Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc đời là những chuyến đi

Thứ bảy, 12:41 19/07/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Ngồi cạnh tôi là người đàn ông gầy guộc, trầm lặng, đã từng là gương mặt trẻ tiêu biểu do Trung ương Đoàn bầu chọn, rồi được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích sưu tầm văn hóa dân tộc.

Phùng Sơn rất ít nói về mình, nhưng những công việc anh đã và đang làm thật đáng trân trọng...

1. Chuyện khởi đầu từ mùa khô năm 1983, khi Phùng Sơn mới 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Huế, đã tình nguyện rời quê (nội thành Huế) để về công tác tại đoàn nghệ thuật Đam San, chuyên phục vụ đời sống tinh thần cho các dân tộc ít người ở khu vực Tây Nguyên.

Cơ duyên đến với anh vào 4/1984. Khi ấy GS.TS Tô Ngọc Thanh dẫn đầu một đoàn công tác của Viện Văn hóa Dân gian lên Gia Lai - Kon Tum (khi chưa chia tách) nghiên cứu về mỹ thuật dân gian, phát hiện ra một thanh niên trẻ nhiệt tình, đam mê trong lĩnh vực này và đã đưa anh vào danh sách thành viên của đoàn.

Với chiếc “cánh én” cà tàng, Sơn bắt đầu những chuỗi ngày “đi về nơi xa”, đến những bản làng nằm tít tắp giữa rừng sâu, có khi phải băng rừng vượt suối mấy ngày đường mới vào đến nơi. Mùa khô đã khó, mùa mưa lại càng vất vả hơn gấp bội. Không ít lần Sơn phải bắt chước theo kiểu dân đi rừng chuyên nghiệp: lấy sên cam xe máy kết lại thành từng sợi, ốp vào bên ngoài vỏ xe rồi niền thật chặt vào vành để vượt qua những con dốc đất đỏ lầy lội, trơn tuột. 

Nhưng đi mới là khởi đầu. Bất đồng ngôn ngữ và sự e ngại khi tiếp xúc với “cán bộ” của đồng bào dân tộc ít người là cản ngại lớn hơn. Ngay cả với  người địa phương, thì việc phá vỡ hàng rào ngăn cách này đã không là chuyện dễ.

Vậy mà suốt mấy năm ròng Phùng Sơn đã lặn lội khắp các vùng sơn cước của tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tìm mọi cách gặp gỡ những người cao tuổi trong các bản làng để nghe họ nói, họ kể về những nét văn hóa, phong tục tập quán và quan sát từ cách ăn uống, lao động, vui chơi, giải trí hằng ngày. Như quên mất bản thân mình đang tồn tại, Sơn ngày đêm vùi đầu vào công việc: “Chẳng thèm ăn, chẳng thèm mặc, chẳng thèm chơi”. Khi thì anh mò lên tận làng Plei Rơ Mâm, tuốt trong rừng thẳm, thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy để ghi nhận những nét kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng về nhà ở cũng như sự phối trí tổng thể của một làng trong sự hòa hợp với thiên nhiên hoang dã của dân tộc Rơ Mâm - một trong những tộc người ít nhất Việt Nam (thời ấy chỉ còn trên dưới 30 hộ).

Khi khác anh lại bỏ cả mấy ngày đi xe thồ và lội bộ băng rừng để vào Đăkmế, giáp biên giới với Lào, thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tìm gặp những cụ ông, cụ bà trăm tuổi dân tộc Bờ Râu để nghe họ kể về tập tục đeo vòng cổ chân và đeo bông tai bự chảng như ngón chân cái, được làm từ ngà voi. Chưa kịp nghỉ ngơi, Sơn lại ngược lên Kon Cheo Leo (Kon Plông) rồi vòng sang Cak Choong, Dak Nhoong (Đăk Glei) để tham dự lễ bỏ mã, hội mừng lúa mới của đồng bào các dân tộc Jeh, Striêng, Bahnar...

“Những chuyến đi mải miết ấy đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm vui, buồn. Bị ngăn cản không cho vào làng vì đã vi phạm những tập tục, thậm chí còn suýt mất mạng do nghi ngờ là “ma lai”... Nhưng đồng bào dân tộc ít người ban đầu thì rất dè dặt, còn khi đã hiểu việc mình làm, kết làm anh em thì thân thiết và hiếu khách vô cùng, đã thấy mình vào làng, thì thể nào cũng bắt uống rượu đến bò ra sàn nhà mới cho về...” - Phùng Sơn nhớ lại.

