Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để sống hạnh phúc với "ông nội trợ"

Thứ bảy, 08:33 29/11/2008 | Gia đình

Bên cạnh các mô hình gia đình đương đại đặc biệt như: bố/mẹ đơn thân nuôi con, "vợ chồng" đồng tính... có thể điểm danh những gia đình mà người chồng ở nhà làm nội trợ.

Mô hình này không còn quá mới mẻ, nhiều nước trên thế giới cũng đã tiến hành thống kê số lượng "ông nội trợ" từ vài năm nay. Tuy nhiên, không bao giờ hết chuyện để nói...

Ông nội trợ nước ngoài
 
Khái niệm "ông nội trợ" (tiếng Anh: househusband) đã xuất hiện từ khá lâu. Ít nhất thì vào năm 1980, trả lời phỏng vấn của tạp chí Playboy về việc thay vợ chăm sóc cậu con trai, Sean, John Lennon đã phát biểu: "Tôi tự hào được làm ông nội trợ". Khi đó, các ông chồng coi việc trông nom con cái và làm một số việc nhà là sự chia sẻ với vợ. Họ thấy vui sướng vì có thêm nhiều thời gian dành cho gia đình. 
 
Ngày nay không hiếm những ông chồng chấp nhận thay vợ làm nội trợ nếu cô ấy có khả năng kiếm tiền tốt hơn. (Ảnh minh họa)
 
Ngày nay, qua tâm sự của một số ông nội trợ trên các tờ báo của Anh, Mỹ... người ta vẫn thấy trọn vẹn niềm vui sướng đó. Nhưng lý do để người chồng chọn làm công việc vốn theo truyền thống được coi là của người vợ, thì bao gồm các yếu tố thực tế hơn nhiều.

Vấn đề tiền bạc đang được nhìn nhận nghiêm túc khi tính đến sự tồn tại của một gia đình. Giờ đây, người ta vẫn tỏ ra yêu thích mô hình truyền thống - chồng kiếm tiền còn vợ lo nội trợ - nhưng cũng nhiều người cho rằng: Người vợ hoàn toàn có thể đảm nhận việc kiếm tiền, nếu cô ấy làm việc đó tốt hơn. Khi người vợ đi làm, nhiều gia đình không thuê người trông trẻ vì chi phí quá cao, cho nên việc nhà dĩ nhiên sẽ được giao lại cho người chồng.

Tại Mỹ, vào năm 1981, phụ nữ thu nhập cao hơn đàn ông chiếm 16%. Đến năm 2007, tỷ lệ tăng lên là 30-40% (theo hãng tin NBC). Dự đoán, con số sẽ là 50% vào năm 2030. Như vậy, phụ nữ không hề thua kém nam giới về khả năng kiếm tiền. Những người chồng cũng tạo điều kiện cho vợ làm việc bằng cách nhận phần nội trợ về phía mình, họ cho rằng đó là cách phân công hiện đại.

Theo báo The Guardian, năm 2005 ở Anh có 200.000 ông nội trợ, đến nay con số đã tăng lên. Trong khi đó, theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc (NSO) năm ngoái, số lượng ông chồng nội trợ ở nước này tăng 42,5% trong vòng ba năm và đang là 146.000 người. Lý do người chồng nghỉ việc hẳn ở nhà để làm nội trợ vẫn luôn được nhắc lại: Thu nhập của vợ cao hơn, cô ấy có công việc tốt hơn và khả năng thăng tiến hơn.

Ông nội trợ nước ta

Ở Việt Nam, hình ảnh đàn ông đi chợ mua thịt cá, giặt giũ, nấu nướng, đưa con đi khám bệnh... cũng không còn xa lạ. Khi chúng tôi phỏng vấn một số người đàn ông đi mua thực phẩm tại một khu chợ, các anh cho biết: "Vợ bận đi làm, mình có nhiều thời gian hơn nên giúp gì được thì giúp".

Hầu hết những người này vẫn đang đi làm kiếm tiền và họ cũng làm những phần việc nhà nhất định, nên có thể nói, họ chính là "ông nội trợ bán thời gian". Thế nhưng, đối với đàn ông Việt Nam, những việc nhà họ làm chỉ là "giúp vợ". Họ vẫn luôn cho rằng việc nội trợ là của phụ nữ và họ chưa từng thừa nhận vai trò nội trợ của mình. Rất hiếm thấy đàn ông Việt Nam quyết định nghỉ việc hẳn để làm "ông nội trợ toàn thời gian".

Được và mất

Nói đến đàn ông làm nội trợ, chắc chắn người ta thấy cái mất trước tiên, cụ thể là mất "sĩ diện". Theo quan niệm cổ điển, đàn ông thay vợ làm nội trợ là việc khó chấp nhận, đàn ông ở nhà để vợ đi làm kiếm tiền thì càng bị coi thường. Không cứ ở châu Á, mà ở Âu, Mỹ cũng tồn tại ý thức hệ tương tự. Bởi vậy, các ông chồng rất dễ bị "mất mặt" khi nhận vai trò ông nội trợ. 

