Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngăn chặn bạo lực gia đình từ… nhà trường

GiadinhNet - Bạo lực gia đình (BLGĐ) - mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em - là một vấn nạn xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, không ngoại lệ giàu nghèo, trình độ học vấn.

Song rõ ràng, kỹ năng sống và sự hiểu biết về pháp luật của công dân trong một xã hội càng cao thì mức độ, phạm vi của BLGĐ càng thấp.

BLGĐ có thể đến từ một phía - từ đối tượng gây ra bạo hành (đơn phương gây ra), nhưng cũng có khi đến từ hai phía - từ đối tượng gây ra bạo hành và người bị bạo hành, do:

- Mất nhân cách
- Không được trang bị kỹ năng sống để biết ứng xử, dẫn tới nhiều "nguy cơ" cãi cọ, xô xát
- Thiếu hiểu biết, coi bạo lực là một biện pháp để "giáo dục", "đối thoại", giải quyết mâu thuẫn, bế tắc… và tất nhiên không biết (hoặc không cần biết) hậu quả của "phương pháp" này
- Bị nhiễm "thói quen" sử dụng bạo lực (trong vòng luẩn quẩn) từ chính gia đình mình và từ bên ngoài
- Do không hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi - bổn phận của mỗi thành viên trong gia đình trên cả hai phương diện đạo đức và luật pháp

Nhưng nạn bạo hành trong một gia đình có tồn tại và kéo dài được hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài:
 
- Vào ý thức trách nhiệm của xã hội về BLGĐ (không coi BLGĐ là „chuyện riêng“ mà là một vấn nạn của toàn xã hội cần phải giải quyết)
- Vào luật pháp và sự công minh của luật pháp trong đó bao gồm cả trách nhiệm của các ngành trong việc tố cáo, xử lý BLGĐ.

Qua cách nhìn từ nhiều bình diện trên đây, câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để ngăn chặn BLGĐ thật hiệu quả - nghĩa là không chỉ "chữa trị“ cho các gia đình đã và đang có BLGĐ, mà còn "phòng ngừa“ BLGĐ cho các "thế hệ“ gia đình tương lai, khiến cho "bệnh“ sử dụng bạo lực trong gia đình sẽ không còn "đất“ để nẩy nở, hoặc chí ít cũng không thể "cư ngụ“ lâu dài ?

Câu hỏi này có thể trả lời ngắn gọn bằng một từ Giáo dục. Nếu mỗi đứa trẻ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường (càng sớm càng tốt)

- Được huấn luyện kỹ năng sống (để biết lắng nghe - phát biểu - đối thoại - ứng xử - phản biện…)
- Được tìm hiểu về pháp luật để có những hiểu biết nhất định về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá thể trong một cộng đồng
- Được khuyến khích, hỗ trợ thực hiện những quyền lợi nghĩa vụ ấy với tinh thần thượng tôn pháp luật

Nếu vậy những đứa trẻ này sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những công dân - vừa có thể tự tin bảo vệ chính kiến, tính cách cá nhân của mình (giữ "cái tôi", không a dua theo tâm lý bầy đàn, không bắt chiếc cái xấu), vừa có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội,  biết cách "đối nhân, xử thế" trên tinh thần tôn trọng "biết mình, biết người" và sau nữa, biết bảo vệ mình, bảo vệ lẽ phải bằng pháp luật.

Xin nêu một, "thí dụ" như vậy bằng một bài học của học sinh ở nước ngoài:

Tuần trước, con gái tôi (đang học lớp 7 tại một trường PTTH tại Đức) có đưa cho tôi xem bài kiểm tra môn Chính trị - Kinh tế, để tôi - cũng như bao ông bố, bà mẹ khác ở đây - có trách nhiệm xem và ký vào mỗi bài kiểm tra của con mình. Điều khiến tôi muốn nói ở đây là nội dung của bài kiểm tra (trong đó có một phần như sau):

Câu hỏi 1- Giải thích tại sao khái niệm "vòng luẩn quẩn" được đưa ra để nói về tình trạng trẻ em nghèo ở Đức?

