Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi con vắng mẹ

Thứ sáu, 09:08 09/09/2011 | Gia đình

GiadinhNet - Vì muốn thoát nghèo, không ít phụ nữ nông thôn đành phải để con lại cho chồng hoặc bố mẹ già để đi xuất khẩu lao động. Nhiều đứa trẻ dù đã học lớp 3, lớp 4 nhưng trong đầu không hình dung nổi về người mẹ của mình, bởi mẹ xa con từ khi còn ẵm ngửa….

 
Những gương mặt buồn
 
Một trong những gia đình có người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà tôi dành thời gian ở lại lâu nhất là gia đình của cháu Phạm Thị Mai, SN 2003 ở xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Mẹ cháu Mai - chị Bùi Thị Minh, là vợ của anh Phạm Phú Tiến (nhân vật từng đề cập ở bài "Về nơi... vắng vợ", số 106, ra ngày 5/9) đi Đài Loan khi cháu Mai vừa mới được 18 tháng tuổi. Ngày đó, kinh tế gia đình anh Tiến còn khó khăn lắm. Anh chạy xe ôm, chị ở nhà làm ruộng. Khi có công ty về Đông Giang để tuyển người đi giúp việc gia đình ở Đài Loan, chị Minh nằng nặc đòi đi.

Đến bây giờ, anh Tiến vẫn còn nhớ như in ngày tiễn vợ ra sân bay. "Đó là một ngày kinh hoàng, nghĩ lại tôi vẫn thấy không hết sợ. Hôm đó, cháu Mai nhà tôi sốt phải nằm bệnh viện. Nhận được điện thoại của công ty tuyển dụng "phải lên Hà Nội ngay" để xuất cảnh, hai vợ chồng cuống cuồng chuyển hành lý lên chiếc xe máy - phương tiện hành nghề xe ôm của tôi. Một phần sợ chậm giờ bay của vợ, một phần nóng ruột vì con còn nằm viện nên tôi phóng như điên. Tôi không nhớ là mình đi bao nhiêu cây số/giờ, chỉ biết rằng tôi vặn ga hết công suất. Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ", anh Tiến kể.
 
- Cháu Mai chắc là giống mẹ? tôi xoa dịu cảm xúc của anh Tiến bằng cách chuyển chủ đề.

Anh Tiến cười, gật đầu xác nhận. Tôi quay ra hỏi Mai:

- Mai có nhớ mẹ không?

Mai không trả lời tôi, chỉ lắc đầu...

Bà Nguyễn Thị Nhẫn, 77 tuổi, bà nội của Mai ngồi bên cạnh giờ mới lên tiếng: "Cháu không nhớ mẹ đâu cô ạ, nó có biết mẹ nó thế nào đâu(!)".

Bà Nhẫn cứ thế kể: Con bé này ngày mới sinh phải nằm lồng ấp. Người ta sinh thiếu tháng thì nó lại thừa mất ba ngày. Ngày đó cháu lại bị bệnh ở lá lách. Tôi toàn đi mua tiết lợn về cho cháu ăn. Lúc thì tôi nấu cháo, lúc thì băm nhuyễn rồi xào lên trộn với cơm nát".

Mai là con thứ hai của vợ chồng anh Tiến. Trên Mai là cháu Phạm Tuấn Anh, SN 1997. Cả hai cháu đều rất ngoan nhưng trên gương mặt thanh tú của các cháu cứ phảng phất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, gần chục năm rồi, các cháu không được mẹ vỗ về, yêu thương. Chị Mai vẫn đang làm giúp việc cho một gia đình ở Đài Loan.

Trẻ cần được tưới tắm yêu thương như cây cần được tưới tắm ánh nắng mặt trời. Nhưng Tuấn Anh và Mai chỉ nhận được tình cảm của bà, của bố mà thiếu đi cái tình bao la của mẹ. Sự thiếu hụt đó in dấu nét buồn trên gương mặt bé Mai. Còn người anh của bé, cháu Tuấn Anh đã trượt kỳ thi lên THPT năm học 2010 - 2011 vừa qua. Cháu đăng ký theo học một trường cấp ba bán công trên thị trấn huyện.