Cách đây không lâu, một ông nội trợ người Mỹ kể về nỗi đau khi người vợ kiên quyết li dị và mang theo hai đứa con. Anh cho rằng bất hạnh này bắt nguồn từ việc anh lựa chọn làm ông nội trợ, để vợ có thể thoải mái đi làm kiếm tiền. Sau khi sinh đứa con thứ hai, cô vợ của anh ngày càng có nhiều biểu hiện chán chồng, coi thường lời nói của chồng và cuối cùng là đòi li dị. Tòa án để cho cô nuôi hai cậu con trai, do cô có công việc và thu nhập tốt. Còn ông nội trợ bất hạnh thì rõ ràng là trở thành thất nghiệp.
 

Ông nội trợ phải chịu áp lực tâm lý rất lớn và các bà vợ hiểu điều đó. (Ảnh minh họa)

Cái mất là thế, nhưng cái được cũng đáng kể. Nhiều bài viết của các ông nội trợ đăng trên báo chí, nhật ký trên mạng... chủ yếu bày tỏ niềm hạnh phúc được nuôi dạy con cái, chơi với chúng và lo lắng cho chúng suốt ngày. Họ không ngại làm bếp, giặt giũ, đi chợ, lau nhà... bởi họ cho rằng tất cả là vì con cái và cả người vợ đang bận rộn kiếm tiền nuôi gia đình.

Một ông nội trợ ở Anh, vốn là trưởng phòng của một công ty bán lẻ, cho biết, nhận thấy vợ mình có sự nghiệp sáng sủa hơn và kiếm được nhiều tiền hơn, anh quyết định ở nhà chăm đứa con trai mới chào đời. Anh không định làm nội trợ mãi, nhưng ưu tiên làm những việc có hiệu quả tốt nhất đối với gia đình. Theo kế hoạch của anh, khi đứa con lớn hơn và đi học, anh sẽ quay trở lại với công việc bên ngoài. Anh rất hạnh phúc bên cậu con trai và tin rằng những trải nghiệm khi làm ông nội trợ sẽ giúp anh rất nhiều sau này.

Các bà vợ nghĩ gì?

Ông nội trợ phải chịu áp lực tâm lý rất lớn và các bà vợ hiểu điều đó. Chương trình Today của NBC News từng có cuộc thảo luận giữa những phụ nữ đang chung sống với ông nội trợ, những phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn chồng. Họ trao đổi các bí quyết để giữ gìn hạnh phúc với ông chồng nội trợ của mình.

Nói chung, tất cả đều luôn cố gắng bày tỏ tình yêu đối với chồng, cổ vũ chồng làm tốt công việc nội trợ và đặc biệt là biết cách xử trí vấn đề tiền nong. Họ cho rằng, người vợ nên chủ động tạo tài khoản chung cho gia đình và giữ riêng một ít tiền. Không nên đưa hết tiền cho chồng, hòng "trấn an" ông nội trợ về vai trò "chủ gia đình", để rồi mỗi khi cần một khoản chi tiêu nho nhỏ cho bản thân thì lại bực bội vì phải hỏi ý kiến chồng.

Có thể thấy, phần lớn các ông chồng bắt đầu "sự nghiệp" nội trợ khi vợ sinh con, vì việc nhà rõ ràng là tăng lên rất nhiều với sự xuất hiện của đứa trẻ. Người vợ do đó cũng thấy được tinh thần trách nhiệm và tình cảm của chồng dành cho mình. Họ hiểu rằng, các ông nội trợ quả tình rất dũng cảm và cũng vô cùng nhạy cảm.
 
Theo Mỹ Thuật
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 17 giờ trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Tôi bỏ anh giám đốc giàu có để yêu chàng nhân viên nghèo

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Ngay sau khi chia tay, cười nhạt một cái, tôi quay sang hỏi anh đồng nghiệp nghèo có thích tôi không...

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Tôi quá sốc khi biết mặt nhân tình của chồng

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tạm thời tôi chưa biết phải làm sao cho tròn vẹn, để tất cả chúng tôi cùng được thoải mái, bình yên. Tôi thấy mệt mỏi khi suy nghĩ hiện tại trong lòng chỉ toàn là tiêu cực.

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Cha mẹ sốc khi xem ảnh chụp não đứa trẻ 3 tuổi hay bị la mắng, tiến sĩ Harvard chỉ ra hệ lụy tiêu cực khi kỷ luật trẻ bằng lời nói

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ luôn nghĩ rằng, việc la mắng con cái là cách để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế nhưng, họ không ngờ rằng, hành động này có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài tới một đứa trẻ.

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Lời cảnh cáo của bố vợ khiến con rể xúc động

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Ông cho con rể biết, mình đã rất cực nhọc mới có được cô con gái tuyệt vời trao để cho anh, bởi thế 'con đừng có lộn xộn'.

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chồng bí mật lắp camera để chứng minh tôi là người vợ 'ăn hại'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi từng muốn ly hôn sau khi biết chồng đã bí mật lắp camera để theo dõi mình. Anh muốn chứng minh tôi là người vợ lười biếng và "không thể cãi vào đâu".

Top