Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ?

Chủ nhật, 18:35 25/06/2023 | Sống khỏe

Một số nghiên cứu phát hiện ngủ nhiều hơn trong thời thơ ấu và tuổi thanh thiếu niên có liên quan việc phát triển chiều cao.


Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ? - Ảnh 1.

Các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người. Ảnh: Freepik.

Các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người.

Kết quả của gene di truyền

Chiều cao khi trưởng thành được xác định bởi sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố. Hầu hết trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của một người. Tuy nhiên, một số người có thể lo lắng về chiều cao của mình và tự hỏi liệu có thể làm gì để ảnh hưởng đến tầm vóc.

Nhiều người thậm chí đặt ra câu hỏi rằng liệu ngủ nhiều có thể tăng chiều cao không. Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng để khẳng định ngủ nhiều làm tăng chiều cao khi trưởng thành. Chiều cao chủ yếu là kết quả của gene di truyền, đồng thời, các đặc điểm về lối sống như dinh dưỡng và giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của một người.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiều cao khi trưởng thành của một người bị ảnh hưởng bởi lối sống và tình trạng kinh tế, xã hội từ cha mẹ hoặc người chăm sóc họ. Một người khi trưởng thành thấp lùn nếu cha mẹ họ hút thuốc trong thời gian mang thai.

Hoặc, người đó không được chăm sóc sức khỏe hay ăn thực phẩm bổ dưỡng khi còn nhỏ, tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường trong quá trình phát triển. Phần lớn chiều cao của một người là kết quả của gene di truyền. Trên thực tế, hơn 3.000 biến thể gene đã được phát hiện có ảnh hưởng sự phát triển của trẻ và chiều cao khi trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng mỗi gene này có tác dụng riêng và khi kết hợp lại chúng quyết định phần lớn chiều cao của một người. Gene ảnh hưởng chiều cao của một người thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm cả việc điều chỉnh các hormone quan trọng cho sự tăng trưởng.

Nghiên cứu đã phát hiện mất ngủ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng của con người (hGH). Hormone tăng trưởng của con người giúp phát triển chiều cao.

Hormone này được sản xuất bởi một cơ quan trong não gọi là tuyến yên. Hầu hết hGH được giải phóng vào ban đêm. Do đó, trẻ em bị thiếu ngủ có thể có mức hGH thấp hơn. Song, sự thiếu hụt hGH là tình trạng rất hiếm.

Cơ chế phát triển chiều cao

Trong thời thơ ấu, chiều cao của một người tăng lên khi xương của họ dài ra. Xương dài ra bằng cách phát triển mô mới trong một phần của xương gọi là đĩa tăng trưởng. Các đĩa tăng trưởng nằm ở phần cuối của một số xương dài hơn, như đùi, cẳng tay, bàn tay và ngón tay.

Giấc ngủ tác động như thế nào đến chiều cao của trẻ? - Ảnh 2.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Sự phát triển của xương mới là một quá trình phức tạp, được điều chỉnh bởi hormone, di truyền và các yếu tố khác. Một người có thể cao bao nhiêu khi trưởng thành không thể dễ dàng dự đoán được bằng kích thước của họ khi sinh.

Điều này là do kích thước của trẻ sơ sinh ít liên quan đến di truyền. Thực tế, kích thước của trẻ sơ sinh liên quan chặt chẽ hơn đến chế độ ăn uống của người mẹ và môi trường trong bụng mẹ.

Thay vì với tốc độ ổn định từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, con người tăng chiều cao chủ yếu thông qua các giai đoạn tăng trưởng hoặc thời điểm họ phát triển nhanh chóng.

Thời điểm một người phát triển vượt bậc và mức độ phát triển trong thời gian đó có thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, liệu họ có dậy thì sớm không và thậm chí cả thời điểm trong năm. Sau khi sinh, sự tăng trưởng vượt bậc xảy ra trong 3 giai đoạn quan trọng của cuộc đời một người.

