Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghị lực của người mẹ nuôi hai con tật nguyền

Thứ hai, 07:57 26/10/2009 | Gia đình

Giadinh.net - Niềm vui chưa kịp tắt trên môi khi lần đầu tiên được làm mẹ, chị đã phải oà khóc khi biết sự thật: Con gái chị sẽ phải sống thực vật vì căn bệnh thiểu năng trí tuệ.

Lần sinh nở thứ hai cũng khiến chị khóc cạn nước mắt khi bác sĩ kết luận con trai chị sẽ phải sống trong bóng tối. Nhưng nghị lực của người mẹ đã vực chị dậy đối diện với thực tế để trở thành tấm gương cho con mình. Chị là Phạm Thị Đức Hoà, mẹ của nghệ sĩ đàn bầu khiếm thị nổi danh Nguyễn Thanh Tùng.

Người mẹ của hai con tật nguyền

Năm 1970, Phạm Thị Đức Hoà là học sinh năm cuối Trường THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội). Với vẻ đẹp dịu dàng, xinh xắn, Hoà được rất nhiều bạn trai thương mến, nhưng chỉ có cậu bạn Nguyễn Thanh Sơn lọt vào mắt xanh của chị. Tình yêu của họ vừa chớm nở thì Nguyễn Thanh Sơn vào bộ đội, chiến đấu ở nơi đạn bom khốc liệt nhất: chiến trường Quảng Trị.

Suốt 4 năm anh Sơn lăn lộn ở chiến trường miền Trung, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, chị Hoà vẫn thuỷ chung chờ đợi ngày người yêu trở về. Thỉnh thoảng, chị sang nhà đỡ đần động viên cha mẹ người yêu. Tuy chưa làm đám hỏi, nhưng gia đình anh Sơn quý mến chị và coi chị Hoà như dâu con trong nhà. Đó chính là nguồn động viên tinh thần giúp anh Sơn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Mùa xuân năm 1975, anh Sơn về phép. Đám  cưới của cô công nhân may Phạm Thị Đức Hoà với người lính Nguyễn Thanh Sơn được tổ chức tưng bừng trong niềm hân hoan của hai họ. Hết tuần trăng mật, anh trở lại đơn vị. Đang giải quyết nốt những hậu quả chiến tranh không kém phần hiểm nguy, anh Sơn nhận được tin vui mình sắp trở thành “bố”. Anh dặn vợ nếu là con gái, đặt tên Phương Thuý (tên một chiếc cầu mà ở đó anh suýt hy sinh) để làm kỉ niệm.
 

33 năm chăm sóc con gái tật nguyền.


Bé Phương Thuý chào đời, bụ bẫm, kháu khỉnh khiến vợ chồng chị Hoà nhân đôi hạnh phúc. Tuy nhiên, niềm vui chưa kịp tắt trên môi thì nỗi đau ập đến. Bằng linh cảm người mẹ, chị Hoà cảm nhận con gái không phát triển được như những đứa trẻ bình thường khác. 3 tuổi, Phương Thuý vẫn không biết nói, biết đi, chỉ nằm một chỗ và có biểu hiện thiểu năng trí tuệ. Chị Hòa cùng chồng bế con chạy khắp các bệnh viện ở Hà Nội, vẫn không phát hiện ra bệnh gì. Hết hy vọng vào Tây y, vợ chồng chị Hoà lại cầu cứu Đông y. Hễ nghe nói thầy lang nào giỏi, chị lại vay mượn tiền mang con tới chữa. Vậy mà bệnh tình của Thuý không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Cuối cùng vợ chồng chị đành gạt nước mắt, chấp nhận sự thật để con gái sống đời sống thực vật khi biết được nguyên nhân của căn bệnh là do Thuý bị ảnh hưởng chất độc da cam từ cha của mình.

Năm 1979, chị Hoà lại có bầu. Suốt thời gian thai nghén, vợ chồng chị Hoà hồi hộp nguyện cầu cho đứa trẻ sinh ra sẽ không tật nguyền như cô chị. Tuy nhiên, con trai Nguyễn Thanh Tùng lại bị hỏng một mắt. Và đến năm học lớp 6 thì Tùng phải sống hoàn toàn trong bóng tối. Cuộc sống mù loà của con trai và đời sống thực vật của con gái tưởng như đã vắt kiệt niềm vui sống của vợ chồng chị Hoà. Nhưng mỗi khi nghĩ đến cuộc sống của hai con đang trông chờ vào cha mẹ, chị Hoà lại động viên chồng gượng dậy, ít nhất cũng làm tấm gương cho hai con.

