Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thiết lập “hậu phương” vững chắc hỗ trợ đắc lực việc dạy con

Thứ bảy, 18:00 24/01/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Sinh ra và lớn lên trong thời phong kiến nhưng ngay từ nhỏ, cụ Phan Kế Toại đã được cha mẹ cho đi học trường Tây và sang Pháp du học. Sớm tiếp cận với nền văn minh mới nên cụ luôn có những suy nghĩ tân tiến, đi trước thời đại. Tư tưởng đó không chỉ áp dụng trong việc “làm quan” sau này mà ngay cả trong cách lựa chọn vợ, dạy dỗ con cái…, cụ cũng áp dụng triệt để.

 

Gia đình cụ Phan Kế Toại trong đám cưới PGS Phan Lệ Thủy
Gia đình cụ Phan Kế Toại trong đám cưới PGS Phan Lệ Thủy

 

Chọn người tâm đầu ý hợp

Năm 1922 khi về làm quan Tri huyện ở Quảng Trị, cụ Phan Kế Toại bắt đầu tìm kiếm bạn đời. Là một trí thức Tây học nên cụ muốn gắn bó với một người phụ nữ có học vấn, có tri thức để cuộc sống dễ bề hòa hợp. Và khi nghe “tiếng lành” về cô con gái một vị Bố chánh ở Hà Tĩnh, cụ đã nhờ cha mang sính lễ đến mai mối. Đó chính là cụ Nguyễn Thị Nhân Lý. Ngày đó, cụ Lý đang là nữ sinh trường Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội - PV). Là phụ nữ dưới thời phong kiến nhưng cụ Nhân Lý được gia đình cho ăn học đầy đủ nên am hiểu mọi mặt cuộc sống và đặc biệt rất thông thạo tiếng Pháp. Bà thường đọc cho con cái nghe những tác phẩm nổi tiếng như truyện ngụ ngôn La Fontaine, tiểu thuyết Không gia đình (Hector Malot)… Ngày đó những cuốn sách nổi tiếng này chưa được dịch ra tiếng Việt, bà thường đọc những cuốn sách viết bằng tiếng Pháp, vừa đọc vừa dịch ra tiếng Việt cho các con nghe.

Nhà giáo Phan Kế Bảo – con trai thứ 4 của cụ Toại và cụ Nhân Lý cho biết: “Cha mẹ tôi đã sống với nhau rất êm ấm, hạnh phúc cho đến năm 1933. Năm đó, mẹ tôi bị bệnh lao, người mỗi ngày một gầy mòn. Khi ấy, cha tôi đang làm tuần phủ Lạng Sơn. Mẹ tôi yếu đến nỗi không chịu được khí hậu lạnh khắc nghiệt của Lạng Sơn nên phải xa chồng, xa con về Hà Nội thuê nhà. Khi sức khỏe mẹ suy sụp, biết mẹ không còn bao nhiêu thời gian nữa, cha đưa các con từ Lạng Sơn về thăm. Lúc gặp mẹ, mẹ chỉ nhìn các con một chút rồi bảo ra ngoài chứ tuyệt đối không cho chúng tôi lại gần. Sau này, cậu tôi kể lại rằng khi đó mẹ đã nói với cậu: “Muốn ôm và hôn chúng nó lắm nhưng không dám vì sợ lây bệnh cho chúng”. Mẹ tôi qua đời, cả gia đình mỗi người đều cảm thấy mất mát, hụt hẫng. Cha tôi buồn nhưng cố giấu điều đó trong lòng. Tuy nhiên thỉnh thoảng khi dạy con cái điều gì, ông vẫn nói: “Mẹ con ngày xưa vẫn thường dạy các con như thế”. Chỉ một câu nói đó của ông là chúng tôi nghe lời”.

Sau khi cụ Nhân Lý qua đời và nhờ cậy người bạn thân là cụ Nguyễn Thị Mão chăm sóc các con, cụ Mão trở thành người vợ thứ hai của cụ Toại. PGS Phan Lệ Thủy chia sẻ: “Mẹ tôi và mẹ cả từng chơi với nhau thân thiết như chị em khi cùng học ở trường Đồng Khánh. Bà cũng là một người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng vì nhà nghèo, cha mất sớm, phải cùng chị gái và bà ngoại lo toan cho 5 người em ăn học nên hơn 30 tuổi vẫn chưa lập gia thất. Khi nghe mẹ cả trăn trối nhờ lấy bố và chăm sóc 6 người con nhỏ, mẹ rất bất ngờ. Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận, bản thân mẹ cũng ngưỡng mộ tiếng thanh liêm, nghĩa khí của cha nên đã nhận lời. Lo xong hậu sự cho mẹ cả, hơn một năm sau, bố qua rước mẹ tôi về làm kế thất. Rồi lần lượt, bà hạ sinh ra 4 anh em tôi. Như vậy, tất cả bố mẹ tôi có 10 người con, 2 gái 8 trai, trừ một người đã mất từ nhỏ do bệnh trọng”.

