn trong căn tính nhận thức qua lời kể và biến động sinh tồn. Nếu như phở, nem, áo dài, nước mắm, bánh chưng Tết... đã đi vào từ điển Pháp và thành danh từ nguyên gốc sử dụng trong từ vựng quốc tế thì múa rối nước - loại hình nghệ thuật dân gian tinh túy nảy từ tập quán canh tác lúa nước lưu giữ nghìn năm đã là đặc sản trong thực đơn văn hóa Việt Nam trình ra bạn bè năm châu, thành thương hiệu được mến chuộng hàng đầu.

Nhà hát với kỷ lục sáng đèn nhiều nhất

Nếu mệt mỏi, hãy đi xem rối nước! - Ảnh 2.

Tích rối nước cổ “Lê Lợi du thuyền”.

Nhà văn Tô Hoài đã ví Hồ Gươm như một "vùng cổ tích". Bởi cả trăm loài cây lâu năm sống và tỏa dấu ấn ở đây, bởi truyền thuyết Hồ Gươm vẫn được tin, lưu truyền như sức tỏa của khát vọng hòa bình của một dân tộc văn hiến ngàn năm gắn với lịch sử vệ quốc, lịch sử chống ngoại xâm liên miên để bảo vệ chủ quyền, trước khi đến thời đại hòa bình mà Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình" của thế giới 20 năm trước.

Qua bao đổi thay, Hồ Gươm vẫn là nơi hội tụ, điểm hẹn lớn của người Hà Nội, của những người đang ở tứ xứ, xa xôi mỗi khi về Thủ đô. Phố đi bộ quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm (từ 1/9/2016) càng ngày càng đông vào các tối cuối tuần. Không có động cơ xe các loại, vùng hồ vẫn chẳng bớt ồn ã tiếng người, cười nói, cãi vã, chào hàng, nhạc, các trò chơi...

Nhưng kỳ lạ, ở ngay lõi của trung tâm đô hội ấy, có một thế giới khác. Tầng trệt, cạnh quầy vé là quán cà phê, mặt tiền đắc địa trông ra phố mang tên vị vua lập ra nước Đại Cồ Việt, Nhà hát Múa rối Thăng Long chẳng mấy khi được "trông ra" khoảng trống thảnh thơi, vì tấp nập ngày đêm, nhất là các chuyến ô tô chở khách du lịch ngoại quốc dừng trước số 57B Đinh Tiên Hoàng, háo hức vào xem múa rối. Ngự ở vị trí "đất vàng", mấy thập niên qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long phát huy thế mạnh lợi điểm, cập thời phục vụ khán giả quốc tế, đơn vị nghệ thuật diễn nhiều suất mỗi ngày liên tục nhất Thủ đô. Không chỉ hiểu đơn thuần là khai thác thế mạnh folklore đưa ra thế giới từ chính đất nước mình và qua các cuộc du diễn hằng năm, mà tôi thấy những thông điệp văn hóa được gửi đều, hiệu quả, vang xa nơi đây, từng ngày thường nhật.

Thế giới khác ấy, từ các tủ kính bày các sản phẩm rối mà khán giả có thể mua làm quà, vật lưu niệm cho mình và bạn bè, là những con cá treo bơi khoáng hoạt trong không gian, là tập postcard in 2 thứ tiếng Việt - Anh với hình ảnh đời sống hiện thực, tâm linh, lễ hội, đám rước ở làng và các trò: "Đánh bắt cá", "Vinh quy bái tổ", "Múa tiên". Các trò tích này thuộc danh sách 16 trò rối diễn trong mỗi suất diễn 50 phút. Cùng với: "Tễu giáo trò", "Bật cờ hội", "Chăn trâu thổi sáo", "Cấy cày", "Câu ếch", "Đánh cáo bắt vịt", "Múa rồng", "Múa phượng", "Múa lân", "Múa tứ linh" và tích "Lê Lợi du thuyền" càng nhấn mạnh truyền thuyết hồ Gươm trong khao khát thanh bình. Những ký ức trực tiếp, trải nghiệm, gián tiếp (được nghe kể hoặc chỉ xem qua phim ảnh) được hiển hiện bằng các trò rối ngộ nghĩnh, sinh động, hấp dẫn. Màu sắc sặc sỡ, động tác chân thực, uyển chuyển, những gương mặt tươi sáng, hồn hậu, những nhân vật rối, con rối rất có hồn trên sân khấu nước được điều khiển bởi các diễn viên dầm nửa thân trong nước. Nước có màu xanh như màu hồ Lục Thủy (do hòa phẩm vào để che đạo cụ sào, dây). Tại thôn quê, hay các phường rối dân gian ở trong một số huyện ngoại thành Hà Nội, múa rối nước diễn trong ao, nơi có nhà thủy đình. Phủ Thành Chương, một "Bảo tàng Văn hóa Bắc Bộ" cũng có nhà thủy đình dành cho múa rối nước.

