Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện "cho, nhận" trong đời sống vợ chồng

Thứ sáu, 09:37 26/12/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Nhiều phụ nữ rơi vào khủng hoảng sau hôn nhân khi phát hiện "đối tượng" không giống như mình nghĩ. Người bị “buộc tội” là đã thay đổi (thường là đàn ông) thì mãi không thể tìm được dấu vết sự thay đổi trong chính bản thân mình. Lý do là bởi họ không cân bằng được "nguyên lý cho nhận" trong đời sống vợ chồng.

Đừng “cho” vô điều kiện

Nhà tâm lý hôn nhân người Mỹ, W.Stevenson khuyên các đôi vợ chồng trẻ đừng tin vào cái mà họ gọi là tình yêu vô điều kiện. Đừng nghĩ nó như sợi dây nhiệm màu trói chặt họ vào nhau mãi mãi. Bạn sẽ không thể ngờ được rằng, chính niềm tin đó sẽ làm đổ vỡ hôn nhân một cách nhanh chóng thay vì củng cố nó.

Theo Stevenson, khi đôi vợ chồng bắt đầu chung sống với nhau, ai cũng nghĩ mình là người “cho” và người kia là người “nhận”. Vợ, chồng hoặc cả hai với tình yêu nồng nàn sẵn sàng cho đi, sẵn sàng làm bất cứ điều gì khiến người còn lại cảm thấy hạnh phúc bởi điều đó làm cho họ hạnh phúc. Hạnh phúc của người này gắn với niềm vui của người còn lại. Chính vì thế, những năm tháng đầu của hôn nhân thường là những năm tháng hạnh phúc nhất. Thế nhưng, sau đó rắc rối nảy sinh cũng chính bởi sự cho đi không điều kiện đó.
 
Sau một thời gian dài “cho” vô điều kiện, cũng đến lúc “người cho” cảm thấy mệt mỏi và nảy sinh tâm lý “mình đã hy sinh cho anh ấy/cô ấy thật nhiều, sao không có chiều ngược lại?”. Tâm lý “đòi hoán đổi”, tâm lý muốn thành “người nhận” xuất hiện và sự so sánh là khó tránh khỏi. Có người so sánh bản thân với người còn lại và nguy hiểm hơn khi có người so sánh người còn lại với người thứ ba. “Mình làm quần quật cả ngày như ôsin, anh ấy thì bạn bè tối ngày, mình không bằng mấy người bạn của anh ấy”. “Mình thức cả đêm làm việc kiếm tiền nuôi gia đình, thỉnh thoảng xả stress với vài đứa bạn mà cô ấy cũng càu nhàu”...
 

Phụ nữ hiện đại cần phải biết dành thời gian chăm sóc bản thân. (Ảnh minh họa)


Những dồn nén của việc cho vô điều kiện trong một thời gian dài trở thành một nỗi “phẫn uất” âm ỉ bên trong. Nhưng người “cho” thì đã quen “cho” và “người nhận” quen được “nhận” khiến những thấp thỏm trong lòng càng trở nên khó nói. Cứ thế mâu thuẫn ngày một nhiều thêm.
 
Có chị vợ sau 20 năm ra trường, những lo toan cho gia đình khiến chị không còn thời gian tham gia bất cứ một hoạt động tập thể nào và đây là lần đầu tiên chị thấy mình thảnh thơi để có thể tham gia họp lớp đại học ngày xưa. Gặp lại bạn bè, ai cũng bảo sao mất hút lâu thế, sao gầy thế.
 
Bao nhiêu cái “sao thế ?” chị chẳng quan tâm, chị chỉ quan tâm tới sao mà gầy thế bởi câu hỏi ấy đột nhiên làm chị giật mình suy nghĩ: “Cũng là bạn bè như mình mà chúng nó ngày một béo tốt, đẹp lên còn mình thì gầy, xấu đi. Chỉ tại mình đã vì gia đình nhiều quá”. Suy nghĩ thoáng qua về những năm tháng “cho vô điều kiện” ấy chứng tỏ đã đến lúc chị muốn mình trở thành người nhận.

Thiếu nữ cho đi, đàn bà giữ lại
Đức hy sinh vốn được coi là phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chính đức hy sinh của người phụ nữ đã cảm hoá được cái ác và làm cuộc sống đẹp hơn. Bài học đầu tiên về tình yêu mà người mẹ vẫn thường dạy con gái là hãy cho đi yêu thương để được nhận yêu thương. Nhưng cuộc sống vợ chồng lại “dạy” một kinh nghiệm khác: “đàn bà giữ lại”. Hy sinh là khi bạn sẵn sàng chấp nhận những mất mát cho một hy vọng đẹp về điều gì đó ở tương lai. Còn “cho” vô điều kiện là khi bạn coi nhu cầu của người khác lớn hơn nhu cầu của chính mình. Và điều này đôi khi lại “góp phần” gây mâu thuẫn vợ chồng.

Một chị vợ không muốn đi xem phim, nhưng vẫn miễn cưỡng ra khỏi nhà với chồng dù rằng hôm đó chị rất mệt và muốn được nghỉ ngơi ở nhà. Đó là chị đã coi nhu cầu của chồng cao hơn của mình. Một người chồng lúc nào cũng nhường việc lựa chọn những chương trình tivi yêu thích cho vợ, còn mình vừa ngủ gật vừa xem cùng vợ vì anh nghĩ đó là chiều vợ và chị vợ nghĩ như thế mới là chiều mình thì cũng được coi là “cho vô điều kiện”.
 