Vượt qua nỗi đau

Những năm của thập niên 80, cuộc sống của gia đình chị Hoà đã khó khăn lại càng chật vật hơn, vì khoản tiền chạy chữa cho hai đứa trẻ cứ tăng lên theo cấp số nhân. Để tạo điều kiện cho chị chăm sóc các con, lãnh đạo nơi chị làm việc đồng ý cho chị mang hàng về nhà làm. Vì vậy, một ngày làm việc của chị thường kéo dài tới 1- 2 giờ sáng. Có lúc mất điện, chị thắp đèn dầu cặm cụi cắt may, thỉnh thoảng lại quay sang vỗ về cô con gái đang đau đớn, vật vã trên giường bệnh. Tuy gia đình chị được Nhà nước trợ cấp cho nạn nhân dioxin, song cộng cả số tiền ấy với thu nhập ít ỏi của hai vợ chồng, chị vẫn phải khéo thu xếp mới đủ tằn tiện sống qua ngày.
 

Năm 2005, chị Phạm Thị Đức Hoà được nhận Giải thưởng KOVA và trở thành tấm gương tiêu biểu trong đời sống xã hội. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã tuyên dương tấm gương của chị trong lễ trao giải.

Tùng chuyển vào học trường Nguyễn Đình Chiểu vào năm lớp 6 khi mắt hoàn toàn hỏng. Chị Hoà lúc này kiêm thêm nhiệm vụ dạy con ở nhà. Việc chăm sóc, dạy dỗ con chiếm hết thời gian, khiến chị không thể làm may. Gánh nặng kinh tế gia đình, đổ lên vai người chồng thương binh với thương tật 3/4. Vừa làm cơ khí, anh Sơn vừa mày mò học chụp ảnh rồi tích cóp mua một chiếc máy cũ đi chụp các đám hiếu, hỉ kiếm tiền nuôi gia đình.
 
Thấy Tùng bi quan bởi cuộc sống hoàn toàn chìm vào bóng đêm, vừa chăm sóc con, vợ chồng chị Hoà vừa động viên, vừa kể cho con nghe những tấm gương của bao người khiếm thị vẫn vượt lên sống có ích. Mưa dầm thấm lâu, Tùng bình tĩnh trở lại và thi đỗ vào Khoa âm nhạc truyền thống của Nhạc viện Hà Nội.
 

Chị Hòa (áo đen) trong lễ nhận giải KOVA.


Nhờ sự tận tình của gia đình, Thanh Tùng học hành ngày càng tiến bộ và nay anh đã tốt nghiệp đại học âm nhạc, trở thành nghệ sĩ đàn bầu và nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng, không những ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Anh tâm sự: “Tôi được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của bao người, nhưng người có công lớn nhất đó chính là mẹ tôi. Mẹ tôi không hề nghĩ tới mình. Chưa bao giờ tôi thấy bà kêu ca về cuộc sống vất vả, hay nặng lời với chồng con. Lúc nào bà cũng như một “cô tiên” dịu dàng, âu yếm nâng giấc chị em tôi từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà không những sinh ra tôi, nuôi tôi lớn lên, mà còn là một tấm gương về nghị lực và lòng nhân ái để tôi học tập”. Còn chồng chị nghẹn ngào nói với tôi: “Cảm ơn Trời Phật đã ban cô ấy cho cuộc đời tôi. Nếu không có tình yêu của cô ấy dành cho bố con tôi, thì chẳng biết sẽ thế nào?”. Có lẽ vì thế, mà anh càng trân trọng và yêu thương vợ hơn. 
 
Khi tôi đến thăm gia đình chị Hoà tại căn nhà được UBND TP Hà Nội cấp (P109 Nhà B - Tập thể tình nghĩa, ngõ 51, Lương Khánh Thiện, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nhìn bình hoa hồng đang tỏa hương và cách bài trí, sắp xếp mọi đồ vật thuận tiện gọn gàng (để giúp Tùng di chuyển dễ dàng), tôi cảm nhận được sự khéo léo của một người đàn bà đảm. Tôi cũng chứng kiến chị “đánh vật” như thế nào khi ở bên Thuý. Đối với một người bệnh bình thường chăm sóc đã khó, vậy mà công việc của chị Hoà với con gái đã diễn ra ròng rã  33 năm trời, chỉ có tình mẫu tử mới giúp chị vượt qua sự vất vả ấy.

Chia tay tôi, chị nở nụ cười dịu dàng, gương mặt phúc hậu ngời sáng khi khoe tôi tấm bằng Giải đặc biệt về sáng tác (năm 2004) của Thanh Tùng. Ước mong lớn nhất của chị bây giờ là Tùng có một chỗ làm ổn định và lập gia đình riêng. “Dẫu biết rằng điều ấy là quá khó đối với một nạn nhân dioxin, nhưng tôi vẫn hy vọng”-chị Hoà tâm sự.
 
Lâm Vũ
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Gia đình - 8 giờ trước

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 1 ngày trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 1 ngày trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Top