"Tôi cũng cố gắng hết sức rồi nhưng không thể bằng mẹ nó. Ngày mẹ chúng còn ở nhà, cháu Anh học tốt hơn bây giờ. Từ ngày mẹ đi, mặc dù cháu rất ngoan nhưng không hiểu sao lực học giảm đi đáng kể", anh Tiến tâm sự.
 
Cháu Mai với gương mặt xinh xắn phảng phất nỗi buồn xa mẹ. Ảnh: Lâm Vũ
 
Gánh nặng trên đôi vai rệu rã

Người đi XKLĐ chủ yếu nằm trong độ tuổi 28-42, đặc biệt là khoảng 28-37 tuổi. Ở độ tuổi này, gia đình có 1 con dưới 6 tuổi là tương đối phổ biến (47,8% đối với độ tuổi 28-32 và 32,3% đối với độ tuổi 33-37).
 
Việc thiếu đi một người, đặc biệt là người mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ thực sự là một thách thức lớn đối với người ở nhà. Phải sống thiếu mẹ trong một thời gian khá dài (3 năm và hơn), những đứa trẻ không tránh khỏi hụt hẫng, khủng hoảng.

(Nghiên cứu tác động của xuất khẩu lao động tới cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình do Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thực hiện).
Chị Minh đi Đài Loan, thành ra bà Nhẫn vừa là bà nội, vừa trở thành bà mẹ bất đắc dĩ. Mọi việc từ bồng bế, cơm cháo, chăm chút các cháu chủ yếu trông vào đôi bàn tay già nua lóng ngóng của bà. Anh Tiến thì phải ra đồng làm ruộng, lúc rảnh anh tranh thủ chạy xe hoặc đi cày thuê, gặt thuê... kiếm tiền lo cho các con và gia đình. Sau này, vì không muốn mang tiếng sống dựa vào đồng tiền của vợ kiếm về nên anh Tiến còn xoay xở buôn bán cây cảnh, nuôi vịt công nghiệp... Nhờ sự bươn chải, chịu khó cần mẫn làm ăn, anh Tiến đã trùng tu nhà cửa, sân vườn và nuôi con ăn học.
 
Tôi đến nhà anh Tiến vào gần trưa nên bà Nhẫn tha thiết mời ở lại ăn cơm. Tôi chưa kịp nhận lời thì bà đã vào bếp. Nhìn bà Nhẫn đứng xiêu vẹo bên cạnh chiếc bếp ga cao ngang ngực, đôi bàn tay lóng ngóng xào nấu, tôi thấy sao xót xa. Tôi không thể tưởng tưởng nổi, với một thân thể xiêu vẹo, còng rạp như thế... không hiểu bà Nhẫn lấy đâu ra sức lực để chăm một đứa trẻ mới chỉ 18 tháng tuổi cho đến tận bây giờ.

- Lưng bà bị thế này lâu chưa ạ?

- Lâu rồi... Tôi bị vôi hóa đốt sống, xương thì động tý là gãy. Năm trước bị gãy tay hai lần. Một lần do thắp hương, một lần do bắt gà.

- Bà yếu như thế làm sao trông được cháu Mai ngày cháu còn bé ạ?

- Thì... sáng tôi cho các cháu ăn. Ăn xong tôi cõng cháu Mai ra nhà trẻ, chiều lại cõng cháu về.

- Lưng bà có bị đau không bà?

- Cúi thì hông sao nhưng đứng dậy thì đau lắm cô ạ...!

Bà Nhẫn không nói thì ai nhìn cũng đủ thấy cái lưng bà tồi tệ đến thế nào. Bà ngồi thì không sao, nhưng khi đi, hay đứng, bà đều phải dùng tay để tự chống lưng cho mình. Cái lưng của bà cũng như cơ thể bà đã mệt mỏi, rệu rã lắm rồi. Bà cần được nương tựa, được chăm sóc, được phụng dưỡng nhưng thực tế lại hết sức trớ trêu với cơ thể già nua, ốm o ấy.

Tôi và anh Tiến cùng phụ giúp bà Nhẫn dọn cơm. Mất công nấu nướng là vậy nhưng bà Nhẫn chỉ ăn được đúng hai thìa cơm thì phải bỏ bát xuống. Bà bị nghẹn.

Tôi lấy cốc nước đưa cho bà Nhẫn, bà cứ xua tay. Một lúc sau, khi cơn nghẹn  trôi đi, bà Nhẫn bảo tôi:

- Uống nước vào là "đi" hết. Sáng nay ăn quả trứng vịt lộn, nuốt không được nên làm ngụm nước, vậy là ộc ra hết!