Người ta có thể một đôi lần như thế, nhưng không thể mãi mãi. Và nếu đã “đi riết để trở thành con đường” thì đôi khi "rẽ nhánh" chiều lòng bản thân thì bị coi là “bắt đầu thay đổi”. “Giữ lại” ở đây là yêu thương hết lòng nhưng biết yêu cả chính bản thân mình.

Mô hình gia đình “win-win”

Khi coi nhu cầu ai đó lớn hơn nhu cầu bản thân, bạn dễ rơi vào phụ thuộc. Sự lệ thuộc thái quá khiến nảy sinh tâm lý “vùng dậy”, tâm lý “đòi nhận”. Nhưng cuộc sống vợ chồng không phải là quan hệ vua - tôi, không phải là quan hệ chủ - tớ, mà là quan hệ bạn bè tri kỷ. Vậy tại sao không tổ chức gia đình theo kiểu “win - win” (cả hai cùng thắng)?
 
Anh có thể “hy sinh” một vài buổi gặp gỡ bạn bè mà chia sẻ chút việc nhà để chị có thời gian tranh thủ đi chăm sóc tóc. Chị có thể nhẫn nại hơn trong đêm khuya chờ anh về khi biết rằng đã lâu rồi công việc khiến anh không có nhiều thời gian cho bạn bè.
 
Để tránh tâm lý “mình đã cho vô điều kiện” trong cả hai vợ chồng, cả hai cần có những khoảnh khắc riêng để chăm lo bản thân, để theo đuổi những ý thích, những thói quen tốt đã hình thành từ khi họ “chưa về với nhau”.
 
Cùng chia sẻ việc nhà để không khí trở nên vui vẻ.
(Ảnh minh họa)

Có một điểm thường thấy về khía cạnh tâm lý là khi hai vợ chồng có mâu thuẫn, bao nhiêu cái xấu của đối tượng cứ dồn về chất đống; cái tốt, những hy sinh của bản thân thì hiện lên thật đầy đủ và cơn giận vì điều này càng khó tan.
 
Cách tốt nhất đối với hai vợ chồng là hãy nghĩ về những khoảnh khắc mà đối tượng đã “cho nhiều hơn nhận” thay vì nghĩ tới những lúc “chỉ nhận mà chẳng thấy cho”. Anh trong cơn giận có thể nghĩ đến khoảnh khắc chị đã thức đêm chờ mình về ăn cơm. Chị trong cơn giận có thể nghĩ tới những lúc anh vừa ngáp ngủ vừa bảo phim hay lắm...
 
Hôn nhân có thể tan vỡ vì những điều rất nhỏ, nhưng cũng có thể vì những điều nhỏ mà trở nên bền vững. Cách ứng xử với “cho” và “nhận” xem ra không khó để áp dụng trong đời sống vợ chồng.
 
Phương Nghi
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Chuyện vợ chồng - 4 giờ trước

GĐXH - "Gần 16 năm hôn nhân. Đêm nào tôi cũng phải nài nỉ chồng gần gũi và lần nào anh ấy cũng kiếm cớ chối từ", một người vợ chia sẻ.

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Gia đình - 5 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc không ngờ có ngày đất đai bố mẹ chia thừa kế lại khiến anh em trong gia đình mâu thuẫn.

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

GĐXH - Một số đàn ông, dù có vợ đẹp nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn mà luôn thích chinh phục các mục tiêu mới, kể cả người đó xấu hơn vợ.

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Gia đình - 11 giờ trước

Do khoảng cách thế hệ, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu luôn có những mâu thuẫn xảy ra.

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Có một kiểu nuôi dạy con của cha mẹ khiến trẻ dần hình thành sự 'ảo tưởng về quyền lợi', dần hình thành tính ích kỉ.

Sở hữu 4 điều này, về già mới hạnh phúc và giàu có, sống đủ đầy tự tin bất chấp tuổi đến độ xế chiều

Sở hữu 4 điều này, về già mới hạnh phúc và giàu có, sống đủ đầy tự tin bất chấp tuổi đến độ xế chiều

Gia đình - 16 giờ trước

Nghỉ hưu, ở một khía cạnh nào đó, cũng giống với việc ban cho mỗi người một cơ hội bắt đầu lại từ đầu.

11 hành vi của cha mẹ khiến con gặp nhiều vấn đề khi trưởng thành

11 hành vi của cha mẹ khiến con gặp nhiều vấn đề khi trưởng thành

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

GĐXH - Những phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ dễ khiến con cảm thấy ngột ngạt, khó trưởng thành.

Thói quen sử dụng mạng xã hội của 12 cung hoàng đạo

Thói quen sử dụng mạng xã hội của 12 cung hoàng đạo

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Mạng xã hội phản ánh nhiều cảm xúc, suy nghĩ, và tính cách của một người, và cung hoàng đạo cũng vậy.

Những đứa trẻ sinh ra để 'báo ân' thường có 3 đặc điểm này: Cha mẹ về già sẽ được sống an nhàn, sung sướng

Những đứa trẻ sinh ra để 'báo ân' thường có 3 đặc điểm này: Cha mẹ về già sẽ được sống an nhàn, sung sướng

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trong hoàn cảnh bình thường, những đứa trẻ biết quan tâm đến cha mẹ sẽ có 3 tín hiệu từ khi còn nhỏ và chắc chắn khi lớn lên chúng sẽ rất hiếu thảo.

Vợ tự tay bóp chết hôn nhân vì mắc thói quen xấu

Vợ tự tay bóp chết hôn nhân vì mắc thói quen xấu

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu mắc thói quen dưới đây, các bà vợ nên bỏ ngay vì nó là lý do khiến hôn nhân của bạn dễ tan vỡ.

Top