Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải cứu nghề buôn hàng xách tay

Thứ hai, 14:12 16/11/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

Tưởng chừng thất nghiệp vì Covid-19, giờ đây các daigou - những người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc - còn kiếm được nhiều hơn trước nhờ bán sản phẩm nội địa cao cấp.

Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến xu hướng chuyển sang bán hàng nội địa cao cấp của giới buôn hàng xách tay Trung Quốc.

Trong những năm trở lại đây, nghề buôn hàng xách tay nổi lên ở Trung Quốc trước nhu cầu săn tìm hàng hóa nước ngoài tăng mạnh ở tầng lớp trung lưu và giàu có.

Những người làm nghề này được gọi là daigou. Họ thường đi du lịch nước ngoài để mua sắm theo yêu cầu, từ túi xách sang trọng đến sữa bột cao cấp cho trẻ em.

Giải cứu nghề buôn hàng xách tay - Ảnh 1.

Các daigou sang nước ngoài và tìm mua sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng trong nước. Ảnh: Tencent.



Sau đó, các daigou vận chuyển về nước cho khách hàng. Họ sử dụng nhiều thủ đoạn, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để trốn thuế, nên sản phẩm bán ra có giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập khẩu chính hãng.

Daigou từ lâu được xếp vào thị trường xám (các hoạt động trao đổi hàng hóa một cách hợp pháp nhưng không chính thức), hiện được ước tính có giá trị hàng tỷ USD. Theo công ty tư vấn Bain & Company, năm 2014, 4 trên 10 lần mua hàng xa xỉ của người tiêu dùng Trung Quốc là do daigou thực hiện.

Năm 2020, nghề buôn hàng xách tay bất ngờ gặp khủng hoảng khi các quốc gia đóng cửa vì dịch Covid-19. Các doanh nghiệp và trung tâm mua sắm đóng cửa, mọi chuyến bay bị hủy và dịch vụ giao hàng quốc tế đình trệ, tạm ngừng hoạt động.

Các daigou lo sợ rằng họ sẽ mất đi những vị khách “sộp” hậu đại dịch. Thế nhưng, họ nhanh chóng nhận ra có thể chuyển sang buôn bán sản phẩm nội địa chất lượng cao.

Giải cứu nghề daigou

Tháng 8, một nhóm daigou gồm vài chục cô gái trẻ ở độ tuổi 20-30 đã bay đến một nhà máy sản xuất ngọc bích nhỏ ở gần biên giới Trung Quốc - Myanmar. Tại đây, họ giúp các nhà cung cấp địa phương bán được hơn 8 triệu NDT ( 1,2 triệu USD ) đồ trang sức bằng ngọc bích.

Giải cứu nghề buôn hàng xách tay - Ảnh 2.

Những người buôn hàng xách tay Trung Quốc chuyển sang thị trường nội địa trong mùa dịch. Ảnh: CGTN.



Zhang Ting, trưởng nhóm daigou Halo B. T. Women, là một trong những người tiên phong tìm cách giải cứu nghề buôn hàng xách tay. Cô nảy ra ý tưởng chuyển sang thị trường đồ nội địa trong thời gian cách ly tại nhà sau khi trở về từ châu Âu.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng sự nghiệp đến đây là kết thúc vì không thể sang nước ngoài mua sắm. Nhiều chị em đã chuyển sang bán bảo hiểm, một số khác đi làm nhân viên văn phòng ổn định”, cô cho biết.

“Mỗi người trong nhóm chúng tôi đều có sẵn nền tảng khách hàng lớn - khoảng 5.000 người theo dõi trên tài khoản WeChat. Đa số xuất thân từ các gia đình trung lưu và giàu có trên khắp Trung Quốc.

Do đó, ngày càng nhiều thương hiệu và nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô mời chào chúng tôi quảng bá cho sản phẩm của họ, từ kim cương, đồ trang sức đến căn hộ cao cấp”, Zhang nói thêm.

Trong một chuyến đi hồi tháng 6 tới quận Phiên Ngung (tỉnh Quảng Châu) - trung tâm đồ trang sức và đá quý ở miền nam Trung Quốc, Zhang Ting và 150 daigou khác đã bán được 30.000 carat kim cương nhân tạo Moissanite.