Trả lời: Khái niệm "vòng luẩn quẩn" mô tả mối quan hệ của nhiều yếu tố, tác động qua lại lẫn nhau, mang tính tiêu cực (ban đầu dù rất nhỏ nhưng sau đó tiếp tục phát triển, để lại hậu quả, khó có thể dừng lại, trở thành hệ thống). Khái niệm này được đưa ra để biểu thị những hệ lụy từ cuộc sống khó khăn của trẻ em nghèo.

Thí dụ: Khi một bố mẹ không đủ khả năng tài chính để trang trải mọi chi phí - điều đó dẫn đến: con cái sẽ bị thiếu thốn, không đủ điều kiện ăn học, phải đứng "ngoài rìa" xã hội - (có thể phát sinh tâm trạng chán chường, trầm cảm) - khó có thể học tốt - dẫn đến thiếu kiến thức - và sau đó rất khó có nghề nghiệp vững vàng - dễ lâm vào thất nghiệp - cuối cùng lại giống như bố mẹ,  phải sống trong nghèo khó…
 
Câu hỏi 2- Người cha tức giận cô con gái Sonia và đã đánh cô bé. Hình phạt này của người cha có được cho phép? Hãy trình bày lý do!

Trả lời: Hình phạt này bị cấm, không được chấp nhận. Theo điều 1626 Bộ luật dân sự (tại Đức): cha mẹ có trách nhiệm giáo dục để con cái có tính tự giác và lòng tự tin. Những gì người cha đã làm là phản tác dụng.

Điều 1631 quy định: trẻ em cần phải được giáo dục bằng tình thương và không được sử dụng bạo lực. Điều 1666 cũng viết: trẻ em phải được bảo vệ để tránh nguy hại và không bị lạm dụng. Vì vậy người cha phải từ bỏ cách giáo dục "bằng tay" của mình !!!...

Tôi rất "ấn tượng" cách dạy trẻ em ở đây. Họ luôn dạy để "học đi đôi với hành" và không né tránh thực tế (như vấn đề trẻ em nghèo ở đây,  mặc dù nếu so sánh với trẻ em nghèo ở các nước khác ngay ở Tây Âu thì trẻ em (và gia đình) nghèo ở Đức còn "giầu" chán (!) vì hiện nay ngoài việc nhận được những hỗ trợ, miễn phí cho việc học hành, đào tạo nghề nghiệp, còn được nhà nước lo cho toàn bộ chi phí về ăn uống, nhà ở, bảo hiểm y tế, thuốc men).

Họ chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống ngay từ những năm đầu đi học cho học sinh. Quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ được tuyên truyền, hô hào chung chung, bằng những bài học cũng chung chung, mà còn được hướng dẫn, chỉ ra bằng những điều luật cụ thể, để trẻ em biết rằng, chúng - cũng như mọi thành viên trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ công bằng, pháp luật mới là tối thượng.

Chúng ta biết rằng, những đứa trẻ phải lớn lên trong những gia đình có "thói quen" sử dụng bạo lực khó có thể phát triển toàn diện và nguy hiểm hơn - do thường xuyên phải chứng kiến (hay trực tiếp hứng chịu) bạo hành, chúng rất có nguy cơ bị rơi vào "vòng xoáy" của BLGĐ trong cuộc sống sau này.

Vì vậy giáo dục nhân cách, dạy kỹ năng sống, cùng với cung cấp những kiến thức nhất định về luật pháp (liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em) cho học sinh ngay từ giáo dục phổ thông là một nhu cầu rất bức thiết, không thể chậm trễ.

Bằng cách này chúng ta không chỉ kéo những đứa trẻ ra khỏi "vòng luẩn quẩn" của BLGĐ, ngăn chặn nạn bạo hành nói chung mà còn góp phần bồi đắp nên những thế hệ công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, biết bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội.

Trương Anh Tú
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 5 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top