Phùng Sơn trong một chuyến đi sưu tầm văn hóa dân gian của dân tộc Brâu.

2. Niềm say mê khám phá và nếp sống, văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao đã thổi lên ngọn lửa khám phá trong Sơn, giúp anh vượt qua mọi gian nan để hoàn thành tập bản thảo “Mỹ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên” vào năm 1987, với hàng chục trang viết tay và hàng trăm hình vẽ minh họa trang phục, phương tiện sản suất, dụng cụ âm nhạc và các mô típ nhà ở của các dân tộc... Công trình đã  được đưa vào kế hoạch xuất bản năm 1988 của sở VHTT tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Cụ Từ Chi (tức nhà dân tộc học Trần Từ) hồi năm 1988, khi tình cờ được xem tập bản thảo của Sơn đã có những nhận xét rất trang trọng: “Tôi đã thu nhận được nhiều điều sau khi xem bản thảo của họa sĩ Phùng Sơn. Cuốn sách đã cho tôi tiếp xúc bước đầu với biểu hiện mỹ thuật của một số tộc Thượng, mà tiếp xúc một cách thoải mái, một cách trực tiếp: Tiếp xúc bằng mắt... Đây là một cuốn sưu tập những hình ảnh có tác dụng hướng dẫn cho bất cứ ai muốn có một ý niệm khởi đầu về các tộc Thượng. Tôi sung sướng được giới thiệu tác phẩm của họa sĩ Phùng Sơn”.

Thế nhưng, quyển sách đã không được xuất bản như mong muốn của Sơn. Năm 1991, chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Phùng Sơn về công tác tại Tỉnh đoàn Kon Tum, anh lại càng lo lắng cho số phận của “đứa con tinh thần của mình”. Nhiều lần Sơn đề nghị Sở VHTT tỉnh Gia Lai trả lại tập bản thảo, nhưng đơn vị này chỉ đồng ý cho mượn đúng 1 tháng. Được sự giúp đỡ tận tình của anh Vũ Trọng Kim (Bí thư tỉnh đoàn Kon Tum lúc ấy) và ông Ngô Bánh, Giám đốc sở KHCN & MT tỉnh Kon Tum, Sơn đã có đủ thời gian và kinh phí bổ sung thêm tư liệu và các bản vẽ chi tiết để hoàn chỉnh tập bản thảo cho phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Kon Tum.

Năm 1994, anh bảo vệ thành công công trình, với đề tài: “Một số tư liệu mỹ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum” trước Hội đồng Khoa học tỉnh. Năm sau, công trình này được Trung tâm thông tin Tư liệu khoa học và Công nghệ quốc gia cấp giấy chứng nhận.

Từ đây, mồ hôi và công sức của Sơn đã được đền đáp xứng đáng: Anh được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo (1995), Trung ương Đoàn TNCS HCM chọn vào danh sách 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm (1996) rồi được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích sưu tầm văn hóa dân tộc.

Hàng loạt vinh dự đến với Sơn, nhưng trớ trêu là công trình mà anh đã mất bao công sức để hoàn thành vẫn chỉ là những trang bản thảo. Sơn mơ ước được ra đầu sách để “trả nợ” những tấm lòng vàng của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đã nuôi nấng, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho anh trong suốt thời gian làm công trình. Nhưng bao năm đã đi qua, đó chỉ là mong ước, vì cả Sở VHTT tỉnh Gia Lai - Kon Tum và sau này đến Sở VHTT tỉnh Kon Tum đều lập luận rằng Sơn là công chức trực thuộc, việc đi làm công trình là “do Sở phân công”, cho nên: “Quyền sở hữu tập bản thảo thuộc về Sở VHTT tỉnh, cho công bố hay không, công bố vào lúc nào là hoàn toàn thuộc quyền của Sở”!

Mãi đến tháng 7/2007, tập bản thảo của Sơn mới được ra mắt độc giả, như mong ước của một người có tâm huyết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, được Thủ tướng Chính phủ và nhiều cơ quan Trung ương ghi nhận.

Tượng nhà mồ - nét đặc sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên.