Giải cứu nghề buôn hàng xách tay - Ảnh 3.

Trước đây, có thể dễ dàng bắt gặp các daigou tại các trung tâm thương mại xa xỉ hoặc cửa hàng miễn thuế ở nước ngoài. Ảnh: ConnectX.



“Nhóm daigou chủ chốt của chúng tôi có khoảng 80 người, mỗi người kiếm được 30.000-50.000 NDT mỗi tháng. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người trong số họ từng ra nước ngoài 2 lần/tháng và chỉ kiếm được khoảng 10.000-15.000 NDT”, cô nói.

Có ảnh hưởng lớn đến khách hàng

Zhang Yuling sống ở thành phố Thượng Hải, một trong những khu vực thu nhập cao ở Trung Quốc. Cô là người bán hàng nổi tiếng trong giới daigou, sở hữu hơn 5.000 người theo dõi trên tài khoản WeChat.

Trong 7 năm qua, cô đã đến gần 20 quốc gia. Zhang Yuling đến với nghề này như một cách để chi trả cho những chuyến xuất ngoại của mình, nhưng dần dần nó trở thành một công việc toàn thời gian.

Trước khi đại dịch xuất hiện, Zhang Yuling đi du lịch ít nhất 2 lần/tháng. Cô mua trà đen và đá quý ở Sri Lanka, sữa bột ở Australia, sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại chuỗi siêu thị Costco ở Mỹ và túi xách hàng hiệu tại châu Âu.

“Hầu hết người theo dõi tôi thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có. Họ rất nhiệt tình với việc mua sắm hàng hóa nước ngoài để phục vụ đời sống xa xỉ, chất lượng cao của họ. Trước mỗi chuyến đi, tôi sẽ thông báo về những địa điểm tôi ghé qua và họ sẽ đặt yêu cầu”, cô chia sẻ.

Giải cứu nghề buôn hàng xách tay - Ảnh 4.

Các daigou vẫn bận rộn và iếm được tiền, ngay cả khi không được xuất cảnh. Ảnh: CGTN.



Zhang Yuling nói thêm: “Tôi từng nghĩ rằng khách hàng của tôi sẽ chỉ quan tâm đến các sản phẩm nổi tiếng ở nước ngoài. Nhưng hiện nay, bất kể món hàng nào tôi giới thiệu, từ nông sản đến đồ trang sức, họ vẫn sẽ mua, miễn là tôi đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Năm nay, tôi vẫn bận rộn như năm ngoài. Tháng 5, tôi bán nông sản ở tỉnh Hồ Nam. Tháng 6, tôi bán kim cương nhân tạo Moissanite ở Quảng Châu. Tháng 7, tôi bán bánh Matsutake ở Shangri-la. Tháng 10, tôi bán ngọc bích ở tỉnh Vân Nam và ngọc trai ở Chiết Giang”.

Tuy nhiên, những người buôn hàng xách tay phải đối mặt với vấn đề duy trì uy tín và độ hấp dẫn với các khách hàng “sộp” của mình. Đây là một trở ngại khá lớn đối với các daigou, nhất là khi họ không còn những bức ảnh du lịch nước ngoài sang chảnh như trước. Thế nhưng, nhiều người vẫn bày tỏ tinh thần lạc quan về công việc của mình.

“Thực tế, dịch Covid-19 đã truyền cảm hứng và giúp chúng tôi nhận ra giá trị của bản thân. Chúng tôi không chỉ đơn giản là người đi mua rồi bán lại những sản phẩm từ nước ngoài và chấp nhận rủi ro trốn thuế nhập khẩu”, Deng Xinjin, một daigou khác, chia sẻ.

Cô nói thêm: “Giờ đây, chúng tôi có khả năng xây dựng một mạng lưới riêng, kết nối với các nhà cung cấp hàng đầu Trung Quốc. Chúng tôi được tiếp cận hàng hóa với mức giá chiết khấu độc quyền, đồng thời là cầu nối cho thị trường chi dùng phong phú”.

Theo Hồng Chang

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 22 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 23 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top