Về phần cụ Mão, tuy là con gái nhà nghèo nhưng ngay từ nhỏ, cụ đã chú trọng tới việc học hành. 16 tuổi, cụ đã xin đi dạy thêm để có tiền lo cho việc học của bản thân và phụ giúp mẹ lo cho các em. Cụ vừa làm, vừa tự học và thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, sau đó về giảng dạy tại trường Đồng Khánh (Hà Nội). Với thu nhập khá cao từ việc đi dạy nhưng cụ luôn tằn tiện để gửi sang Pháp lo cho hai em trai ăn học (hai người em trai này của cụ Mão là Giáo sư, Tiến sĩ Văn chương Nguyễn Văn Huyên - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam thời kỳ 1945-1975 và Tiến sĩ Luật học Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp).

Sau khi kết hôn với cụ Toại, biết chồng có liên hệ và giúp đỡ cách mạng, cụ Mão hoàn toàn tán thành. Khi cụ Toại trở thành cán bộ cao cấp của Chính phủ VNDCCH và con trai cả Phan Kế An cũng đi theo cách mạng, cụ lại đồng hành cùng chồng, con lên chiến khu kháng chiến. Trong khi cụ Toại bận trăm công ngàn việc thì một mình cụ Mão tần tảo sớm hôm, vừa chăn nuôi trồng trọt để kiếm cái ăn, cái mặc lo cho các con, vừa động viên dạy dỗ các con tiếp tục học hành dù điều kiện thời chiến vô cùng khó khăn.

Đối xử công bằng với các con

Dân gian ta có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”. Vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp ngoại lệ và gia đình cụ Phan Kế Toại cũng là một trường hợp điển hình. Cụ Nhân Lý rất có mắt nhìn người khi tin tưởng vào cô bạn thân một thời. Và có lẽ, chính cụ Toại cũng nhận ra sự nhân hậu, hiểu biết nhưng khiêm nhường, ham học hỏi của cụ Mão nên mới nghe vợ cả lập kế thất. Năm 1935 khi cụ Mão chính thức nên nghĩa vợ chồng với cụ Toại, người con trai cả Phan Kế An đã 12 tuổi. Cái tuổi “dở dở ương ương” rất khó bảo song với tấm lòng chân thành, bao dung, cư xử khéo léo, cụ Mão vẫn đảm đương tốt vai trò của người mẹ. Không chỉ ông An, tất cả những người con khác của bà cả đều rất yêu thương, kính trọng cụ.

Ngay cả khi cụ đã sinh thêm 4 người con nữa thì tình yêu dành cho các con chồng vẫn không thay đổi. Bà yêu thương con đẻ bao nhiêu thì lại yêu thương con chồng gấp bội: “Mẹ tôi khi còn sống thường nói, 4 anh em tôi tuy khổ hơn so với 6 anh chị lớn về vật chất nhưng vẫn còn có sự yêu thương của cả cha mẹ. Còn các anh chị thì thiếu thốn tình cảm hơn khi không có mẹ đẻ bên cạnh chăm lo. Lúc mẹ cả mất, anh lớn mới 11 tuổi và anh út 2 tuổi. So với 4 anh em tôi thì 6 anh chị ấy thiệt thòi hơn nhiều. Vì thế, mẹ tôi thường dành sự quan tâm, yêu thương với các anh chị ấy nhiều hơn. Không bao giờ bà phân biệt đối xử hay chỉ dành tình yêu thương cho các con đẻ. Trong cuộc sống tuy vẫn có lúc mẹ con bất hòa, song bà luôn nhẹ nhàng phân tích đúng sai để các con hiểu rõ chứ không to tiếng mắng mỏ hay đánh đập các con”, bà Thủy nhớ lại.