3. Sau công trình kéo dài 2 thập niên này, tưởng chừng Sơn đã chùn chân. Nhưng rồi niềm say mê khám phá vùng đất “bí ẩn và lạ lẫm” Tây Nguyên lại thôi thúc anh thực hiện công trình mới: Sưu tầm những truyền thuyết, truyện cổ còn lưu truyền trong trí nhớ của các dân tộc vùng cực bắc Tây Nguyên. Lần này công việc có vẻ suôn sẻ vì có sự hậu thuẫn nhiệt tình của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đồng thời anh cũng đã quen với đường đi nước bước sau 25 năm gắn bó với buôn làng.

Tranh thủ các ngày nghỉ hoặc kết hợp các chuyến đi công tác, Sơn tìm gặp những người trăm tuổi, các già làng có trí nhớ tốt để thuyết phục họ kể lại những câu chuyện truyền miệng xưa nay. Để khi chuyển ngữ phải lột tả hết cái thần của truyện, anh luôn cố gắng ghi chép thật đầy đủ và trau dồi khả năng nghe hiểu tiếng nói của từng dân tộc. “Công việc đang tiến hành suôn sẻ thì mình gặp sự cố rất... bi.  Số là khi về làng Kon Tu (xã Đăk Bla, thị xã Kon Tum), vị già làng trông thấy cái máy ghi âm có dòng chữ Thủ tướng Chính phủ tặng mình hồi năm 1996 cho thành tích sưu tầm văn hóa dân tộc - đã nài nỉ xin mình tặng lại. Mình tiếc đứt ruột vì đó là quà kỷ niệm, với lại hồi ấy nghèo lắm, đâu có tiền mua máy khác để đi làm, nhưng không thể từ chối lời đề nghị thiết tha của già làng”- Phùng Sơn nhớ lại.

Hết mùa mưa rồi sang mùa nắng, hết làng này sang làng khác, đến khi chồng băng ghi âm đựng đầy hai ngăn tủ sắt, Sơn lại đóng cửa cặm cụi làm việc. Nhiều đêm anh chỉ chợp mắt chừng 2 tiếng đồng hồ lại bật dậy hí hoái ghi chép. Bẵng đi cả tháng bạn bè trong giới văn nghệ mới gặp lại anh. Trông Sơn có vẻ tiều tụy hơn nhưng gương mặt rạng rỡ khi cầm trên tay tập bản thảo được đánh máy và in trang trọng trên mẫu giấy A4. Vậy là hàng chục truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc Bahnar, Rơ Ngao, Rơ Măm, Jarai, Striêng, Tà Re, Xê Đăng... tưởng mai một đã được Sơn ghi lại cẩn thận.

Đó là câu chuyện về dòng sông Đăk Bla chảy ngược và sự ra đời của 2 làng Kon Tum Kơ Pâng - Kon Tum Kơ Nâm (thị xã Kon Tum), là truyền thuyết về ngọn núi Chư Mo Ray và tình nghĩa chị em giữa Blai và Kpalang, là sự tích về hang cọp và loài chim Chơ Vơ cùng nhiều câu chuyện ly kỳ khác: Ba anh em mồ côi, Chàng hề, Dăm Hin, Chàng nghèo, Ốc Trắng, Bô Tro Thần sét, Đàn T-Rưng... Mỗi truyện đều gắn liền với thói quen, tập tục của làng, hoặc lý giải về sự ra đời của các địa danh, những trưng các loài vật hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của từng dân tộc.  

4. Bây giờ ở tuổi xấp xỉ 50, Sơn không còn trẻ nữa. Nhưng anh đang “chơi với những người trẻ” - nói như dân làm nghệ thuật ở Kon Tum - anh đang  “ươm mầm” cho thế hệ con cháu trên vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió.

Một ngày làm việc bắt đầu với Sơn từ 6 giờ sáng, với vai trò là Phó Phòng nghiệp vụ Trung tâm Văn hóa - Thể thao Thanh thiếu nhi, trực thuộc tỉnh đoàn Kon Tum, kiêm Chủ nhiệm 2 CLB Phóng viên trẻ và CLB Sáng tác trẻ. Hàng chục công việc không tên hằng ngày ở Trung tâm, nhưng Sơn vẫn dành thời gian tổ chức các chuyến dã ngoại, các trại sáng tác ở vùng núi xa xôi cho những trại viên, mà hầu hết ở lứa tuổi học sinh. Công việc đều đặn suốt mấy năm qua.

