Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải pháp nào giảm thiểu tác hại thuốc lá?

Thứ tư, 16:24 07/04/2021 | Sống khỏe

Theo báo cáo gần nhất về xu hướng hút thuốc lá trên toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, mặc dù số lượng hút thuốc lá ở nam giới có giảm nhưng tiến trình đáp ứng mục tiêu toàn cầu các quốc gia đặt ra là giảm 30% tỷ lệ người hút thuốc lá vào năm 2025 vẫn không đạt được kết quả mong đợi. WHO cũng dự kiến, đến năm 2025 tổng số người hút thuốc lá vẫn giữ nguyên ở mức 1,1 tỷ người như hiện nay.

Giải pháp nào giảm thiểu tác hại thuốc lá? - Ảnh 1.

GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh Viện K Trung ương

Các chuyên gia nói gì về việc cai thuốc lá?

PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh Viện K Trung ương khẳng định, việc cai bỏ thuốc lá điếu bằng ý chí là điều rất khó. Mặc dù chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp trong suốt chục năm nay, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán bị ung thư phổi, họ vẫn tiếp tục hút thuốc dù được bác sĩ tư vấn rất kỹ và bản thân họ cũng hiểu thuốc lá độc hại như thế nào. Rõ ràng, việc cai thuốc là điều không dễ dàng.

Cùng ý kiến với BS. Quảng, BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng Quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV cho biết, có khoảng 90% những người hút thuốc lá muốn bỏ thuốc lá nhưng bỏ không được. "Lý do của việc không cai bỏ được hoặc tái nghiện thuốc lá là do hai yếu tố, bao gồm nghiện nicotin và nghiện hành vi (hay động tác hút thuốc). Chính vì điều này mà các liệu pháp thay thế nicotin trong dược phẩm (như miếng dán, kẹo ngậm, chai xịt nicotin…) vẫn thất bại", BS. Phương giải thích.

Các chuyên gia y tế cũng có cùng điểm chung cho rằng, việc nghĩ tới giải pháp giảm thiểu tác hại là cần thiết, nhưng cai hút thuốc cho đến nay vẫn là giải pháp tốt nhất. "Tuy nhiên đối với những nhóm không thể hoặc không muốn cai thuốc, chúng ta cần phải có biện pháp khả thi hơn cho họ, ví dụ như giảm thiểu tác hại", PGS.TS Lê Văn Quảng chia sẻ thêm.

Trên thực tế, hiện nay giới khoa học đang chứng kiến ngày càng có nhiều sở cứ chứng minh và công nhận của các quốc gia về hàm lượng các chất gây hại và có tiềm năng gây hại có trong thuốc lá làm nóng ít hơn thuốc lá điếu. Những minh chứng khoa học này đã được các chuyên gia y tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, kỳ vọng sẽ góp phần vào việc kiểm soát thuốc lá điếu cũng như cơ hội cho những người hút thuốc lá trưởng thành có được lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của họ.

Giải pháp nào hiệu quả?

Sự hiện diện của thuốc lá thế hệ mới đã làm thay đổi chiến lược quản lý thuốc lá của nhiều quốc gia. Đến nay đã có nhiều quốc gia buông bỏ quan điểm "bỏ thuốc hay là chết" trong chiến lược kiểm soát thuốc lá điếu, mà thay vào đó là đưa thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử trở thành một giải pháp giúp giảm thiểu tác hại cho nhóm người lựa chọn tiếp tục hút thuốc, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền kêu gọi cai đồng thời tất cả các loại thuốc lá và nicotin như WHO khuyến nghị.

Uruguay là một trong những quốc gia gần đây trở thành minh chứng rõ nét nhất cho việc cởi mở và chấp nhận khoa học giảm thiểu tác hại. Vào đầu năm 2021,

Tổng thống Uruguay cùng tất cả các bộ trưởng (bao gồm cả Bộ Y tế Cộng đồng) đã ký đồng thuận việc thu hồi lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng trước đó. Để đi đến quyết định này, chính phủ Uruguay nhận thấy cần phải có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng bằng cách tìm kiếm các công cụ đưa ra giải pháp thực tiễn cho vấn nạn hút thuốc lá, bao gồm các giải pháp, sản phẩm thay thế thuốc lá điếu đốt cháy.

Lý giải cho việc đưa thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc làm nóng vào quản lý một cách có hệ thống trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, các nước này đều đồng thuận với kết quả kiểm nghiệm thuốc lá làm nóng có đủ sở cứ khoa học cho thấy những sản phẩm này làm giảm thiểu mức phơi nhiễm của người dùng với các chất độc hại, so với khi hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Hiện đã có các sản phẩm thuốc lá làm nóng có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại gây ung thư, chẳng hạn theo như công bố của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khi họ cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh như một sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, bên cạnh các sở cứ cộng hưởng từ những quốc gia có nền khoa học tiên tiến thế giới.

Đến nay, sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được phép nhập khẩu và lưu hành tại 63 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Indonesia, Phillipines. Lý giải cho việc đưa thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc làm nóng vào quản lý một cách có hệ thống trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, các nước này đều dựa trên kết quả kiểm nghiệm thuốc lá làm nóng với đầy đủ các bằng chứng khoa học về giảm thiểu mức phơi nhiễm của người dùng với các chất độc hại, so với khi hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Kết luận của FDA Hoa Kỳ cũng nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế. "Giai đoạn bây giờ không phải là giai đoạn tuyên truyền về nhận thức và giáo dục tác hại của thuốc lá nữa, mà phải có chế tài hoặc tìm ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ nguy hại cho người sử dụng thuốc lá. Đứng dưới góc độ chính sách đối với cộng đồng, cách tiếp cận đó phù hợp", BS. Lê Đình Phương nhận xét.

Đối với thuốc lá, có một điều quan trọng đó là nicotin không phải là nguyên nhân gây ung thư, mà nguyên nhân chính là do các phân tử trong khói tạo ra từ quá trình đốt cháy thuốc lá điếu. Điều này đã được tuyên bố bởi Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe chất lượng cao Quốc gia của Anh (NICE).

"Từ góc độ của bác sĩ chuyên khoa ung thư nhìn nhận, khi bệnh nhân hút thuốc, lượng chất gây ung thư phơi nhiễm với cơ thể càng lớn thì nguy cơ gây ung thư càng cao. Theo như công bố của FDA Hoa Kỳ khi cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh như là sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, sản phẩm thuốc lá làm nóng này có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại", PGS.TS. Lê Văn Quảng kết luận.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 23 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top