Không chỉ chú trọng tới việc học chữ nghĩa, cụ Toại và cụ Mão còn dạy các con phải biết ứng xử, lễ nghĩa, biết cách tự chăm sóc bản thân, biết suy nghĩ và sớm tự lập. Dù là con Phó Thủ tướng nhưng việc sàng xê, giã gạo, gặt lúa, trồng khoai…, họ đều phải biết. Cũng bởi thế, ba người con Phan Kế Phúc, Phan Kế Lộc (du học ở Nam Ninh, Trung Quốc), Phan Thị Lệ Thủy (du học ở Romania) dù một mình học tập và sinh sống nơi đất quê người lúc mới 16-17 tuổi nhưng đều tự biết chăm sóc bản thân rất tốt. Nhớ về người mẹ hiền từ, bà Thủy kể: “Với các anh chị con mẹ cả, mẹ tôi đều chăm lo cho ăn học đàng hoàng rồi dựng vợ gả chồng, yên bề gia thất. Khi chiến sự xảy ra, mẹ tôi đã gửi anh Phúc và anh Lộc lên Phú Thọ để học phổ thông cấp 2 cùng với con trai lớn của cậu Hưởng. Vài năm sau đó, kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt nhưng lo cho tôi và em trai thất học, mẹ đã chuyển cả gia đình từ Sơn Dương ra thị xã Tuyên Quang để tiện chăm sóc các con và cho 2 con út đi học. Học xong phổ thông, hai anh Phúc, Lộc được bố mẹ tôi cho sang Nam Ninh (Trung Quốc) du học. Cũng do được đi học ngay trong điều kiện kháng chiến nên năm 1955, tôi mới đủ điều kiện đi học ở Romania”.

Không chỉ hết lòng yêu thương, dạy dỗ các con, cụ Mão cũng tự học nâng cao kiến thức, trình độ của mình để bắt kịp thời đại và dễ bề hòa đồng với các con. Sau khi rời An toàn khu (Sơn Dương – Tuyên Quang) trở về Hà Nội tháng 10/1945, cụ Mão không còn dạy học ở trường Đồng Khánh nữa. Nhưng dù đã ngoài 50 tuổi, cụ vẫn theo học các lớp nghiên cứu tiếng Nga, đạt được bằng công nhận trình độ Nga văn chính thức của Hội hữu nghị Việt Xô. Để làm gương, cụ còn cùng học tiếng Anh với các con, trong khi đã thông thạo tiếng Pháp. Ngoài ra, cụ cũng tích cực tham gia các phong trào hoạt động xã hội và hướng các con cùng tham gia để có thêm những kỹ năng, kinh nghiệm sống. Giờ đây, cụ Toại và cụ Mão đều đã theo cụ Nhân Lý về cõi vĩnh hằng nhưng các con, các cháu chắt của các cụ vẫn tiếp tục “giữ lửa” truyền thống của gia đình. Họ đều theo con đường học vấn, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.     

Ngọc Mỹ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Yêu 4 năm, chồng Tây chuẩn men bỗng biến thành phụ nữ; vợ chấp nhận, bỏ xứ theo chồng rồi vỡ mộng cờ hoa

Yêu 4 năm, chồng Tây chuẩn men bỗng biến thành phụ nữ; vợ chấp nhận, bỏ xứ theo chồng rồi vỡ mộng cờ hoa

Chuyện vợ chồng - 15 phút trước

Sau 1 năm chuyển sang Mỹ sống cùng chồng, chị Đào Hợp đành gạt nước mắt bỏ ra ngoài sau một sự cố.

Đi hơn nghìn km đến thăm con gái lấy chồng xa, thái độ của con rể khiến người bố bỏ về luôn

Đi hơn nghìn km đến thăm con gái lấy chồng xa, thái độ của con rể khiến người bố bỏ về luôn

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

GĐXH - Lúc rời đi cũng không ai chào hỏi, đưa tiễn khiến người bố cảm thấy lạnh lẽo, đau buồn.

5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng giỏi nhất trong việc ngụy trang bản thân trong mắt người khác khi họ muốn, kể cả khi họ đang có tham vọng rất lớn.

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Gia đình - 6 giờ trước

Đoạn video do camera an ninh ghi lại tại một phòng tập gym ở thủ đô Bangkok của Thái Lan đã khiến người xem phẫn nộ tột cùng.

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

Cuộc sống của Lệ Lệ và gia đình đã thay đổi hoàn toàn sau khi cô gặp được Marek.

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Những người tuổi Thìn độc thân sẽ gặp được đối tác thú vị vào tháng 5, còn những bạn độc thân tuổi Hợi có khả năng gặp được người đặc biệt đó tại một sự kiện xã hội.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Gia đình - 21 giờ trước

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Gia đình - 1 ngày trước

Tại thời điểm viết bài, câu chuyện đã thu hút 84,000 bình luận trên Douyin.

Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm

Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Vợ chồng tôi bị hiếm muộn, phải sử dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm để có con. Nhưng chính trong quá trình vật vã "tìm con", chồng tôi đã ngoại tình vì... quá mệt mỏi.

Thấy con trai thương vợ, người mẹ nổi cơn ghen với con dâu

Thấy con trai thương vợ, người mẹ nổi cơn ghen với con dâu

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Nhìn thấy sự bất thường trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và chồng, cô lập tức đồng ý ly hôn, chỉ muốn rời xa càng sớm càng tốt.

Top