Từ lò viết văn, viết báo này, nhiều cây bút trẻ được phát hiện, bồi dưỡng và nay ít nhiều thành danh. Sơn không giấu tự hào khi nói về những cây bút Đỗ Tiến Thụy (hiện là Biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội), Thái Đông Hải (người đã đoạt nhiều giải thưởng tại trại viết văn trẻ do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức), Hoàng Việt (hiệu trưởng trường tiểu học Đắk Hring...). Còn hiện tại 2 CLB do anh chủ nhiệm với hơn 40 hội viên đang là học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum luôn giành các giải thưởng về sáng tác văn thơ do tỉnh tổ chức.

Cuộc sống đời thường của Phùng Sơn đang đối mặt với bao lo toan cho một gia đình nhỏ, với 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Mới đây thôi, cậu con trai của anh đang học lớp 8 mắc bệnh, anh phải cấp tốc mang hồ sơ thế chấp căn nhà, thửa đất để ra ngân hàng vay tiền chạy chữa cho con. Cuộc sống đạm bạc, nhưng tấm lòng anh luôn mở với bạn bè. Căn nhà ở đường Đào Duy Từ, phường Trường Chinh, thị xã Kon Tum thường xuyên là điểm ‘tụ tập” trao đổi nghiệp vụ của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ, họa sĩ Châu Khanh, Hoàng Việt và các bằng hữu xa gần. Sau những bận trà dư tửu hậu, Sơn lại cùng mấy người bạn “biến mất” dăm ngày. Anh không nói đi đâu, làm gì, nhưng vợ con anh đều tin là anh lại dấn thân vào các buôn làng xa xăm...

Thùy Mai

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

NSND Quốc Anh thích ăn đậu phụ luộc, yêu vợ hiện tại dù không có con chung

Giải trí - 1 giờ trước

NSND Quốc Anh có lối sống giản dị, được nhiều người quý mến. Ngoài đời, ông ít nói và chưa bao giờ đôi co với những tin đồn trên mạng xã hội.

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Kiều Minh Tuấn: Khi ba tôi mất, em út mới bập bẹ nói

Giải trí - 3 giờ trước

“Tôi đã trải qua nỗi đau mất cha từ nhỏ nên khi thấy các em nhắc về nỗi đau mất cha mẹ là cảm xúc trong tôi ùa về", Kiều Minh Tuấn chia sẻ.

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

B Trần lên tiếng về ồn ào cãi nhau với bảo vệ khi chở Quỳnh Kool

Thế giới showbiz - 14 giờ trước

Mới đây, đoạn clip về nam diễn viên B Trần cự cãi qua lại với một nam nhân viên bảo vệ đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Mẹ ruột tiết lộ lý do Bảo Anh công khai nhóc tỳ khi bé 13 tháng tuổi

Giải trí - 16 giờ trước

Mẹ Bảo Anh tỏ ra rất hào hứng, thích thú khi khoe cháu cưng với mọi người.

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Dương Triệu Vũ tiết lộ lý do Bảo Anh quyết sinh con dù ảnh hưởng tới sự nghiệp

Giải trí - 19 giờ trước

Dương Triệu Vũ khẳng định việc Bảo Anh sinh con ở giai đoạn này là quyết định đúng đắn, anh cũng ngầm tiết lộ cha của con gái Bảo Anh không phải đại gia.

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

'Lật mặt 7' vẫn có 'lỗ hổng' kịch bản, Lý Hải kỳ vọng gì về doanh thu?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Lý Hải khi được hỏi về kỳ vọng doanh thu đã thẳng thắn cho biết, làm phim vất vả nên nếu chỉ nghĩ đến doanh thu thì anh sẽ căng thẳng và sẽ "mất ăn mất ngủ".

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Tranh cãi khi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tăng tuổi dự thi lên 33

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - BTC Miss Universe Vietnam (Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) bất ngờ khi công bố độ tuổi dự thi năm nay sẽ tăng thêm " 4", nghĩa là thí sinh dự thi sẽ từ 18 đến 33 tuổi.

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Ca sĩ đình đám những năm 2000: Lấy vợ trẻ kém 17 tuổi, tài sản khủng nhưng vẫn giữ lối sống giản dị

Giải trí - 23 giờ trước

GĐXH - Lý Hải nổi tiếng trong những năm 2000 bởi giọng hát 'bắt tai' khán giả tuy nhiên thời gian gần đây, nam ca sĩ chuyển sang làm đạo diễn và gặt hái được nhiều thành công.

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm

Giải trí - 23 giờ trước

Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.

Top