Tôi không nói được gì thêm vì cứ nghẹn ứ nơi cổ. Anh Tiến thì cũng chỉ biết buông bát lo lắng theo dõi mẹ. Bà Nhẫn mở tủ lấy ra một hộp thuốc vitamin tổng hợp của Mỹ nói: "Cái này là của con trai ông bà chủ cái Minh mua gửi về đấy. Năm nào con dâu cũng gửi về cho một hộp. Ăn không được nên chỉ sống nhờ thuốc thôi".
 
Nhìn cảnh bố con, bà cháu nhà anh Tiến, tôi thầm trách "sao lại có người mẹ vô tâm đến như vậy". Bởi suốt 7 năm nay, chị Minh đi biền biệt chưa một lần về và cũng không gửi tiền về cho gia đình.   
 
(Còn nữa)
Ghi chép của Lâm Vũ
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cung hoàng đạo không cam chịu số phận

5 cung hoàng đạo không cam chịu số phận

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này luôn tìm cách phá vỡ giới hạn của bản thân, vươn đến những mục tiêu cao nữa, cao mãi.

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Sinh ra 'ngậm thìa vàng' nhưng hai con gái của Quyền Linh không hề kiêu ngạo mà đều ngoan ngoãn, học giỏi, biết chia sẻ. Vậy bí kíp của nam MC là gì?

Nuôi dạy con - 2 giờ trước

GĐXH - Mặc dù bận rộn với dự án nghệ thuật nhưng Quyền Linh luôn đặt việc chăm sóc, giáo dục con cái lên hàng đầu với những phương pháp, triết lý riêng...

Yêu 4 năm, chồng Tây chuẩn men bỗng biến thành phụ nữ; vợ chấp nhận, bỏ xứ theo chồng rồi vỡ mộng cờ hoa

Yêu 4 năm, chồng Tây chuẩn men bỗng biến thành phụ nữ; vợ chấp nhận, bỏ xứ theo chồng rồi vỡ mộng cờ hoa

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Sau 1 năm chuyển sang Mỹ sống cùng chồng, chị Đào Hợp đành gạt nước mắt bỏ ra ngoài sau một sự cố.

Đi hơn nghìn km đến thăm con gái lấy chồng xa, thái độ của con rể khiến người bố bỏ về luôn

Đi hơn nghìn km đến thăm con gái lấy chồng xa, thái độ của con rể khiến người bố bỏ về luôn

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

GĐXH - Lúc rời đi cũng không ai chào hỏi, đưa tiễn khiến người bố cảm thấy lạnh lẽo, đau buồn.

5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

5 cung hoàng đạo giỏi che giấu bản thân nhất, hãy cẩn thận khi tiếp xúc

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này có khả năng giỏi nhất trong việc ngụy trang bản thân trong mắt người khác khi họ muốn, kể cả khi họ đang có tham vọng rất lớn.

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Từ chối lời tán tỉnh của gã đàn ông, cô gái bị tấn công thô bạo, clip hiện trường gây phẫn nộ

Gia đình - 13 giờ trước

Đoạn video do camera an ninh ghi lại tại một phòng tập gym ở thủ đô Bangkok của Thái Lan đã khiến người xem phẫn nộ tột cùng.

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện tình như cổ tích của cô phiên dịch viên lớn lên từ quê nghèo lấy chồng Ba Lan lớn hơn 24 tuổi

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của Lệ Lệ và gia đình đã thay đổi hoàn toàn sau khi cô gặp được Marek.

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Tình duyên nở rộ, hỷ thước gõ cửa báo tin vui, 4 con giáp này gặp may nhất tháng 5/2024

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Những người tuổi Thìn độc thân sẽ gặp được đối tác thú vị vào tháng 5, còn những bạn độc thân tuổi Hợi có khả năng gặp được người đặc biệt đó tại một sự kiện xã hội.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Gia đình - 1 ngày trước

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Cô gái 18 tuổi gọi điện cho bạn trai 100 cuộc mỗi ngày

Gia đình - 1 ngày trước

Tại thời điểm viết bài, câu chuyện đã thu hút 84,000 bình luận trên Douyin.

Top