Cụ thể, thời thơ ấu sớm thường là giai đoạn phát triển nhanh chóng. Nhiều trẻ sơ sinh cao khoảng 10 inch (25,4 cm) trong năm đầu tiên. Trong suốt hai năm đầu đời, sự tăng trưởng ngày càng được thúc đẩy bởi yếu tố di truyền của trẻ.

Ở thời thơ ấu, trẻ em thường phát triển với tốc độ ổn định từ 2 tuổi cho đến đầu vị thành niên. Đối với hầu hết trẻ em, tốc độ này là khoảng 2-4 inch (5-10 cm) tăng trưởng mỗi năm.

Khi trẻ gần đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển sẽ tăng lên. Sự tăng trưởng vượt bậc này thường bắt đầu từ 8-12 tuổi, tùy vào giới tính và sự trưởng thành về thể chất của trẻ. Khi tăng trưởng ở mức lớn nhất, trẻ em có thể cao thêm từ 3-4 inch (7,6-10 cm) mỗi năm.

Hầu hết mọi người ngừng cao lên sau 18 tuổi đối với nữ giới và sau 20 tuổi đối với nam giới. Thời gian của quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả việc trẻ phát triển sớm hay chậm.

Ví dụ, trẻ chậm phát triển do bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng có thể tiếp tục phát triển cho đến khi chúng đạt được tiềm năng di truyền. Hầu hết đứa trẻ có chiều cao chênh lệch so với các bạn cùng trang lứa đều phát triển bình thường. Một số lý do tại sao trẻ em có thể thấp hoặc cao hơn mức trung bình của nhóm tuổi mà không liên quan đến vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Lý do đầu tiên có thể là di truyền. Một đứa trẻ có thể thấp hoặc cao hơn so với các bạn cùng trang lứa do di truyền. Điều này thường xảy ra đối với những đứa trẻ có cha mẹ thấp hoặc cao hơn so với các bạn cùng trang lứa. Một yếu tố khác là chậm tăng trưởng.

Cơ thể trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau. Một số trẻ có thể bị chậm phát triển so với các bạn cùng trang lứa. Những đứa trẻ này có thể trải qua tuổi dậy thì và giai đoạn phát triển vượt bậc của tuổi vị thành niên muộn hơn các bạn. Song, cuối cùng, những trẻ này sẽ bắt kịp và đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể tăng trưởng sớm. Cụ thể, một số trẻ phát triển nhanh và sớm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Điều đó khiến trẻ cao lớn khi còn nhỏ. Sự tăng trưởng ở những đứa trẻ này có thể chậm lại sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Trong khi đó, đối với một số trẻ em, không có lý do nào để lý giải về chiều cao thấp của trẻ. Những đứa trẻ này phát triển một cách lành mạnh và không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nhưng lại thấp hơn các bạn cùng tuổi.

Để đánh giá xem một đứa trẻ có đang phát triển bình thường hay không, các bác sĩ sẽ xem xét tốc độ phát triển của trẻ chứ không phải phép đo chiều cao.

Dấu hiệu ở chân báo động đường trong máu tăng vọtDấu hiệu ở chân báo động đường trong máu tăng vọt

Nếu chân thường xuyên bị tê, vết thương lâu lành, da đổi màu, bạn cần đề phòng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

4 loại rau quả giàu dinh dưỡng hơn sau khi nấu chín

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 3 giờ trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Uống bia với trứng gà có tác dụng gì dù nhiều người nghe là sợ?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Sự kết hợp độc đáo giữa bia và trứng gà không chỉ đơn thuần là thú vui nhậu nhẹt, sự kết hợp này còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Trước khi đi ngủ hãy uống thứ này, cơ thể phụ nữ nhận được 5 thay đổi kỳ diệu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt chú ý đến điều này để có làn da căng mịn, tránh dấu hiệu lão hóa.

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Ăn bơ thường xuyên giúp người bệnh tiểu đường (người đái tháo đường) kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 10 giờ trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 14 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Top