Hồ thủy đình ở nhà hát chỉ khoảng 48m2, chứa 95m3 nước, mỗi kíp diễn có 22 người, 2 đoàn (tổng số 50 người) thay nhau diễn, 292 ghế hầu như luôn kín chỗ. Từ mùa thu đến cuối năm, Nhà hát diễn 5-6 suất/ngày.

Ngồi hàng ghế đầu tiên, cách mặt nước chưa đầy 1m, nghe tiếng nước khua, sóng vỗ, dàn nhạc chơi tại chỗ, thật thú vị, tuyệt diệu, hoạt náo và hấp dẫn khi mắt người xem nhìn góc nào đều có hình ảnh cuốn hút. Trực diện là các trò rối, dàn nhạc ngồi hai cánh gà trên cao: Bên trái 4 người, bên phải 5 người. Đệm cho các màn rối là cuộc trình diễn âm thanh hòa quyện bởi đàn: bầu, nhị, nguyệt, tam thập lục, hòa tiếng sáo réo rắt và nhịp trống rộn ràng với giọng chèo của hai cô đào áo tứ thân yếm thắm, thỉnh thoảng pha tiếng đế của nhạc công.

Con trai tôi ôm cá gỗ chụp ảnh thích thú, con cười rạng rỡ mắt sáng bừng không muốn về. Tôi trở lại bé thơ và lưu khoảnh khắc ấy vào tâm trí, thấy Híp thành nhân vật "Nhi đồng hý thủy" mà cả nhà vừa xem 50 phút tuyệt vời qua quá nhanh.

Mỗi lúc mệt mỏi, tôi dừng lại tự hỏi: Sao cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, chúng ta ngày càng ít cười hơn? Hễ nhớ chuỗi cười của các con những lần xem rối nước là nhớ đến nụ cười của Tễu, lại muốn đưa lũ trẻ lên Hồ Gươm không phải chỉ để xem nhảy múa ngoài trời, đi ô tô điện, ăn kem mà đến nơi tụ quần đông đúc để "trốn thoát" vào thế giới trong lành, khác biệt và lại được xem rối nước! Tôi luôn muốn xem nhiều lần không chán, như một cách chủ động nhận món quà quý dành cho mọi lứa tuổi, tâm hồn.

Những trò rối cuốn hút xem phi biên giới. Đấy là một hiện thực tuyệt vời. Không phải là các nông dân với nông cụ hiện hữu mà chỉ là các nhân vật rối, nhưng tôi thấy cả cánh đồng, thôn làng quê Việt. Có thể nói đấy là "tấm thẻ bài" của văn hóa dân gian Việt Nam đặc sắc, một căn cước đặc trưng nhất của làng quê Bắc Bộ.

Vi Li

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháu gái của Trang Nhung: Ngoài đời thân thiết, trên phim "cướp chồng" dì

Cháu gái của Trang Nhung: Ngoài đời thân thiết, trên phim "cướp chồng" dì

Giải trí - 37 phút trước

Có màn "đụng độ" gay gắt trên phim nhưng ngoài đời, diễn viên Trang Nhung và người mẫu Thanh Trâm vốn là dì - cháu và có mối quan hệ thân thiết.

Cuộc sống hiện tại của Ngọc Trinh sau biến cố

Cuộc sống hiện tại của Ngọc Trinh sau biến cố

Giải trí - 2 giờ trước

(NLĐO) - Sau biến cố bị phạt 1 năm tù treo, cuộc sống hiện tại của người mẫu Ngọc Trinh vẫn thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Nhiều rạp chiếu 'Đào, phở và piano', doanh thu tăng kỷ  lục

Nhiều rạp chiếu 'Đào, phở và piano', doanh thu tăng kỷ lục

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - Sau những ngày chỉ được chiếu ở Trung tâm chiếu phim Quốc gia, hiện Đào phở và piano đã được công chiếu ở nhiều hệ thống rạp, doanh thu phim vì thế cũng tăng vọt.

Vân Dung than khổ vì bị bạo hành trong phim mới 'Người một nhà'

Vân Dung than khổ vì bị bạo hành trong phim mới 'Người một nhà'

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Vân Dung cho biế, đây là lần đầu tiên chị bị đánh trên phim nên rất sợ. "Trước đây tôi cũng từng đóng cảnh đánh nhau trong các tiểu phẩm rồi nhưng tôi luôn là người đánh chứ không phải bị đánh".

VIDEO: Thanh Hương phủ nhận đã có người yêu sau ly hôn, khẳng định 'hoa chưa có chủ'

VIDEO: Thanh Hương phủ nhận đã có người yêu sau ly hôn, khẳng định 'hoa chưa có chủ'

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Thanh Hương khẳng định hiện tại đang độc thân, là "hoa chưa có chủ" nhưng sẵn sàng đón nhận tình yêu mới nếu tìm được người có tiếng nói chung.

Trình Mỹ Duyên: 'Tôi mất ngủ trước cảnh quay với anh Doãn Quốc Đam'

Trình Mỹ Duyên: 'Tôi mất ngủ trước cảnh quay với anh Doãn Quốc Đam'

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - "Khi biết dự án này tôi đóng cặp với anh Đam thì nhiều người đã dặn phải chuẩn bị tâm lý đi nhé. Vì anh Đam là kiểu lúc tập khác với lúc quay nên tôi khá áp lực, thậm chí trước cảnh quay chung với anh Đam, tôi bị mất ngủ", Trình Mỹ Duyên chia sẻ.

Nữ ca sĩ Việt lên tiếng chuyện mẹ ruột có bạn trai mới dù chưa ly hôn với bố

Nữ ca sĩ Việt lên tiếng chuyện mẹ ruột có bạn trai mới dù chưa ly hôn với bố

Giải trí - 15 giờ trước

Sự chia sẻ thẳng thắn của Pha Lê nhận được nhiều sự ủng hộ của người thân cũng như bạn bè của cô.

Bé Lisa chỉ nói tiếng Anh khi giao tiếp, phản ứng của Hồ Ngọc Hà ra sao?

Bé Lisa chỉ nói tiếng Anh khi giao tiếp, phản ứng của Hồ Ngọc Hà ra sao?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Bé Lisa, con gái Hồ Ngọc Hà mới đây lại gây sốt mạng xã hội khi có màn tương tác dễ thương cùng mẹ. Theo đó, cô bé 3 tuổi chỉ thích nói tiếng Anh nên bà mẹ siêu mẫu phải "chỉnh".

3 mỹ nhân Việt từng "kèn cựa" trên show thực tế, giờ viên mãn bên chồng con

3 mỹ nhân Việt từng "kèn cựa" trên show thực tế, giờ viên mãn bên chồng con

Giải trí - 18 giờ trước

Từng "kèn cựa" gay gắt tại The Face Vietnam, bộ 3 huấn luyện viên Võ Hoàng Yến, Thanh Hằng, Minh Hằng đều đã có cuộc sống viên mãn, người bất ngờ lên xe hoa tuổi 40, người vừa thông báo lên chức mẹ.

Người cưu mang Thương Tín nói gì khi xuất hiện hình ảnh nam nghệ sĩ sống ở khu xưởng bỏ hoang?

Người cưu mang Thương Tín nói gì khi xuất hiện hình ảnh nam nghệ sĩ sống ở khu xưởng bỏ hoang?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Thương Tín mới đây đã bị lộ hình ảnh ông phải sống trong căn nhà xưởng bỏ hoang với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Thông tin này đã được người cưu mang - nhạc sĩ Tô Hiếu lên tiếng.

Top